VnMoney 26/05/2021 14:58

Gửi tiết kiệm tại các ngân hàng ngoại, lãi suất có "như mơ"?

Tại Việt Nam có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động với tổng vốn điều lệ khoảng hơn 41.200 tỷ đồng.

Bên cạnh các ngân hàng có vốn của Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần thì tại Việt Nam cũng có sự tham gia của nhiều ngân hàng ngoại có 100% vốn nước ngoài. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2020, tại Việt Nam có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động với tổng vốn điều lệ khoảng hơn 41.200 tỷ đồng.

5 ngân hàng có thời gian hoạt động dài nhất tại Việt Nam, được cấp phép từ năm 2008 bao gồm HSBC Việt Nam (Anh), Standard Chartered Việt Nam (Anh), ANZ Việt Nam (Australia), Shinhan Việt Nam (Hàn Quốc) và Hong Leong Việt Nam (Malaysia).

4 ngân hàng thành lập mới từ năm 2016 - 2017 phải kể đến Public Bank Việt Nam (Malaysia), CIMB Việt Nam (Malaysia), Woori Việt Nam (Hàn Quốc), UOB Việt Nam (Singapore).

Mặc dù 100% vốn nước ngoài nhưng các ngân hàng ngoại quốc này cũng chịu tác động, ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ của Việt Nam. Việc điều chỉnh lãi suất huy động cũng không phải là ngoại lệ.

Gửi tiết kiệm tại các ngân hàng ngoại, lãi suất có như mơ? - Ảnh 1.

Danh sách các ngân hàng ngoại tại Việt Nam và lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy (cập nhật đến ngày 24/5/2021)

Trong tháng 5 này, lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam so với mặt bằng chung của các ngân hàng trong nước đa phần đều trội hơi, hoặc tương đương. Tuy nhiên, cá biệt có một ngân hàng duy nhất là Standard Chartered Việt Nam lãi suất gửi tiết kiệm tại tất cả các kỳ hạn dưới 1 năm đều ở mức 0,0 - 0,26%/năm, thấp nhất trong toàn hệ thống.

Tại kỳ hạn 1 tháng, ngoài Standard Chartered Việt Nam còn có HSBC Việt Nam có lãi suất 0,5%/năm và UOB Việt Nam là 0,3%/năm. Cao nhất là lãi suất của CIMB Việt Nam là 3,7%/năm.

Tại kỳ hạn 3 tháng, Standard Chartered Việt Nam đứng cuối cùng khi huy động với lãi suất 0,09%/năm, UOB Việt Nam 0,5%. Đứng đầu bảng là Public Bank Việt Nam và CIMB Việt Nam với lãi suất lần lượt là 3,6 và 4,0%/năm.

CIMB Việt Nam cũng là ngân hàng có lãi suất huy động kỳ hạn 6 và 9 tháng cao nhất trong các ngân hàng ngoại, đạt 5,7%/năm. Thấp nhất trong 2 kỳ hạn này vẫn là Standard Chartered Việt Nam với lãi suất 0,13 và 0,17%/năm.

Tại kỳ hạn 12 tháng, Public Bank Việt Nam vượt qua CIMB Việt Nam khi nhỉnh hơn lãi suất của CIMB Việt Nam 0,4%/năm, đạt 6,7%/năm. Đây cũng là mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng cao gần nhất hệ thống toàn ngành ngân hàng Việt, chỉ kém SCB (6,8%/năm). Ngoài Standard Chartered Việt Nam (0,26%/năm) thì kỳ hạn này, HSBC Việt Nam cũng huy động ở mức cực thấp, chỉ 1,75%/năm.

Tại Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020, HSBC Việt Nam đã mất vị trí đầu bảng ngân hàng ngoại quy mô và hiệu quả nhất Việt Nam. Thay thế là Shinhan Bank. Shinhan Bank có tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tính tới cuối năm 2020 lần lượt là 131.418 tỷ đồng và 18.989 tỷ đồng, cao nhất trong số 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hiện nay.

Gửi tiết kiệm tại các ngân hàng ngoại, lãi suất có như mơ? - Ảnh 2.
Theo Pha Lê (Doanh nghiệp & Tiếp thị)

Tin liên quan

Viết bình luận

Mừng sinh nhật 30 năm, ACB ra mắt ngân hàng tự động ACB lite
6/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Chào đón sinh nhật tuổi 30, ACB ra mắt mô hình ngân hàng tự động có tên gọi ACB lite - "Sống gọn nhẹ" và phiên bản mới website có ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI.
Vietbank mở rộng thanh toán EMV Open-loop trên xe buýt
6/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Hệ thống EMV Open-loop trên xe buýt mở ra một tiến bộ mới trong việc thanh toán nhanh chóng, an toàn và liền mạch trong giao thông công cộng tại TP HCM
Khai trương hoạt động Bản Việt Rạch Giá
6/6/2023 548 1k
Ngân hàng TMCP Bản Việt thông báo về việc khai trương hoạt động Ngân hàng TMCP Bản Việt Chi nhánh Kiên Giang - Phòng giao dịch Rạch Giá
Kiềng ba chân - chiến lược phát triển bền vững Sacombank
3/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Sacombank kiên trì theo đuổi chiến lược đồng hành cùng kinh tế địa phương, tiên phong chuyển đổi số, đồng thời coi nhân sự là tài sản lớn suốt 31 năm hoạt động.