Thị trường
09/10/2019 09:58

Người dân Trung Quốc đổ xô mua mì gói

(NLĐO) – Doanh số bán mì ăn liền tại Trung Quốc tăng mạnh, củng cố luận điểm rằng người tiêu dùng nước này đang nhín nhịn chi tiêu vì lo ngại về triển vọng kinh tế.

Chính phủ Trung Quốc đang trông đợi vào nhu cầu cao của người dùng nước này để vực dậy nền kinh tế nước nhà trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Nếu người dùng không muốn bỏ ra quá nhiều tiền, điều đó đồng nghĩa tăng trưởng có thể chậm hơn dự kiến.

Lượng tiêu thụ mì ăn liền tại Trung Quốc đại lục và đặc khu Hồng Kông bắt đầu sụt giảm sau năm 2014, một phần vì các công ty khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ dịch vụ giao đồ ăn giá rẻ. Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, doanh số bán mì ăn liền giảm xuống 38,5 tỉ gói vào năm 2016 nhưng đã tăng lên hơn 40 tỉ gói trong năm ngoái, tương đương hơn 38,8% tổng doanh số toàn cầu. Các chuyên gia dự đoán con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa trong năm nay.

Kinh tế lao đao

Mì ăn liền là sản phẩm tiêu dùng mang tính biểu tượng của quá trình công nghiệp hóa thần tốc của Trung Quốc trong 40 năm qua. Doanh số mì ăn liền tăng mạnh đi liền với sự gia tăng của tầng lớp công nhân, trong khi tầng lớp trung lưu Trung Quốc không còn mặn mà với mì ăn liền mà chuyển sang các loại thực phẩm cao cấp hơn.

Vì mức độ phổ biến và tầm quan trọng, doanh thu mì ăn liền và xe hơi thường được sử dụng để đo lường mức chi tiêu của người dùng Trung Quốc. Doanh số bán xe khách của Trung Quốc giảm 14% trong vòng 15 tháng tính đến tháng 8-2019, theo Hiệp hội Sản xuất ôtô Trung Quốc. Các chuyên gia cho đây là dấu hiệu của tăng trưởng thu nhập chậm lại, mức nợ tăng cao và nỗi bất an về triển vọng công việc. Những điều này khiến người dùng tiết kiệm chi tiêu hơn.

Người dân Trung Quốc đổ xô mua mì gói - Ảnh 1.

Mì ăn liền là sản phẩm tiêu dùng mang tính biểu tượng liên quan đến công nghiệp hóa của Trung Quốc. Ảnh: BLOOMBERG

Ông Đào Đông, giám đốc điều hành của ngân hàng Credit Suisse Private Banking Asia-Pacific, đưa ra cái nhìn tổng quan: "Trong 5 năm qua, doanh số bán mì ăn liền Trung Quốc đã tăng trưởng lên 40 tỉ gói/năm. Ngành công nghiệp đã có nhiều cải tiến nhưng sản phẩm vẫn chỉ là mì ăn liền dù nó có thay đổi bao nhiêu đi chăng nữa. Doanh số bán hàng tăng mạnh không bắt nguồn từ sự thay đổi mang tính bước ngoặt của sản phẩm, mà bởi người dùng đang thay đổi. Những mặt hàng giá rẻ cũng đang phổ biến. Mặt khác, các sản phẩm xa xỉ như ôtô bị giảm doanh số. Đằng sau tình trạng này là sự sụt giảm trong nhu cầu người tiêu dùng".

Câu chuyện thành công của việc cải tiến sản phẩm?

Ở chiều ngược lại, truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn nỗ lực bác bỏ ý kiến cho rằng người dùng đang giảm chi tiêu. Thay vào đó, Bắc Kinh lập luận rằng sự phục hồi trong doanh số bán mì ăn liền là do sản phẩm được cải tiến. Nói như Nhân Dân nhật báo: "sự trở lại của mì ăn liền và rau bảo quản không phải do người dùng giảm mức chi tiêu mà là các công ty này đã nắm bắt cơ hội thị trường thông qua đa dạng hóa và bán những sản phẩm cao cấp".

Tingyi Holding, công ty sản xuất mì ăn liền lớn nhất Trung Quốc, cho biết giá trị hàng bán của mì ăn liền đã tăng 3,68% từ năm 2018 lên 1,6 tỉ USD trong nửa đầu năm, theo hồ sơ giao dịch được gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Tăng trưởng doanh số chủ yếu là do mì ăn liền cao cấp, có giá tới 24 nhân dân tệ/gói, tức đắt hơn một tô mì thịt bò ở một số thành phố của Trung Quốc.

Mạnh Tố Hòa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Trung Quốc khẳng định rằng người dùng nước này đang chi tiêu mạnh tay hơn, dựa trên sự đa dạng của các loại mì ăn liền.

Người dân Trung Quốc đổ xô mua mì gói - Ảnh 2.

