Nhịp sống
21/12/2022 09:00

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ làm lúa có giàu được không?

Câu hỏi này đặt ra tưởng như đơn giản, nhưng muốn trả lời có cơ sở khoa học và thực tiển ta phải xét trong mối liên hệ với nhiều tiêu chuẩn khác.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ làm lúa có giàu được không? - Ảnh 1.

Mấy năm trước đây ta thường thấy trong kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng như nghị quyết của Chính phủ là phấn đấu để người trồng lúa có thể thu lợi được 30% trở lên. Tính một cách đơn giản là sau khi thu hoạch, bán tất cả sản phẩm, lấy tổng số tiền thu được trừ cho tổng chi phí sản xuất, người nông dân còn dư được 30% là đạt mục tiêu phấn đấu. Con số này không thể trả lời được là liệu người trồng lúa có giàu lên được không? Tác giả xin lấy một ví dụ gần nhất là vụ Đông xuân năm 2020-2021, trong chương trình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu mà Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền là đơn vị vừa nằm trong ban tổ chức, vừa đóng góp phần tích cực để bà con nông dân thực hiện và đạt được mục tiêu vừa trúng mùa lại trúng giá. Ví dụ, bình quân một hộ tham gia mô hình tại tỉnh Cần Thơ, đã chi phí cho 1 ha sản xuất là 25.575.000đ, do đạt được năng suất rất cao là 9,0 tấn lúa tươi, giá bán là 7.200 đ nên tổng thu là 64.800.000đ. Lợi nhuận mang lại được cho người trồng lúa là 39.225.000đ/ha. Mức lợi này không phải là 30% nữa mà là 153%, nghĩa là chi 1 đồng vốn thu lại 2,53 đồng. Còn cũng nông dân này trong vụ Hè Thu đạt năng suất 7,0 tấn lúa tươi, giá bán là 6.700 đ/kg, tổng thu là 46.900.000đ, trong lúc đó tổng chi phí đầu tư là 23.093.000đ/ha nên tổng tiền lời thu lại được 23.807.000đ, bằng 103% hoặc chi 1 đồng vốn thu lại được 2,03 đồng. Như vậy, nông dân này trồng 1ha lúa, 2 vụ trong 1 năm, sau khi trừ hết các chi phí còn lời được 63.032.000đ. Nếu lấy số tiền này chia đều cho 12 tháng ta có 5,25 triệu/tháng cho toàn hộ. Lấy mức bình quân nhân khẩu thấp là 4 người/hộ, thì mỗi tháng bình quân mỗi người thu nhập được 1,31 triệu đ/người/tháng. Mức thu nhập này tương đương với mức của hộ nghèo ở nông thôn, hàng năm thiếu ăn khoảng 3 tháng. Giả sử nhân khẩu trong gia đình không phải là 4 mà 5 hay 6 thì mức thu nhập bình quân đầu người/tháng còn dưới ngưỡng của hộ nghèo. Nhưng đây là mức thu nhập của năm vừa trúng mùa lại trúng giá. Nếu gặp năm vừa mất mùa vừa mất giá thì bình quân thu nhập trên đầu người sẽ thấp hơn nhiều. Vấn đề đặt ra ở đây là, nếu chỉ có canh tác trên cây lúa và bảo đảm thu nhập đủ ăn, mặc, trang trải chi phí cho con cái được đi học thì cần có thu nhập gấp 3-5 lần so với thu nhập mà hộ này đã đạt được trên 1 ha đất lúa. Có nghĩa là quy mô đất lúa của nông hộ có 4 nhân khẩu phải đạt mức tối thiểu khoảng 3 ha hay nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của chương trình canh tác lúa thông minh do nhóm cán bộ của Công ty Bình điền phối hợp với các trung tâm khuyến nông của 13 tỉnh ở ĐBSCL thực hiện trong năm 2021 thì thấy: trong số 374 mẫu điều tra thì có 132 mẫu chiếm 35,2% số hộ có diện tích làm lúa chỉ được dưới 1 ha. Số hộ có diện tích từ 1-5 ha là 212 mẫu, chiếm 56,7%, nhóm này nếu chuyên làm lúa cũng chỉ đạt mức từ thoát nghèo đến đủ ăn và có một phần để trang trải cho con cái được cắp sách đến trường, chưa nghĩ đến chuyện làm giàu. Muốn trồng lúa có thể trở nên giàu có ít nhất phải có diện tích trên 5 ha/mỗi hộ. Tuy nhiên số hộ có từ 5-10 ha đất lúa chỉ chiếm 6,7% và số hộ có trên 10 ha đất lúa chỉ có 1,3%.Vậy nếu chỉ trồng lúa mà trở nên giàu có (có của ăn của để, nhà cửa khang trang) mà diện tích lúa của các hộ không thay đổi thì chỉ có khoảng dưới 10% số hộ trồng lúa ở ĐBSCL có thể thực hiện được. Đại bộ phận hay trên dưới 90% còn lại nếu chỉ trồng lúa mà không trồng các cây, con hay làm các dịch vụ khác thì rất khó trở nên giàu có. Để làm rõ điều này ta hãy tham khảo thành tích của 37 nông dân xuất sắc ở ĐBSCL được Nhà nước vinh danh là sản xuất giỏi trong 2 năm 2021 và 2022 sẽ rõ. Trong số 37 nông dân được vinh danh là sản xuất giỏi này chỉ có 5 vị trồng lúa, nhưng chủ yếu là lai tạo rồi sản xuất hạt giống để bán hoặc trồng lúa kết hợp với trồng cây ăn quả để trở nên giàu có. Đó là:

