VnMoney
01/04/2022 08:27

Techcombank tự tin với sức bật 2022

Chủ động xử lý nợ tái cơ cấu sớm trước 2 năm so với thời hạn, nguồn lực dự phòng đối ứng vượt trội, Techcombank tự tin với sức bật trong năm 2022 để tiếp tục hướng đến những kỷ lục mới

Trong giai đoạn trước, Techcombank là một trong những ngân hàng (NH) thương mại đầu tiên tất toán toàn bộ nợ bán sang VAMC trước thời hạn. Ngay sau đó, Techcombank cũng là nhà băng đầu tiên của Việt Nam áp dụng bộ chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS9, cũng như đi đầu trong hoàn tất Basel II…

Và nay, Techcombank tiếp tục xử lý sớm một trong những áp lực nổi bật của ngành trong năm nay, khi độ trễ ghi nhận nợ tái cơ cấu hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 dần rút ngắn.

Chủ động đối phó với áp lực

Số liệu từ NHNN cho thấy, cuối năm 2021, tỉ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống chỉ 1,9% nhưng nếu tính thêm nợ bán cho VAMC thì con số này đã là 3,9%. Rộng hơn, tỉ lệ nợ xấu nhận diện tổng thể (bao gồm nội bảng, bán cho VAMC và tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) đã lên mức 7,31% cuối năm 2021, gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%).

Nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng gia tăng là điều đã được dự báo trước, khi mà sự bùng phát của dịch Covid-19 đã gây tổn thất nặng nề đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế và đời sống của người dân.

Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính NH: "Vấn đề nợ xấu có thể trở thành tâm điểm của thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2022, khi tỉ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, có thể phá vỡ thành quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016-2020".

Techcombank tự tin với sức bật 2022 - Ảnh 1.

Chiến lược hợp lý và tối ưu phân khúc khách hàng đã đem lại thành công cho Techcombank

Dù vậy, trong bối cảnh khó khăn chung, thị trường vẫn nhận thấy một số trường hợp "cá biệt", với khả năng duy trì bảng cân đối kế toán mạnh. Techcombank là một ví dụ điển hình. Kết thúc năm 2021, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của NH duy trì ở mức 0,7%, thuộc nhóm có tài sản tốt nhất hệ thống.

Chiến lược và quan điểm ứng xử với rủi ro tại Techcombank đã khẳng định xuyên suốt quá trình hoạt động. Kết năm 2021, một lần nữa quan điểm xử lý triệt để tiếp tục thể hiện khi toàn bộ dư nợ tái cơ cấu hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 đã được trích lập dự phòng, sớm trước 2 năm so với thời hạn NHNN cho phép.

Tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư cuối tháng 1 vừa qua, ông Ngô Hoàng Hà, Giám đốc cao cấp Tài chính Doanh nghiệp Techcombank từng chia sẻ, chất lượng tài sản luôn được đặt lên hàng đầu tại Techcombank, đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh thì việc quản trị rủi ro càng trở nên quan trọng. "Chúng tôi bảo đảm tỉ lệ bao phủ nợ xấu duy trì ở mức cao 163%, mặc dù tới 92% các khoản vay có tài sản bảo đảm" - ông Hà cho biết.

Và kết năm 2021, có một kết quả và so sánh rất đáng chú ý. Theo số liệu của NHNN, lũy kế tổng giá trị nợ các TCTD đã cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là khoảng 616.000 tỉ đồng, ứng với gần 6% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Trong khi đó, tỉ lệ này tại Techcombank chỉ 0,5%.

Dĩ nhiên, khi đại dịch bùng phát, cuối năm 2020 số nợ tái cơ cấu liên quan tại Techcombank từng lên tới 7.900 tỉ đồng, tương đương 2,8% tổng dư nợ. Nhưng chỉ sau 1 năm, tỉ lệ này đã giảm xuống mức ấn tượng chỉ còn 0,5% ứng với 1.900 tỉ đồng.

Chiến lược hợp lý, tối ưu phân khúc khách hàng

Theo lý giải của lãnh đạo Techcombank tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư nói trên, kết quả này một mặt phản ánh sức phục hồi của khách hàng; mặt khác cho thấy chiến lược hợp lý và tối ưu của NH trong lựa chọn các phân khúc khách hàng.

Từ những năm 2015-2016, Techcombank đã từng gây bất ngờ trên thị trường khi có tỉ trọng cho vay khách hàng cá nhân lên tới trên 45%. Tỉ trọng từng được xem là rất cao đó chưa từng NHTM nào khác thực hiện. Ở khía cạnh này, "Tech" lại đi trước một bước. Một trong những giá trị của bước đi ở đây là chiến lược NH bán lẻ để phân tán rủi ro "rải trứng ra nhiều giỏ".

"Tại Techcombank, việc lựa chọn khách hàng luôn đi theo hướng hết sức thận trọng. Chúng tôi chỉ làm trên cơ sở khi đã hiểu rõ khách hàng, hiểu được đặc điểm ngành nghề kinh doanh cũng như quản trị được rủi ro đó. Ví dụ chúng tôi thường chọn cách tiếp cận theo chuỗi giá trị, điều này giúp chúng tôi nắm bắt được toàn bộ dòng tiền của chuỗi giá trị và sẽ quản trị rủi ro tốt hơn", ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank, chia sẻ thêm tại cuộc gặp gỡ nhà đầu tư nói trên.

Cũng theo lý giải của ông Hưng, trong chiến lược lựa chọn các phân khúc khách hàng trọng tâm, bản chất khách hàng là những doanh nghiệp tốt, nằm trong những ngành nghề có sự phát triển tốt, cũng như "risk profile" thấp hơn, thì tỉ lệ phần trăm họ có thể đi qua đại dịch một cách lành mạnh thường rất cao. Theo đó, một cách tự nhiên, lượng khách hàng có nhu cầu tái cấu trúc sẽ giảm xuống, khi hoạt động của họ trở lại trạng thái bình thường.

Tính đến cuối năm 2021, tổng số dư trích lập dự phòng của NH đã lên tới 3.735 tỉ đồng, tăng tới 69% so với năm trước. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu theo đó lên tới 163%, tương đương cứ với mỗi đồng nợ xấu thì NH đã dành tới 1,63 đồng sẵn sàng đối ứng. Phó Tổng giám đốc Techcombank cho biết với “bộ đệm” này, trong năm 2022 và các năm tiếp theo, NH sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc phải tăng chi phí dự phòng. Đồng thời, khả năng được hoàn nhập dự phòng do khách hàng phục hồi kinh doanh và hoàn các khoản vay và lãi sẽ là một cơ sở quan trọng tạo đà lợi nhuận cao cùng triển vọng đạt kỷ lục mới trong năm 2022.
Bài và ảnh: Thủy Nguyên
từ khóa :
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.