Tiêu dùng
23/10/2017 11:00

Tắc đường sang Trung Quốc, 4 triệu tấn lợn lo ế nặng

Một năm Việt Nam sản xuất hơn 4 triệu tấn thịt hơi, giá trị còn lớn hơn cả lúa gạo. Nhưng, nghịch lý là hiện nay chúng ta mới chỉ xuất khẩu được khoảng 20.000 tấn lợn sữa mỗi năm. Trong khi, lợn xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc năm nay dự kiến giảm 80% so với năm ngoái.

Theo các chuyên gia, thịt lợn bế tắc đầu ra là do ngành chăn nuôi mới làm tốt khâu sản xuất, còn khâu chế biến và tổ chức thị trường vẫn bị bỏ ngỏ, như giết mổ thủ công và bán thịt tươi ngoài chợ lâu nay.

Lợn xuất sang Trung Quốc giảm 80%

Theo Bộ NN-PTNT, mỗi năm, xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam đạt kim ngạch trên 30 tỷ USD, trong đó có 10 ngành hàng chủ lực mang về trên dưới 1 tỷ USD. Nông sản Việt có mặt tại 180 quốc gia.

Song, sản phẩm của ngành chăn nuôi vẫn chưa góp mặt trong kim ngạch xuất khẩu, dù Việt Nam là quốc gia có tiềm năng chăn nuôi lớn, năng suất đạt 27,5-28 triệu con lợn, 300 triệu con gia cầm, 0,5 triệu bò sữa, 2 triệu tấn thịt, bình quân đạt 60 kg thịt/người, 100 quả trứng/người, 10 lít sữa/người, 80 kg cá/người,...

Đáng chú ý, việc xuất khẩu thịt lợn nhiều năm nay chưa có sự đột phá nào. Phần lớn người chăn nuôi xuất khẩu lợn hơi sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.

Tắc đường sang Trung Quốc, 4 triệu tấn lợn lo ế nặng - Ảnh 1.

Sản xuất được 4 triệu tấn thịt lợn hơi mỗi năm nhưng lượng thịt xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế


Tuy nhiên, theo Hãng nghiên cứu toàn cầu (IBC), trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc gần 12 triệu con lợn (33.000 con/ngày). Dự kiến năm 2017, con số này chỉ còn khoảng 2,4 triệu con, giảm tới 80% so với năm ngoái và dự báo giảm còn 1,17 triệu con nếu tình hình không khả quan.

Trong khi đó, xuất khẩu chính ngạch quá ít ỏi. Tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu thịt lợn, do Bộ NN-PTNT tổ chức, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, cho biết, đến nay, chúng ta mới xuất khẩu chính ngạch được lợn sữa, lợn choai sang Hồng Kông và Malaysia, sản lượng ước đạt 20.000 tấn/năm. Ngoài ra, có thêm một lượng rất hạn chế sản phẩm ruốc, giò chả chế biến từ thịt lợn được xuất sang Mỹ, Úc, Ma Cao,...

Theo ông Đông, tiềm năng xuất khẩu thịt lợn vào các thị trường như: Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Nga, Eu và nhất là Trung Quốc, cực lớn, song thịt lợn của Việt Nam đều không đủ điều kiện. Bởi, chúng ta chưa đáp ứng được các rào cản về dịch bệnh, về quy trình giết mổ hay về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... do các đối tác đặt ra.

Cần học từ chăn nuôi gia cầm

Hơn 20 năm phát triển, Việt Nam đã trở thành quốc gia có sức sản xuất thịt lợn rất lớn với năng suất đạt gần 30 triệu con lợn/năm, có những đàn lợn nái có cặp gen tốt nhất.

Thế nhưng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, điều đáng buồn là một ngành tăng trưởng nhanh nhất như ngành thịt lợn lại đầy rủi ro. Bằng chứng là đầu 2017, ngành chăn nuôi lợn gặp khủng hoảng lớn khi giá thịt xuống mức thấp kỷ lục, nhiều hộ chăn nuôi thua thiệt.

Tắc đường sang Trung Quốc, 4 triệu tấn lợn lo ế nặng - Ảnh 2.