Ông Nguyễn Quốc Hùng ở ấp Tân Hiệp, thị trấn Ốc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, trồng lúa và cả bưởi Da xanh trên diện tích 27 ha, nhưng lúa không phải để bán dạng thóc thường mà làm lúa giống, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại mới thu được năng suất cao. Bán cả lúa giống và bưởi thu được 3 tỉ đồng/năm, đem lại lợi nhuận trên 1 tỉ đồng/năm.

Ông Nguyễn Anh Dũng ở ấp An Lạc, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, có 7,2 ha vừa nghiên cứu tạo lúa giống rồi nhân giống để bán, lại kiêm dịch vụ mua bán gạo nên từ năm 2018-2020 thu được 3,72 tỉ, lợi nhuận mang lại trên 2 tỉ/năm.

Ông Trần Văn Công, vừa là chủ tịch Hội đồng quản trị, vừa chủ nhiệm Hợp tác SXNN Phú Mỹ Châu, ngụ tại ấp Giồng Trôm, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. HTX sản xuất lúa giống trên diện tích 10 ha, năm 2018 đạt doanh thu 9,2 tỉ.

Ông Nguyễn Văn Thành, ấp Trường Hưng, xã Thới Hòa, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ông Thành có 6,7 ha vốn trồng lúa nhưng thu nhập thấp, ông chuyển đổi sang trồng cam sành trên đất lúa, đạt 120 tấn cam/ha/năm, doanh thu 4,3 tỉ, lời ròng 3,6 tỉ/năm.

Bà Trương Thị Hương, ấp Hà Tân, xã Hưng Hà, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An trồng 50ha lúa nếp, 20 ha khoai lang. Doanh thu năm 2021 là 5,1 tỉ, mang lại lợi nhuận cho gia đình 3,6 tỉ.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ làm lúa có giàu được không? - Ảnh 2.

Ngoài 5 nông dân kinh doanh dựa trên cây lúa làm nòng cốt có 1 nông dân là ông Nguyễn Thành Giang, ở ấp Bình Thành, xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cũng lấy cây lúa làm nền nhưng bản thân ông là chủ nhiệm HTX đầu mối cung cấp các vật tư đầu vào đồng thời liên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụ lúa gạo cho diện tích 12.000ha lúa để áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong nghề trồng lúa. Đây cũng là HTX đầu tiên ở Việt Nam thực hiện kỹ thuật "mặt ruộng không dấu chân" bằng cách sử dụng thiết bị không người lái (Drone) vào các khâu: gieo sạ, bón phân, phun thuốc, tưới nước và phát hiện mọi bất trắc trên ruộng lúa thay người. 32 nông dân còn lại họ thực sự trở thành giàu có là kinh doanh hoặc là VAC, hoặc thủy sản, hoặc chăn nuôi gia súc, gia cầm vừa làm giống vừa bán thịt và kiêm nhiều dịch vụ khác nhau nên lợi nhuận mang lại còn cao hơn nhiều so với các mô hình chỉ trồng lúa hay trồng lúa kết hợp với các loại cây ăn quả và hoa màu khác nhưng diện tích canh tác nhỏ lẽ, manh mún.

