Thị trường
08/11/2018 14:04

Nỗi buồn nước dừa, phở Việt gắn mác 'made in Thailand'

Là đặc sản của Việt Nam nhưng phở bò, nước dừa, nước mắm… tại các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ lại là các sản phẩm gắn mác sản xuất tại Thái Lan, Hong Kong.

Phở Việt là món ăn được nhiều du khách quốc tế biết đến. Theo thống kê, tại Mỹ hiện có hơn 9.000 tiệm phở, trong đó, nhiều nơi không phải chủ sở hữu là người Việt.

Tại các chuỗi bán lẻ lớn, phở tươi đóng gói ăn liền lại do một thương hiệu Thái Lan sản xuất. Trong khi đó, nước dừa “Chaudoc” xứ Bảy Núi An Giang (Việt Nam) ở các chợ truyền thống tại Mỹ cũng là sản phẩm của các doanh nghiệp Thái, Hong Kong.

Tìm đỏ mắt không thấy hàng Việt

Sau gần 4 năm du học tại Mỹ mà chưa có dịp về nước, anh Nguyễn Hải thường lui tới các siêu thị, chợ truyền thống của người Việt mỗi khi thèm các món ăn quê nhà.

Nỗi buồn nước dừa, phở Việt gắn mác made in Thailand - Ảnh 1.

Nước dừa đóng lon được bán tại các chợ ở Mỹ. Ảnh: Dũng Nguyễn.


Du học sinh cho biết tại những nơi này ở Mỹ, không khó để tìm thấy các món ăn đặc trưng như phở Việt, nước mắm hay thậm chí nước dừa dưới dạng dùng trực tiếp hoặc mua về chế biến.

“Các đặc sản của Việt Nam tại Mỹ vốn không hiếm nhưng điều tôi thắc mắc nhất là hầu hết sản phẩm này đều ghi nhãn mác được sản xuất tại Thái Lan, Đài Loan hay Hong Kong, tìm đỏ mắt cũng không thấy một doanh nghiệp nào của Việt Nam sản xuất và xuất khẩu”, anh nói.

Thực trạng nhiều đặc sản Việt Nam nhưng được bán dưới mác của một quốc gia khác là bức tranh chung đáng buồn.

Đơn cử là phở Việt, một món ăn được nhiều chuyên trang du lịch nước ngoài giới thiệu, và đông đảo du khách quốc tế biết đến. Theo thống kê sơ bộ của Viện Nghiên cứu nhập cư Mỹ năm 2014, nước này có gần 9.000 tiệm phở Việt và hiện con số này đã tăng. Tuy nhiên, việc thương mại hóa phở tại Mỹ chỉ mới dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, trong đó, nhiều cửa tiệm không phải do người Việt làm chủ với công thức và hương vị chính gốc Việt.

Thái Lan, Trung Quốc thâu tóm cả sản phẩm ăn liền

Trong khi đó, món phở tươi ăn đóng gói ăn liền theo dạng ready-to-eat cũng khá phổ biến tại Mỹ. Hình thức đa dạng hóa sản phẩm này đang khiến một doanh nghiệp Thái Lan có thể làm giàu khi đóng gói phở tươi xuất khẩu đi Mỹ.

Sản phẩm phở Việt của thương hiệu Thái Lan Charoen Pokphan Foods Plc (CPF) thậm chí đã xâm nhập vào các chuỗi bán lẻ lớn của nước này như Walmart, Costco, Kroger, Amazon…

Thậm chí, vì nhu cầu và lợi nhuận tốt, doanh nghiệp này đã có hẳn một nhà máy sản xuất phở tươi đóng gói ăn liền ngay tại Mỹ với công suất 2 triệu gói/ngày để cung cấp cho các chuỗi bán lẻ.

“Không chỉ phở, tại Mỹ cũng không hiếm sản phẩm nước dừa được đóng sẵn vào lon với thông tin giới thiệu là nước dừa Châu Đốc xứ An Giang của Việt Nam mình cho những ai có nhu cầu. Tuy nhiên, rất tiếc dù mang thương hiệu và đặc sản của Việt Nam nhưng những sản phẩm này cũng không phải do doanh nghiệp trong nước sản xuất”, anh Hải nói với vẻ ngạc nhiên.

Cụ thể, những sản phẩm nước dừa Châu Đốc có giá bán từ 3,5 USD /lon này là hàng “made in Thailand”. Chúng được giới thiệu dùng để kho thịt với dòng quảng cáo: “Chất uống thiên nhiên, kho thịt càng ngon”.

Theo thống kê, hiện nhu cầu nhập khẩu nước dừa tươi tại các thị trường Hàn Quốc, Canada, Australia và đặc biệt là Mỹ đang tăng mạnh. Số liệu từ Statista cho thấy, năm 2015, doanh số từ nước dừa của Mỹ là 778 triệu USD , và con số này được dự báo tăng lên 2 tỷ USD vào các năm sau.

Với doanh thu không nhỏ nhưng hiện chỉ một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu nước dừa tươi sang Mỹ, phần còn lại của thị trường tỷ USD này đa phần thuộc về Thái Lan và Philippines.

Vì sao doanh nghiệp Việt còn loay hoay?

Theo đánh giá của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, phở tươi đóng gói của công ty Thái Lan nhập khẩu vào Mỹ có thiết kế bao bì bắt mắt và rất dễ sử dụng. Ngoài ra, công nghệ để sản xuất và bảo quản phở cũng phù hợp để xuất khẩu vì hạn dùng đến 1,5 năm, chỉ cần cho vào lò vi sóng khoảng 1-2 phút là có thể dùng ngay.

