Tinh hoa ẩm thực Việt "gặp gỡ" hơn 60 quốc gia và khu vực
Khai mạc vào ngày 5-3 tại thủ đô Tokyo, Foodex Japan 2024 - sự kiện thực phẩm quốc tế lớn nhất Nhật Bản đang thu hút sự chú ý của đông đảo doanh nghiệp, nhà nhập khẩu và người dân Nhật Bản cũng như nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Đây là điểm đến uy tín của các doanh nghiệp đang tìm kiếm con đường để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, nông thủy sản, thực phẩm vào một thị trường tiêu thụ lớn hàng đầu thế giới. Tham dự sự kiện, khách tham quan không chỉ có cơ hội tìm thấy đối tác tiềm năng mà còn được trực tiếp trải nghiệm ẩm thực các nước.
Đến với sự kiện năm nay, Masan Consumer (MCH) không những có thể giới thiệu thêm sản phẩm, tăng thị phần tại thị trường tỉ USD Nhật Bản, mà còn có cơ hội tìm kiếm bạn hàng để có những hợp đồng tiềm năng xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và khu vực. Cơ hội của doanh nghiệp này thể hiện rõ qua sự sôi nổi của các hoạt động tại gian hàng, thu hút đông đảo khách tham quan.
Gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tương ớt Chin-su của MCH được rất nhiều thực khách ghé thăm. Tại đây, thực khách đã được nếm thử các món ăn tinh hoa của ẩm thực Việt dùng kèm với sản phẩm tương ớt Chin-su.
Tiêu dùng Nhật Bản phục hồi
Theo báo cáo của Globaldata, quy mô thị trường bán lẻ Nhật năm 2022 rơi vào khoảng 743 tỉ USD. Đây là con số cực kì ấn tượng của Nhật Bản, với quy mô dân số chỉ hơn 125 triệu người và tỉ lệ tự cung, tự cấp lương thực chưa tới 38%, Nhật Bản quả là thị trường đầy tiềm năng đối với bất kỳ doanh nghiệp bán lẻ trên toàn cầu.
Nhằm hỗ trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng lương cho người lao động, trong tháng 11 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói các biện pháp kích thích kinh tế hơn 100 tỉ USD.
Theo đó, Nhật Bản sẽ sử dụng ngân sách để hỗ trợ người dân đối phó với giá tiêu dùng tăng cao thông qua cắt giảm thuế và trợ cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, bên cạnh đó là gia hạn trợ cấp xăng dầu và hỗ trợ các doanh nghiệp. Động thái này là chất xúc tác cho thị trường tiêu dùng phục hồi do người dân có nhiều hỗ trợ giúp giảm áp lực chi tiêu và góp phần làm cho thị trường này ngày càng sôi nổi trong mắt nhiều nhà xuất khẩu thực phẩm.
Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam nếu như hàng Việt Nam đảm bảo được chất lượng tương đương nhưng có giá bán thấp hơn hàng hóa của các nước khác nhập khẩu vào Nhật Bản; hoặc Việt Nam cung cấp được các mặt hàng có thể thay thế cho sản phẩm nội địa của Nhật Bản. Masan Consumer nhận thấy rõ cơ hội tham gia thị trường trị giá 743 tỉ USD này với kinh nghiệm từ lâu đã dày công nghiên cứu khẩu vị của người Nhật Bản, những nguyên liệu phổ biến với người Nhật, chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, sản xuất ra các dòng hàng phù hợp với khẩu vị Nhật Bản, phù hợp với tiêu chuẩn của Nhật để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu thế giới.
Năm 2023 đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội của MCH trên toàn bộ ngành hàng chủ chốt. Doanh nghiệp này ghi nhận 29.066 tỉ đồng doanh thu thuần và 7.431 tỉ đồng EBITDA trong năm 2023. Chiến lược "Go Global" với điểm nhấn là thương hiệu Chin-su mang lại nhiều kết quả tích cực. Doanh thu xuất khẩu tăng lên 1.005 tỉ đồng trong năm 2023, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, tại thị trường Mỹ, tương ớt Chin-su giữ vững vị trí trong Top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon. Theo đó, từ năm 2020 đến năm 2023, tổng doanh xuất khẩu đạt tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) mạnh mẽ ở mức 31%.
Bước sang 2024, Masan Consumer tăng tốc chiến lược "Go Global", nâng tệp khách hàng lên 8 tỉ người tiêu dùng, hướng đến mục tiêu 15% doanh số năm 2027 đến từ kinh doanh quốc tế. Với tỉ trọng hiện tại là 4%, Masan Consumer cần đặt mức tăng trưởng 2 - 3% mỗi năm, tương đương mức tăng gần 4 lần vào thời điểm 2027. Việc liên tiếp xuất khẩu thành công sản phẩm sang các thị trường lớn không chỉ đánh dấu một bước tiến mới của Masan Consumer, mà còn góp phần khẳng định vị thế hương vị Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới, giúp quảng bá hình ảnh đất nước cho những lợi ích lâu dài trong tương lai.