Trong một khảo sát người tiêu dùng toàn cầu mới đây của Mastercard, gần 40% cho biết họ có sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc (hay còn gọi là thanh toán "chạm và đi"). Hơn 80% giao dịch không tiếp xúc có giá trị dưới 25 USD, mức chủ yếu được thanh toán bằng tiền mặt.
Trong đó, người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu thế giới về mức độ sử dụng thanh toán không tiếp xúc. Phần lớn người tiêu dùng tin rằng đây là hình thức thanh toán sạch hơn và an toàn hơn.
Trong 2 tháng 2 và 3, các giao dịch không tiếp tại khu vực này tăng nhanh gấp 2,5 lần so với các giao dịch có tiếp xúc đối tại các cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc.
Người tiêu dùng tại nhiều quốc gia tự tin hơn khi sử dụng các phương thức thanh toán không tiếp xúc
Theo đánh giá của Mastercard, tốc độ ứng dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc ngày càng tăng và sẽ tiếp tục được duy trì, bùng nổ trong thời gian tới. Đặc biệt, trong năm nay, hành vi mua trứng, giấy vệ sinh, thuốc và các nhu yếu phẩm khác của người tiêu dùng tại các cửa hàng đã thay đổi đáng kể. 74% người dân trên toàn cầu và 75% người dân tại các nước châu Á - Thái Bình Dương cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc sau khi đại dịch kết thúc.
Người tiêu dùng bày tỏ mong muốn sử dụng thẻ không tiếp xúc và thể hiện sự lo ngại về yếu tố vệ sinh cũng như tính an toàn tại điểm bán hàng. Cùng với đó, người tiêu dùng tự tin hơn với giao dịch thanh toán không tiếp xúc.
Theo ông Sandeep Malhotra, Phó Chủ tịch Điều hành, Phụ trách Sản phẩm & Đổi mới Sáng tạo của Mastercard tại châu Á - Thái Bình Dương, khảo sát của Mastercard cho thấy một sự chuyển dịch rõ ràng sang phương thức thanh toán không tiếp xúc, đặc biệt là tại châu Á - Thái Bình Dương, khi Covid-19 thay đổi bức tranh về thanh toán và cách mọi người mua sắm ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.