6 phút chế biến đã có bữa ăn dinh dưỡng
Bánh kiểu Nhật Gyoza có nhân mềm mọng, vỏ mỏng mềm. Phần nhân là sự hòa quyện giữa thịt gà, thịt heo và rau củ, mang đến cho người dùng hương vị chuẩn Nhật mà không mất nhiều thời gian chế biến.
Điều đặc biệt trong cách người Nhật thưởng thức Gyoza là sự tỉ mỉ và tinh tế. Bánh thường được chế biến theo cách áp chảo giòn một mặt và hấp chín phần vỏ còn lại. Điều này tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa lớp vỏ ngoài giòn thơm và phần nhân mềm mại, thơm ngon bên trong.
Để có được món ngon đúng chuẩn, người dùng không cần rã đông, không cần lật trở trong quá trình nấu và thực hiện 3 bước chỉ trong 6 phút. Đầu tiên áp chảo Gyoza với lửa lớn (dùng chảo chống dính). Khi chảo nóng, cho một thìa dầu ăn vào chảo và chỉ áp chảo một mặt trong vòng một phút cho đến khi mặt bánh ngả sang màu vàng nâu. Kế đến, cho khoảng 1/3 chén nước (60 ml nước) vào chảo. Đậy nắp lại và nấu ở lửa vừa trong 4 phút. Cuối cùng, mở nắp và tiếp tục nấu thêm một phút nữa đến khi nước trong chảo cạn hoàn toàn.
Khi thưởng thức, người Nhật thường nhúng Gyoza vào một hỗn hợp nước chấm đặc biệt gồm xì dầu, giấm và dầu ớt, mỗi người có thể điều chỉnh tỉ lệ tùy theo sở thích cá nhân.
Tại chương trình "Tìm hiểu nỗ lực của Ajinomoto Việt Nam trong hành trình góp phần mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam", sáng 22-8, tại Hà Nội, ông Koji Tamakoshi, Giám đốc phụ trách Kinh doanh và Tiếp Thị Ajinomoto Việt Nam, cho biết bánh xếp Gyoza của Ajinomoto Việt Nam được sản xuất và nhập khẩu từ nhà máy tại Thái Lan, nơi phân phối sản phẩm đến thị trường châu Âu và các nước Đông Nam Á.
"Bí quyết đem đến sự thơm ngon của Gyoza Ajinomoto là tỉ lệ cân đối giữa phần thịt nạc và thịt mỡ; sử dụng cách thức xay thịt chuyên biệt không làm ảnh hưởng đến cấu trúc độ ngon của thịt và phương pháp phối trộn nhanh giữa thịt cùng rau củ cho vị ngon tinh tế. Ở Gyoza, nhân bánh được phối trộn cân đối các thành phần nên vị vừa ăn và thơm"- ông Koji Tamakoshi chia sẻ.
Thông tin về việc mở rộng mảng kinh doanh thực phẩm đông lạnh ở thị trường Việt Nam, ông Tsutomu Nara, Tổng giám đốc Ajinomoto Việt Nam cho biết: "Chúng tôi mong muốn đem đến cho người tiêu dùng Việt trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản thuần túy ngay tại nhà, cũng như đóng góp cho dinh dưỡng của người tiêu dùng trong lối sống hiện đại".
Theo đại diện Ajinomoto, bánh xếp có nguồn gốc từ Trung Quốc, thông qua con đường tơ lụa, sản phẩm du nhập và phát triển phổ biến thành món ăn truyền thống Nhật Bản, được gọi là bánh xếp Gyoza.
Sản phẩm bánh xếp kiểu Nhật Gyoza của Tập đoàn Ajinomoto được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1972. Trải qua hơn 50 năm với những cải tiến và phát triển liên tục. Ngày nay, Gyoza của Ajinomoto là thương hiệu số 1 Nhật Bản. Đồng thời, sản phẩm chinh phục người tiêu dùng ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới như châu Âu, Mỹ, châu Á, Đông Nam Á... với sản lượng khoảng 500 triệu chiếc bánh mỗi năm.
