VnMoney 08/05/2020 17:36

Ứng phó dịch Covid-19: Doanh nghiệp cần làm gì để được vay tín chấp?

(NLĐO) - Các ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay tín chấp nhưng điều kiện là doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả và minh bạch thông tin.

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến chủ đề "Quản trị tài chính trong và sau đại dịch" do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 8-5, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), cho rằng trong bối cảnh đại dịch, các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng sẽ được gia hạn nợ hoặc có thể nới lỏng hạn mức cho vay.

Nhưng đối với doanh nghiệp mới, để tiếp cận tín dụng điều kiện đầu tiên là báo cáo tài chính phải đáng tin cậy, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập. "Đây cũng là cái khó chung của ngân hàng và doanh nghiệp" - ông Hoàng Minh Hoàn cho biết.

Một số doanh nghiệp phản ánh việc khó tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi vay mới và cũng không dễ chứng minh thiệt hại do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 để được hỗ trợ miễn giảm lãi vay, khoanh giãn nợ. Như với ngành du lịch, nhiều doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh nhưng khi liên hệ ngân hàng thì không dễ được hỗ trợ vì thiếu tài sản thế chấp.

Ứng phó dịch Covid-19: Doanh nghiệp cần làm gì để được vay tín chấp? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp có thể vay tín chấp nếu hoạt động hiệu quả và minh bạch tài chính. Ảnh: Lam Giang

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho hay vừa rồi có làm việc với Sở Du lịch TP để nắm bắt lại những đề nghị, kiến nghị của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Từ đó, tìm giải pháp đưa các doanh nghiệp lữ hành vào chương trình kết nối hỗ trợ doanh nghiệp du lịch. Nhưng doanh nghiệp phải tạo điều kiện để ngân hàng nắm thông tin, quản lý được dòng tiền của mình, chỉ khi nào làm được như vậy ngân hàng mới mạnh dạn cho vay tín chấp. 

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Minh, thực tế hoạt động cho vay không bảo đảm bằng tài sản (cho vay tín chấp) chỉ thực hiện được với doanh nghiệp được ngân hàng đánh giá cao về tín dụng nội bộ. Điều này rất khó để áp dụng đối với các doanh nghiệp du lịch vì không thể xếp nhóm DN này có hạng tín dụng nội bộ cao. Do đó, các ngân hàng phải nhờ Sở Du lịch TP đánh giá uy tín thương hiệu, năng lực tài chính, khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh... Từ đó ngân hàng mới có cơ sở để hỗ trợ… 

"Hỗ trợ về tài chính vốn vay từ ngân hàng là không thể thiếu. Nhưng khó khăn là những doanh nghiệp này không có tài sản, chỉ có thương hiệu" - ông Nguyễn Hoàng Minh giải thích.

Thái Phương

Tin liên quan

Viết bình luận

Mừng sinh nhật 30 năm, ACB ra mắt ngân hàng tự động ACB lite
6/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Chào đón sinh nhật tuổi 30, ACB ra mắt mô hình ngân hàng tự động có tên gọi ACB lite - "Sống gọn nhẹ" và phiên bản mới website có ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI.
Vietbank mở rộng thanh toán EMV Open-loop trên xe buýt
6/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Hệ thống EMV Open-loop trên xe buýt mở ra một tiến bộ mới trong việc thanh toán nhanh chóng, an toàn và liền mạch trong giao thông công cộng tại TP HCM
Khai trương hoạt động Bản Việt Rạch Giá
6/6/2023 548 1k
Ngân hàng TMCP Bản Việt thông báo về việc khai trương hoạt động Ngân hàng TMCP Bản Việt Chi nhánh Kiên Giang - Phòng giao dịch Rạch Giá
Kiềng ba chân - chiến lược phát triển bền vững Sacombank
3/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Sacombank kiên trì theo đuổi chiến lược đồng hành cùng kinh tế địa phương, tiên phong chuyển đổi số, đồng thời coi nhân sự là tài sản lớn suốt 31 năm hoạt động.