Các chuyên gia cho rằng cần học ngành chăn nuôi gà trong việc sản xuất theo chuỗi phục vụ xuất khẩu


Lý giải nguyên nhân, vị Bộ trưởng cho rằng, ngành chăn nuôi lợn mới làm được khâu đầu tiên là tổ chức sản xuất, còn chế biến và thị trường thì hoàn toàn chưa làm được. So sánh với các ngành khác thì chăn nuôi lợn yếu nhất.

“Cả nước có gần 2.000 lò mổ nhưng chủ yếu là thủ công. Giết mổ xong bán thịt tươi tại chợ như chợ ngày xưa vậy làm sao chất lượng được", Bộ trưởng nói.

Mỗi năm Việt Nam có 4 triệu tấn thịt lợn hơi, một giá trị cực lớn, thậm chí lớn hơn cả giá trị lúa gạo. Nhưng, nghịch lý là chúng ta mới xuất khẩu được khoảng 20.000 tấn lợn sữa mỗi năm. Từ đó để thấy cần tổ chức lại ngành này ngay để sớm xuất khẩu thịt lợn chính ngạch.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhận định, thịt gà bước đầu đã xuất khẩu được vào thị trường khó tính Nhật Bản. Vì thế, chăn nuôi lợn cũng nên học cách làm này.

Theo đó, sản xuất lợn phải theo mô hình chuỗi ở các cấp độ khác nhau. Đơn cử, ở cấp độ 1 là quy mô lớn của các doanh nghiệp, có sức sản xuất lớn để xuất khẩu; cấp độ vừa và nhỏ cũng cung ứng cho thị trường nội địa.

Ngoài ra, cần tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các thị trường có nhu cầu lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc về thủ tục hành chính, quy trình cụ thể phía bạn đặt ra, từ đó hướng dẫn các doanh nghiệp làm bài bản và đúng hướng.

Ông Vũ Trọng Nghĩa, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Biển Đông, cũng cho rằng, để đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn, đặc biệt sang thị trường Hàn Quốc, DN cần được hỗ trợ mở rộng thị trường cấp nhà nước. Đó là tập hợp thông tin quy định về quản lý kỹ thuật, thương mại với các cơ quan quản lý nước nhập khẩu. Sau đó, phổ biến thông tin rộng rãi tới các doanh nghiệp.

Đồng thời, tiến hành xúc tiến thương mại ở cấp Bộ, cấp doanh nghiệp sang các nước để quảng bá sản phẩm thịt lợn của Việt Nam. Xây dựng bộ phận hỗ trợ các doanh nghiệp về kỹ thuật và các thủ tục hành chính như Tổ công tác của Cục Thú y hỗ trợ xuất khẩu thịt gà vừa qua.


Theo Bảo Phương (vietnamnet.vn)

Viết bình luận

TRUERACE áp dụng “motion AI”  tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

TRUERACE áp dụng “motion AI” tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

Doanh nghiệp 17:00

Ngày 21-4 vừa qua, lần đầu tiên công nghệ camera Motion AI được TRUERACE sử dụng tại giải chạy do Báo Người Lao Động tổ chức ở huyện Bình Chánh (TP HCM)

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Tiêu dùng 15:52

Để mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho hàng khách, Vietjet ra mắt sản phẩm đặt trước hàng miễn thuế (Prebook Duty Free) với ưu đãi lên đến 50% từ ngày 22-4 đến 22-5.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Dự án mới 15:51

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Ngân hàng 15:51

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh quý I-2024.

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Điểm đến hấp dẫn 15:24

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30-4 năm nay.

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

Ngân hàng 15:23

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024 với 2 kế hoạch lớn của năm 2024 được đồng thuận là kế hoạch kinh doanh năm và phương án tăng vốn lên 26.000 tỉ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 30%.

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Ngân hàng 15:23

Thời điểm hiện tại đang được đánh giá là thời điểm “vàng” mà những khách hàng có nhu cầu mua nhà đất cần cân nhắc khi thị trường BĐS đang bắt đầu có những dự báo phục hồi và các gói vay mua nhà của ngân hàng đang cực kỳ ưu đãi.