Nếu người tiêu dùng Trung Quốc không muốn bỏ ra quá nhiều tiền, điều đó có thể có nghĩa là tăng trưởng có thể chậm hơn dự kiến. Ảnh: AP

Theo tính toán của viện vừa nêu, tổng giá trị hàng bán của 22 nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất Trung Quốc đã tăng 3,3% lên 7,2 tỉ USD vào năm 2018, trong khi sản lượng chỉ tăng 0,73% lên 34,4 tỉ gói. Tuy nhiên, mức tiêu thụ ở Trung Quốc vẫn thua xa so với Hàn Quốc nếu tính trên bình quân đầu người. Ở Trung Quốc, mỗi người tiêu thụ khoảng 29 gói mì vào năm ngoái, trong khi mỗi người Hàn Quốc dùng đến 74,6 gói mì.

Người dân Trung Quốc đổ xô mua mì gói - Ảnh 3.

Mì ăn liền cao cấp có giá tới 24 nhân dân tệ/gói, đắt hơn một tô mì thịt bò ở một số thành phố Trung Quốc. Ảnh: REUTERS

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng cho biết tăng trưởng thu nhập bình quân hàng năm của Trung Quốc sụt giảm xuống còn 6,6% trong nửa đầu năm nay, thấp hơn so với hơn 8% trong năm 2014. Trong khi đó, các gia đình có thu nhập cao ngày càng giàu có nhờ thu nhập từ đầu tư, thay vì tiền lương. Ngay cả các hộ gia đình giàu có cũng tiêu tiền thận trọng hơn. Tạp chí Hồ Nhuận chỉ ra chỉ số giá tiêu dùng xa xỉ đã sụt giảm 0,3% trong năm nay. Đây là lần sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2015.

"Với sự mất giá của đồng Nhân dân tệ, các sản phẩm nhập khẩu đang trở nên đắt đỏ hơn. Chúng tôi tưởng rằng chỉ số giá này sẽ tăng nhưng trên thực tế, chỉ số này đã giảm một chút" - theo Tạp chí Hồ Nhuận. Ông Đào Đông nhấn mạnh: "người tiêu dùng đương nhiên sẽ chi tiêu thận trọng hơn khi triển vọng thu nhập tương lai trở nên không chắc chắn".

H.Bình (Theo SCMP)

Viết bình luận

Kết thúc quý I/2024, BVBank ghi nhận tăng trưởng từ thu nhập lõi

Kết thúc quý I/2024, BVBank ghi nhận tăng trưởng từ thu nhập lõi

Tài chính 18:05

Ngân hàng Bản Việt (BVBank - mã chứng khoán: BVB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với nhiều kết quả kinh doanh tích cực, bám sát mục tiêu đặt ra đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua trước đó.

Giải bóng bàn Đông Tây Barbershop: Kết nối cộng đồng, khám phá tài năng

Giải bóng bàn Đông Tây Barbershop: Kết nối cộng đồng, khám phá tài năng

Thông tin nhanh 18:01

Trong không khí sôi động của kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 sắp tới, Đông Tây Barbershop tổ chức Giải đấu Bóng bàn dành cho học sinh, sinh viên. Sự kiện không chỉ là một cuộc thi, mà còn là sân chơi gặp gỡ, kết nối và thể hiện tài năng của các bạn trẻ yêu thích môn thể thao này.

SCG nằm trong top 10 doanh nghiệp FIEs tiêu biểu tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024

SCG nằm trong top 10 doanh nghiệp FIEs tiêu biểu tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024

Sản xuất - Kinh doanh 16:18

Tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023-2024, SCG lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh trong top doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) tiêu biểu tại Việt Nam.

An tâm giao dịch – bảo vệ toàn diện cùng thẻ Vietcombank

An tâm giao dịch – bảo vệ toàn diện cùng thẻ Vietcombank

Ngân hàng 16:15

(NLĐO) - Sự bùng nổ của công nghệ internet và nền tảng xã hội trực tuyến kèm theo thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết đòi hỏi các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng, tiện dụng hơn đáp ứng nhu cầu chi tiêu, mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

Gen Z làm gì khi nghỉ lễ: Người hào hứng đi chơi xa, kẻ ở nhà uống trà chạy deadline

Gen Z làm gì khi nghỉ lễ: Người hào hứng đi chơi xa, kẻ ở nhà uống trà chạy deadline

Sản phẩm 14:25

Kỳ nghỉ lễ sắp tới là cơ hội vàng để gen Z nghỉ ngơi sau những áp lực công việc, học tập và giải nhiệt cuộc sống khỏi nắng nóng, oi bức. Mỗi người đều có dự định cho riêng mình để xua tan căng thẳng mệt mỏi, cân bằng cuộc sống.

Phòng khám Mercy: Top địa chỉ làm đẹp uy tín

Phòng khám Mercy: Top địa chỉ làm đẹp uy tín

Doanh nghiệp 13:31

Phòng khám Mercy cũng luôn hoàn thiện mỗi ngày từ chất lượng dịch vụ, cập nhật các công nghệ làm đẹp tiên tiến cho tới việc luôn lấy chữ tâm đặt lên hàng đầu để có thể đạt được vị thế như ngày hôm nay.

VIETBANK được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024

VIETBANK được vinh danh top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024

Thị trường 11:48

Ngày 24-4-2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vinh dự nhận giải thưởng “Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024” do Báo Vietnamnet và Tổ chức Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) bình chọn.