Nói về câu chuyện đặc sản Việt được các doanh nghiệp nước ngoài tận dụng sản xuất rồi xuất khẩu đi các thị trường lớn, bà Lê Thị Thanh Lâm - Phó tổng giám đốc công ty CP Saigon Food, cho biết thực ra không phải doanh nghiệp nội không nghĩ đến vấn đề này.

Theo bà Lâm, việc tìm đường ra nước ngoài cho phở, nước dừa, nước mắm… vốn đã được nhiều doanh nghiệp trong nước nhắc đến. Tuy nhiên, điểm khó khăn mà các doanh nghiệp Việt gặp phải chính là vốn, công nghệ và những tiêu chí khắt khe các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ.

Trong khi doanh nghiệp nội còn loay hoay, chật vật thì các công ty Thái Lan, Hong Kong đã nhanh chóng lấy những đặc sản Việt này để xuất khẩu sang các thị trường lớn, nơi có nhu cầu khá cao.

Giám đốc khối triển lãm Hiệp hội siêu thị Nhật Bản - ông Tetsuichiro Tomihari, thẳng thắn chia sẻ, tại Nhật, món đặc sản của người Việt là phở rất đắt hàng. Tuy nhiên, hiện phở tươi tại đây cũng chỉ là sản phẩm nhập khẩu của các doanh nghiệp Thái Lan, Trung Quốc.

Ông Tomihari cho rằng nhiều đặc sản tại Việt Nam rất tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, trong đó có cả thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp Việt vẫn còn yếu ở khâu công nghệ.

“Các doanh nghiệp Việt nên nghiên cứu, tập trung phát triển món ăn truyền thống để xuất khẩu. Công nghệ ảnh hưởng trực tiếp hình dáng, màu sắc, chất lượng sản phẩm sau một thời gian dài vận chuyển. Doanh nghiệp cần quan tâm đến áp dụng công nghệ, thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm Việt để tiếp cận các thị trường này”, Giám đốc triển lãm Hiệp hội siêu thị Nhật Bản nói.

Theo Phúc Minh (Zing)

Viết bình luận

Hơn 100 triệu đồng hỗ trợ công nhân bị tai nạn

Hơn 100 triệu đồng hỗ trợ công nhân bị tai nạn

Doanh nghiệp 02:38

Ngày 26-7, tại trụ sở Công ty Hansae Việt Nam (KCN Tây Bắc Củ Chi, TP HCM), Tổng Giám đốc Công ty Hansae Việt Nam đã đại diện Công ty trao tặng 100 triệu đồng cho gia đình chị Nguyễn Thị Phượng Tâm.

Vietbank ghi nhận kết quả hoạt động tích cực 6 tháng đầu năm

Vietbank ghi nhận kết quả hoạt động tích cực 6 tháng đầu năm

Ngân hàng 23:39

Đại hội Đồng Cổ đông Vietbank đã thống nhất định hướng kinh doanh và kế hoạch tăng trưởng 2024 “thận trọng và thực tế” thông qua 2 bộ kế hoạch mục tiêu (KHCS & KHPĐ).

Doanh nghiệp sản xuất đang lội ngược dòng

Doanh nghiệp sản xuất đang lội ngược dòng

Doanh nghiệp 09:22

Nửa năm đã qua đi, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đối mặt với những khó khăn trước nền kinh tế có độ mở lớn. Tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm do sự thắt chặt chi tiêu của người dân, đồng thời áp lực thu hẹp thị phần trước những thương hiệu mới xuất hiện.

Thí sinh được đi nước ngoài trải nghiệm khi đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Văn Hiến

Thí sinh được đi nước ngoài trải nghiệm khi đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Văn Hiến

Giáo dục - Cộng đồng 20:00

Hỗ trợ 100% chi phí cho 3000 chuyến tham quan trải nghiệm tại Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam; 100% thí sinh được làm passport miễn phí; hỗ trợ 50% HP HK1 và 20% HP HK2 là những chính sách thiết thực của Trường Đại học Văn Hiến và myU dành cho thí sinh khi chọn Trường ĐH Văn Hiến là nguyện vọng 1 và đăng ký thành viên.

Dai-ichi Life Việt Nam đạt gần 9.200 tỉ đồng tổng doanh thu phí bảo hiểm

Dai-ichi Life Việt Nam đạt gần 9.200 tỉ đồng tổng doanh thu phí bảo hiểm

Bảo hiểm 19:00

Ngày 24-7, Dai-ichi Life Việt Nam công bố tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 9.200 tỉ đồng, chiếm 13% thị phần.

Yang Bay - Điểm đến du lịch hữu ích cho học sinh

Yang Bay - Điểm đến du lịch hữu ích cho học sinh

Nhịp sống 17:02

Yang Bay không chỉ là nơi du lịch giải trí thông thường, mà còn là nơi khám phá thiên nhiên, học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích, giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng, tự tin, thích ứng cuộc sống.

Vietcombank cảnh báo lừa đảo các giải chạy Marathon

Vietcombank cảnh báo lừa đảo các giải chạy Marathon

Hoạt động cộng đồng 17:00

(NLĐO) - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, trong những tháng gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một số fanpage giả mạo các giải chạy Marathon do Vietcombank tổ chức nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người có nhu cầu tham gia.