Cùng với sản phẩm bánh xếp Gyoza, nhiều năm qua các sản phẩm của Ajinomoto đã trở nên gần gũi với hầu hết người tiêu dùng Việt Nam như: nước tương Phú Sĩ, xốt dùng ngay Kho quẹt và sảm phẩm giảm đường như thức uống Blendy dạng bột, hay sản phẩm giúp ăn nhiều rau xanh hơn như xốt mè rang Aji-Xốt, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh.
Theo đuổi sáng kiến cải thiện dinh dưỡng cho người Việt
Bên cạnh việc mở rộng nhóm hàng thực phẩm, các sáng kiến, giá trị cũng được công ty đẩy mạnh triển khai nhằm góp phần cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe cho người Việt. Tại chương trình lần này, khách tham dự có cơ hội tham quan không gian triển lãm các nội dung của chương trình Dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em cùng dự án Bữa ăn học đường.
Tại đây, khách mời được quan sát thực tế các thực đơn dành cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú, trẻ em từ 7 đến 60 tháng tuổi và học sinh tiểu học.
Triển lãm nhằm giúp người tham dự hiểu rõ hơn về cam kết và hành động cụ thể của Ajinomoto Việt Nam trong việc đóng góp vào dinh dưỡng và sức khỏe của thế hệ tương lai Việt Nam suốt giai đoạn từ khi còn là thai nhi đến khi hoàn thành bậc tiểu học.
Đến nay, Bữa ăn học đường đã triển khai tại hơn 4.300 trường tiểu học bán trú các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, mang đến bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, đồng thời giáo dục kiến thức dinh dưỡng về thực phẩm cho hơn 1,9 triệu học sinh.
Từ cuối năm 2023, dự án Bữa ăn học đường chuyển sang giai đoạn 2, mở rộng cung cấp thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho các đơn vị cung cấp suất ăn mà trường học đang hợp tác, phục vụ học sinh các trường không có bếp ăn tại trường, qua đó mở rộng số học sinh nhận được lợi ích từ dự án.
Ngoài ra, với Chương trình Dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em, từ tháng 12-2020 đến nay Ajinomoto đã phối hợp với Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) triển khai trên toàn quốc, thông qua phần mềm "Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em 7-60 tháng tuổi", mục tiêu là góp phần chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Phần mềm cung cấp hàng ngàn thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé dưới 5 tuổi, với hơn 2.500 món ăn được nghiên cứu và phát triển theo từng giai đoạn. Đồng thời, cung cấp công cụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé tại khoản tại địa chỉ www.dinhduongmevabe.com.vn.
Chương trình đã được triển khai rộng rãi tại các bệnh viện sản - nhi và khoa sản nhi, bệnh viện đa khoa ở 54 tỉnh thành cả nước. Tính đến nay đã có 17.500 bác sĩ và trên 1 triệu bà mẹ truy cập, sử dụng nội dung của chương trình để chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bản thân và con yêu.
Ajinomoto và dự án "Khoai mì bền vững"
Chia sẻ về những dự án phát triển nông nghiệp bền vững và nhiều hoạt động giảm tác động đến môi trường, đại diện Ajinomoto cho biết dự án "Khoai mỳ bền vững"- sáng kiến hỗ trợ tăng năng suất khoai mì và cải hiện thu nhập cho nông dân được khởi động từ tháng 4-2023.
Sau 12 tháng triển khai, bước đầu dự án đã gặt hái được những thành quả tích cực, cụ thể là năng suất khoai mì tại các hộ nông dân triển khai dự án đã tăng từ 21 tấn lên 40 tấn trên 1 hecta, hàm lượng tinh bột cao hơn, giúp người nông dân tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.
Ajinomoto Việt Nam đặt mục tiêu, đến năm 2030, sẽ triển khai dự án trên 20.000 ha khoai mỳ, giúp giảm lượng lớn CO2, từ đó góp phần giảm tác động đến môi trường, đồng thời đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định cho sản xuất.