Làm sao để tránh tình trạng "lời giả, lỗ thật"?
Năm 2021 tiếp tục là một năm thăng hoa của thị trường TPDN, từng bước trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng đối với nền kinh tế.
Song, gần đây, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các cảnh báo về những rủi ro phát sinh trong việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, nhất là khi người mua bị hấp dẫn bởi mức lãi suất mà các doanh nghiệp "mời gọi".
Theo Tổng giám đốc một tổ chức tài chính tại TP HCM, người mua trái phiếu trước tiên phải quan tâm rất kỹ "thương hiệu doanh nghiệp có trái phiếu, năng lực ra sao và dùng tiền vào việc gì? Tổ chức tài chính phát hành là đơn vị nào?" Người mua có thể dễ dàng so sánh khi trên thị trường mặt bằng lãi suất tiết kiệm chỉ 6-7%/năm, nhưng 1 doanh nghiệp huy động đến 12%/năm thì phải đặt dấu hỏi. "Đừng thấy lãi suất cao và quảng cáo có ngân hàng đứng sau mà đổ tiền mua, nhưng không biết rằng chính mình đang phải gánh rủi ro của doanh nghiệp" – ông cho biết.
Nhà đầu tư nên ưu tiên mua trái phiếu của doanh nghiệp uy tín
Bà Bùi Thị Thu Hà, Giám đốc Cao cấp Tư vấn và Kinh doanh Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securites – TCBS), khuyến nghị: "Nhà đầu tư chỉ nên "chọn mặt gửi vàng" mua trái phiếu của những thương hiệu doanh nghiệp lớn, thông qua các tổ chức tài chính uy tín phát hành. Lúc đó, khoản đầu tư trái phiếu của người mua mới thực sự an toàn, linh hoạt và tiện ích".
Theo lời khuyên của bà Thu Hà, thương hiệu của doanh nghiệp phát hành trái phiếu là một tiêu chí dễ nhận biết với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân. Khi được chào mời mua trái phiếu, việc đầu tiên mà nhà đầu tư nên xem ngay là tên tuổi của tổ chức phát hành. "Theo quy định thì doanh nghiệp không được phép trực tiếp phát hành trái phiếu đến tay nhà đầu tư. Mọi trái phiếu đều phải có một công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ phát hành và doanh nghiệp phải lựa chọn một trong 3 phương thức phát hành (i) Đấu thầu hoặc (ii) Bảo lãnh phát hành hoặc (iii) Đại lý phát hành thông qua một tổ chức có giấy phép thực hiện nghiệp vụ này" – bà Hà cho hay. Đơn cử, ngay từ khâu lập hồ sơ phát hành trái phiếu, đội ngũ chuyên gia tài chính, luật pháp và quản trị rủi ro của TCBS sẽ đưa vào các điều khoản bảo vệ nhà đầu tư bằng cách quy định trách nhiệm của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin định kỳ, bất thường đầy đủ, duy trì các chỉ số tài chính lành mạnh, duy trì giá trị của tài sản bảo đảm so với dư nợ trái phiếu, dự phòng trả nợ thanh toán gốc lãi trái phiếu hoặc kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp để đảm bảo trả nợ.
Thông thường lãi suất trái phiếu phát hành bởi những tổ chức phát hành hàng đầu thị trường như TCBS chỉ cao hơn từ 1 - 2%/năm so với lãi suất tiết kiệm, nhưng đây là một sự lựa chọn an toàn cho nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm đánh giá trái phiếu. Ngược lại, nếu tổ chức phát hành là một doanh nghiệp ít danh tiếng thì nhà đầu tư cần cẩn trọng, tránh bị hấp dẫn bởi lãi suất cao. Các doanh nghiệp phát hành này, đôi khi, vì quá cần vốn mà sẵn sàng đưa ra thông tin trái sự thật với cam kết lãi suất cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung, đồng nghĩa đẩy rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu iBond của Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ thương (TCBS) được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn vì An toàn – Linh hoạt – Tiện ích với 3 tầng bảo vệ:
- Trái phiếu của các doanh nghiệp uy tín Việt Nam như Vingroup, Masan… Thực hiện bảo lãnh thanh toán của Techcombank với các thương hiệu doanh nghiệp khác trong giỏ trái phiếu;
- Trái phiếu trước khi phát hành đều phải trải qua quá trình thẩm định chặt chẽ của TCBS để bảo đảm độ an toàn cao cho khách hàng cá nhân;
- Khách hàng được hưởng đầy đủ quyền lợi của trái chủ, được cung cấp thông tin minh bạch và định kỳ cùng với bảng xếp hạng/chấm điểm doanh nghiệp từ khi mua trái phiếu cho đến khi tất toán
Bên cạnh đó, nhờ công cụ giao dịch điện tử iConnect, nhà đầu tư có thể theo dõi và tìm kiếm các lệnh quảng cáo (rao mua, rao bán), từ đó có có trải nghiệm đầu tư dễ dàng, tiện lợi.