Từ đáy vươn lên
Năm 2023, kinh tế toàn cầu ảm đạm sau giai đoạn hậu Covid-19 cùng nhiều bất ổn như xung đột địa chính trị. Trong nước, tổng cầu, đầu tư sụt giảm; tỷ giá, lãi suất biến động khó lường...đã tác động tới đời sống người tiêu dùng.
Điều này dẫn đến tình trạng thắt chặt chi tiêu. Nhiều tổ chức, cá nhân "thắt lưng buộc bụng" không đăng ký những khoản vay mới để mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên đến năm 2024, mọi thứ đã có sự cải thiện rõ rệt khi Chính phủ triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới…
Chị Vân Anh (tiểu thương chợ Đồng Xuân, Hà Nội) nhớ lại, chị đã từng 2 lần phải xin ngân hàng về việc giãn nợ để có nguồn tiền thanh toán trước các khoản vay tiêu dùng cho gia đình. "Tuy nhiên đến năm 2024 việc kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn trước khi đối tác làm ăn có nguồn ra nguồn vào, tôi cũng tìm đến các gói vay để thêm nguồn vốn nhập hàng", chị Vân Anh kể.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh..., dư nợ cho vay tín dụng tiêu dùng tăng mạnh. Điển hình, tính đến cuối tháng 10-2024, tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và 12% so với cùng kỳ.
Kỷ nguyên tăng trưởng mới
Giới chuyên gia nhận định, sang 2025, ngành thị trường tài chính tiêu dùng sẽ tiếp tục có nhiều vận hội mới để tăng trưởng, bứt phá mạnh mẽ khi Ngân hàng Thế giới (World Bank) mới đây nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên 6,6%. Bên cạnh đó, FinGroup đánh giá thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn đang có nhiều triển vọng phát triển khi quy mô tín dụng tiêu dùng của Việt Nam mới đạt trên 10% GDP.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ và cải cách cụ thể của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng sẽ khuyến khích nhu cầu vay. Cụ thể, đối với các khoản vay dưới 100 triệu đồng, khách hàng không cần cung cấp phương án sử dụng vốn chi tiết. Thay vào đó, khách hàng chỉ cần chia sẻ thông tin cơ bản về mục đích vay và khả năng trả nợ của mình.
Trước những điều kiện lý tưởng đó, các tổ chức tín dụng, công ty tiêu dùng đã chủ động cải tổ, áp dụng hệ thống công nghệ và chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nhằm đón đầu "làn sóng" tăng trưởng mới của giai đoạn tiếp theo.
Đơn cử như tại Home Credit, thông qua việc đầu tư vào AI (trí tuệ nhân tạo) và Big Data (dữ liệu lớn), doanh nghiệp này đã số hóa toàn bộ quy trình vay vốn, từ đăng ký, phê duyệt đến hỗ trợ khách hàng. Ứng dụng di động Home App của Home Credit Việt Nam cũng được nâng cấp để mang tới trải nghiệm mượt mà, từ duyệt vay tức thì đến chatbot hỗ trợ 24/7.
Ngoài ra, để tăng cường sự hiện diện trên nhiều lĩnh vực, Home PayLater của Home Credit đã hợp tác chiến lược với nhiều nhà bán lẻ lớn và các nền tảng thương mại điện tử, nhờ đó trở thành một công cụ thanh toán thiết yếu cho người tiêu dùng hiện đại.
Đồng hành cùng các giải pháp công nghệ tiên tiến, Home Credit còn lắng nghe ngày càng sâu sát và tung ra loạt ưu đãi hấp dẫ như với chiến dịch "Tết Nhà Vô Giá" đang áp dụng trên toàn quốc ngay từ đầu năm mới.
Các giao dịch thanh toán điện tử và nạp thẻ qua Home App được giảm 20%, tối đa 50.000 đồng. Riêng khách hàng thanh toán bằng Home PayLater tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, mỹ phẩm và nhà hàng trong tháng 1 được giảm 50.000 đồng. Giao dịch quét mã QR và thanh toán bằng Home PayLater đầu tiên, giá trị từ 150.000 đồng trở lên, cũng được giảm 50.000 đồng. Còn các khách hàng mua sản phẩm điện tử hoặc phụ kiện tại các chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh sẽ được giảm tới 100.000 đồng cho đến hết ngày 28-2.
Với những yếu tố thuận lợi nêu trên cùng giải pháp chấm điểm tín dụng được các cơ quan quản lý Nhà nước đẩy mạnh trong thời gian tới, giới chuyên gia đều dự báo thị trường cho vay tiêu dùng hứa hẹn sẽ vượt qua 'vùng tối' lợi nhuận, bước vào chu kỳ tăng trưởng để cùng đất nước tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới.