Thị trường
11/10/2019 16:45

Công nghiệp ôtô Hàn Quốc trên đà suy thoái

Sản lượng 4 triệu xe mỗi năm là mức tối thiểu để Hàn Quốc duy trì ngành công nghiệp ôtô nội địa.

Các hãng ôtô nước ngoài cắt giảm chi phí đang đe dọa kéo giảm sản lượng ôtô hàng năm ở Hàn Quốc xuống dưới 4 triệu xe, ngưỡng có thể giết chết ngành công nghiệp chiếm 1/5 tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này.

Khi ngành công nghiệp ôtô toàn cầu trải qua một đợt đại suy thoái – hoạt động của các hãng ôtô gần xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 8 vừa qua – một phần do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các nhà máy ở Hàn Quốc cũng đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề.

Công nghiệp ôtô Hàn Quốc trên đà suy thoái  - Ảnh 1.

Một công nhân của GM Hàn Quốc. Hãng này đã đóng cửa một trong ba nhà máy tại Hàn trong 2018. Ảnh: Reuters

Tuyệt vọng trong việc duy trì việc làm qua đợt suy thoái, Oh Keo-don, thị trưởng Busan, thành phố lớn thứ hai về dân số ở Hàn Quốc, đã có chuyến thăm trụ sở chính của nhà sản xuất ôtô Pháp Renault cuối tháng 8 vừa qua, nhằm gợi ý hãng này có thể chuyển việc lắp ráp các ôtô dành cho thị trường châu Âu sang thành phố của mình.

Busan là nơi đặt nhà máy lắp ráp duy nhất do công ty liên doanh hạng trung Renault Samsung vận hành. Tuy nhiên, 1.800 công nhân ở đây đang có nguy cơ thất nghiệp bởi cuộc cải tổ toàn diện đối với Nissan, đối tác liên minh của Renault.

Chịu ảnh hưởng từ đợt tái cấu trúc của các hãng ôtô Nhật Bản vì sản lượng toàn cầu quý đầu năm ảm đạm, Renault Samsung sẽ ngừng sản xuất mẫu SUV Rogue của Nissan trong năm nay. Tuy nhiên, mẫu xe này, gánh vác gần một nửa sản lượng của Renault Samsung, đang đặt sự bền vững của nhà máy Busan vào nguy hiểm.

Bất chấp những lời kêu gọi chỉ định mẫu xe khác cho nhà máy này, Renault vẫn chưa ra được quyết định. Tốc độ dây chuyền sản xuất sẽ giảm 25% bắt đầu từ tháng này. Renault Samsung đã đưa ra các gói nghỉ hưu sớm tháng vừa rồi tới bất cứ ai tự nguyện, nhưng chỉ có vài chục người chấp nhận.

Cùng thời điểm, công ty con GM Hàn Quốc của General Motors cũng đang phải thu hẹp quy mô. Tháng 5/2018, công ty này đóng cửa một trong ba nhà máy nội địa bởi doanh số nghèo nàn tại quê nhà và không đủ khả năng xuất khẩu.

Bản thân công ty mẹ của hãng này cũng đang trải qua cuộc tái cấu trúc toàn cầu, theo quyết định từ tháng 11 năm ngoái rằng sẽ đóng cửa 5 nhà máy ở Bắc Mỹ. Các nhà máy ở Hàn Quốc sẽ là mục tiêu của các đợt cắt giảm tiếp theo.

Hyundai, nhà sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc, cũng đang hướng tới việc giảm bớt hoạt động sản xuất tại quê nhà. Dù nắm tới 70% thị phần nội địa, tập đoàn này cũng đang vật lộn với doanh số. Tại các thị trường nước ngoài trọng yếu ở Bắc Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, hãng cũng đang chuyển dần sang hướng sản xuất tại chỗ.

Công nghiệp ôtô Hàn Quốc trên đà suy thoái  - Ảnh 2.

Tucson 2019 ế ẩm tại đại lý Hyundai ở Colorado, Mỹ. Ảnh: AP

Đây là một bước ngoặt lớn của ngành công nghiệp đã phát triển thịnh vượng suốt từ đầu thế kỷ. Vào những năm 2000, nền công nghiệp ôtô Hàn Quốc đã bắt đầu cung cấp các mẫu xe với thiết kế hấp dẫn và hợp túi tiền tới khách hàng ở tầng lớp trung lưu. Những mẫu xe này cũng từng rất thành công ở Mỹ cũng như các thị trường đang phát triển. Hyundai cướp đoạt thị phần từ các đối thủ Nhật, tự giành cho mình biệt danh "sát thủ ôtô Nhật Bản". Hàn Quốc thậm chí đã trở thành nhà sản xuất ôtô lớn thứ 5 trên thế giới, chỉ thua Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Đức.

Nhưng từ giữa thế kỷ này, các hãng ôtô Hàn thất bại khi tung ra những mẫu xe đột phá mới. Từ đó nhường chỗ cho các đối thủ Nhật và châu Âu chiếm lại thị phần, trong khi doanh số các hãng Hàn Quốc sụt tốc trên toàn cầu.

Giá nhân công cao và giá đồng won tăng mạnh đặt gánh nặng lên tài chính, khiến các hãng ôtô Hàn không thể dành đủ vốn cho việc phát triển xe mới. Tất cả tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn khiến ôtô Hàn tiếp tục mất thị phần.

Năm ngoái, Hàn Quốc sản xuất 4,02 triệu xe, giảm 500.000 chiếc so với 5 năm trước. Đất nước này rơi xuống vị trí thứ 7, nhường chỗ cho Ấn Độ và Mexico.

"Sản lượng ở Hàn Quốc có thể sẽ giảm xuống dưới 4 triệu vào năm 2020", Kim Pil-su, giáo sư kỹ thuật ôtô tại Đại học Daelim, cho biết.

Sản lượng hàng năm ở con số 4 triệu đơn vị là mức tối thiểu tuyệt đối để duy trì ngành công nghiệp ôtô nội địa, bao gồm cả chuỗi cung ứng, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc. Bất cứ con số nào dưới giới hạn này sẽ khiến "các nhà cung cấp phụ tùng gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng", một người trong ngành cho biết.

Công nghiệp ôtô Hàn Quốc trên đà suy thoái  - Ảnh 3.

Số lượng sản xuất ôtô của Ấn Độ, Mexico và Hàn Quốc. Nguồn: IOMVM

Giống như chất bán dẫn, ôtô là một ngành công nghiệp quan trọng ở Hàn Quốc, chiếm khoảng 20% GDP. Một nốt trầm trong ngành công nghiệp này cũng có thể ảnh hưởng tới hàng chục nghìn người lao động.

Một yếu tố góp phần dẫn tới sự suy thoái là các cuộc tranh chấp lao động. Công nhân ở Renault Samsung đã tổ chức một cuộc đình công kéo dài nhiều tháng, bắt đầu từ tháng 10 năm trước, và công đoàn GM Hàn Quốc cũng đã tổ chức cuộc tổng đình công đầu tiên trong lịch sử 22 năm vào tháng 9 vừa qua. Hyundai đối mặt với các cuộc đình công hầu như mọi năm.

Lương ở các hãng ôtô được xem là cao nhất tại Hàn Quốc. Các công nhân Hyundai có thu nhập trung bình 92 triệu won (77.000 USD)/năm, con số này nâng mức lương của toàn bộ ngành công nghiệp.

Mùa hè này, lần đầu tiên trong 8 năm qua liên đoàn lao động Hyundai đã đồng ý với số tiền lương trọn gói mà không cần phải dùng đến biện pháp đình công. Dù cho doanh số của Hyundai có tồi tệ, mức lương đã tăng thêm 1,7%. Nhưng quyết định không đình công của công nhân cũng cho thấy sự thật khắc nghiệt của ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc.

Theo Mai Huyền Nikkei/Vnexpress)
DatVietVAC cùng các nghệ sĩ chung tay giúp đồng bào khắc phục thiệt hại bão số 3

DatVietVAC cùng các nghệ sĩ chung tay giúp đồng bào khắc phục thiệt hại bão số 3

Hoạt động cộng đồng 14:04

DatVietVAC Group Holdings và nghệ sĩ đến từ các chương trình Anh Trai “Say Hi”, Rap Việt, 2 Ngày 1 Đêm Vietnam, Our Song Vietnam vừa ủng hộ số tiền 1 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào đang chịu thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ kéo dài.

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

Hoạt động cộng đồng 14:02

Chung tay cùng cả nước, toàn thể người lao động của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) trích 1 ngày lương/người nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau bão số 3. Bên cạnh đó, MB tiếp tục ủng hộ trực tiếp đến các địa phương vùng bão, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn và sớm ổn định cuộc sống.

Eximbank đồng hành cùng khách hàng sau bão Yagi với lãi suất ưu đãi

Eximbank đồng hành cùng khách hàng sau bão Yagi với lãi suất ưu đãi

Ngân hàng 11:58

(NLĐO) - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.

Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Doanh nghiệp 13:36

EVNHCMC đã phát động đến toàn thể công nhân viên chức, người lao động ủng hộ ít nhất 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

Doanh nghiệp 13:35

Đoàn công tác của EVNGENCO3 đã đến kiểm tra tình hình nhà máy và thăm hỏi, động viên CBCNV tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương sau bão Yagi.

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Ngân hàng 13:35

Theo văn hóa Á Đông, Tết Trung thu là cơ hội để sum họp gia đình, hướng trái tim mỗi người con xa xứ về với cội nguồn, kết nối tình thân - hay còn gọi là Tết Đoàn viên. Trong thời đại số hiện nay, chúng ta có thêm nhiều phương thức để kéo gần, kết nối thành viên trong gia đình.

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hoạt động cộng đồng 21:35

Phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc và truyền thống hơn 60 năm xây dựng, phát triển, toàn thể cán bộ nhân viên Vietcombank sẵn sàng chung tay cùng các cấp chính quyền và địa phương hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất, tái thiết cuộc sống.