Nếu bạn hỏi ở ĐBSCL chỉ trồng lúa, liệu có làm giàu được không? Câu trả lời là được. Nhưng phải bảo đảm điều kiện trước tiên là có diện tích đủ lớn. Nếu làm theo từng hộ thì diện tích ít nhất là từ 5-10 ha trở lên. Nếu diện tích ít hơn thì nhất thiết phải kết hợp với các loại hình kinh doanh dịch vụ khác mới trở nên giàu có được. Trong trường hợp diện tích đất trồng lúa phân bố theo từng hộ như hiện nay, muốn làm giàu phải thực hiện liên doanh, liên kết, bảo đảm có đầu ra ổn định, đồng thời phải áp dụng gói kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh giảm đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, liều lượng giống gieo sạ và cần áp dụng cơ giới hóa đến mức tối đa, tạo cơ hội để người trồng lúa làm thêm các ngành nghề khác. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc của Nhà nước, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các tổ chức dịch vụ như làm đất, gieo, cấy, chăm sóc, thu hoạch, thu gom rơm rạ, phơi sấy, chế biến, bảo quản thì cây lúa ở ĐBSCL mới có dịp tỏa hương thơm cho người trồng được.

GS.TS. Mai Văn Quyền

Viết bình luận

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Tập đoàn GELEX tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2024

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Sáng 28-3-2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Tập đoàn Đèo Cả và VDB Lâm Đồng ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án PPP

Sản xuất - Kinh doanh 20:09

Ngày 28-3-2024, Tập đoàn Đèo Cả và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Lâm Đồng ký kết thoả thuận hợp tác về tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức đối tác công tư (PPP).

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

EVNHCMC tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển kinh tế, Thương mại quốc tế và Xúc tiến xuất khẩu Canada

Doanh nghiệp 20:00

Sáng 28-3-2024, ông Phạm Quốc Bảo, Chủ tịch HĐTV và ông Luân Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, Thương mại Quốc tế và Xuất khẩu Canada – bà Mary Ng.

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Đến TTC Van Phong Bay Resort nghe chia sẻ kinh nghiệm quản trị từ doanh nhân Đặng Văn Thành

Doanh nghiệp 17:36

Cuộc đời của mỗi doanh nhân được ví như “cuốn sách sống” truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp. Có mất mát, khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thành tựu. Những kinh nghiệm thực tế này không chỉ vô cùng quý giá mà còn là động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai.

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Góc nhìn: Libera Nha Trang và tư duy tiếp cận mới

Bất động sản 15:48

Từ trước đến nay, và kể cả trong tương lai, thế giới chưa bao giờ phủ nhận sức hấp dẫn đặc biệt của những đô thị biển.

Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28-3

Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ diễn ra lần đầu tiên trên đỉnh thiêng Fansipan vào ngày 28-3

Điểm đến hấp dẫn 15:46

Vào ngày 28-3 (nhằm ngày 19-2 âm lịch), Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh sẽ được tổ chức thiêng liêng lần đầu tiên tại quần thể tâm linh Fansipan với nhiều hoạt động và nghi thức ý nghĩa.

Kết hợp sử dụng bột ngọt và muối ăn để duy trì chế độ ăn giảm muối

Kết hợp sử dụng bột ngọt và muối ăn để duy trì chế độ ăn giảm muối

Sản phẩm 15:45

Ngày nay, chế độ ăn giảm muối là từ khóa được nhắc đến ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng cũng ngày càng có ý thức hơn đối với việc cắt giảm lượng muối ăn tiêu thụ trong khẩu phần hằng ngày. Tuy nhiên, giảm muối khiến món ăn mất đi vị ngon hấp dẫn, điều này khiến nhiều người khó có thể duy trì chế độ này thường xuyên.