Giáo dục
09/06/2017 10:46

Đích đến du học mới

Trong chiến dịch cạnh tranh ảnh hưởng và cơ hội ở Đông Nam Á, Nhật Bản đang nhắm đến "mặt trận mới" - giáo dục

Bằng cách đẩy mạnh thu hút sinh viên từ Đông Nam Á, Nhật Bản đồng thời nhắm tới mục tiêu tăng cường kết nối kinh tế với các nước trong khu vực. Nguyên nhân nằm ở chỗ Đông Nam Á đang là mục tiêu đầu tư chiến lược kiêm nguồn nhân tài quan trọng cho Nhật Bản.

Tăng cường tuyển sinh

Không khó hiểu trước việc Nhật Bản nhiệt tình tiếp cận Đông Nam Á. Khu vực này đang tăng trưởng kinh tế nhanh, dẫn đến việc tầng lớp trung lưu phát triển và nhu cầu khổng lồ về xây dựng hạ tầng. Đầu tư của Nhật Bản vào Đông Nam Á liên tục tăng thời gian qua, một phần để cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Trong lĩnh vực giáo dục, Nhật Bản ưu tiên mời gọi sinh viên từ ASEAN.

Theo trang Bloomberg, Việt Nam đang tích cực phản hồi tín hiệu từ Nhật Bản. Thống kê của Tổ chức Dịch vụ sinh viên Nhật Bản (JASSO) cho thấy số du học sinh Việt Nam ở xứ sở mặt trời mọc, bao gồm các trường ngôn ngữ, đã tăng gấp 12 lần trong vòng 6 năm (tính tới tháng 5-2016), đạt con số 54.000 người. Hiện nay, du học sinh Việt Nam chiếm gần 1/4 sinh viên quốc tế ở Nhật, chỉ xếp sau sinh viên Trung Quốc (chiếm tới 41% nhưng đang giảm dần trong những năm gần đây).

Bloomberg dẫn trường hợp cô Trần Thị Quỳnh My, làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo lời My, học bổng chính phủ Nhật thậm chí còn hỗ trợ cô trả học phí cho 2 đứa con theo cùng. "Tôi chọn Nhật Bản vì ở đây ít tốn kém hơn các nước khác mà hệ thống giáo dục lại tốt, chú trọng rèn luyện kỷ luật cho học sinh. Học ở đây xong, con của tôi sẽ có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn khi chúng về nước, bởi các công ty Nhật đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều".

Viện Nghiên cứu Mizuho (Nhật Bản) chỉ ra với kinh tế tăng trưởng hơn 6% trong năm 2016, Việt Nam lọt vào nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Ông Shinobu Kikuchi, nhà kinh tế cấp cao của viện này, lạc quan dự báo thu nhập và mức độ tiêu dùng ở Đông Nam Á tiếp tục tăng trong những năm tới, thu hút các công ty Nhật tìm đến.

Đích đến du học mới - Ảnh 1.

Một nhóm sinh viên Việt Nam tham quan Trường ĐH Shimane tại tỉnh Shimane - Nhật Bản Ảnh: TRƯỜNG ĐH SHIMANE

Tìm kiếm nhân tài

Chỉ riêng tại Việt Nam, Nhật Bản đã là đối tác thương mại lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ. Năm 2016, kim ngạch thương mại 2 chiều tăng lên mức 30 tỉ USD, gần gấp đôi so với con số 16,8 tỉ USD của năm 2010 - theo dữ liệu của Chính phủ Việt Nam. Hai nước đặt kỳ vọng đẩy thương mại song phương đạt 60 tỉ USD vào năm 2020. Chưa hết, Nhật còn là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) là 42,5 tỉ USD (tính tới tháng 3-2017).

Trong quá khứ, các nhà sản xuất Nhật Bản xâm nhập thị trường Việt Nam với đích nhắm là nhân công giá rẻ. Nhưng hiện nay, theo ông Keisuke Kobayashi, người theo dõi Việt Nam tại Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, các công ty Nhật tìm kiếm nhân viên tay nghề cao, được đào tạo đầy đủ để vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa.

Sự hiện diện ngày càng nhiều của công ty Nhật tại Việt Nam khiến các sinh viên và cha mẹ họ tin rằng sang Nhật du học sẽ đem lại cơ hội có việc tốt lương cao. Ông Itsuro Tsutsumi, Giám đốc bộ phận trao đổi sinh viên của JASSO, xác nhận: "Họ xem việc đưa con sang Nhật học là một hình thức đầu tư, với mong muốn kết quả nhận được sẽ xứng đáng". Một trường hợp khác được Bloomberg dẫn chứng là cô Tran Thi Bich Phuong, sinh viên đến từ TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Cô nhận được 2 học bổng ngành marketing tại Trường ĐH Ritsumeikan châu Á - Thái Bình Dương đặt tại Oita, tỉnh miền Tây Nam Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp vào tháng 9 tới, cô Phuong dự tính tìm việc ở Nhật. "Làm việc ở công ty Nhật sẽ giúp tôi học hỏi tính chuyên nghiệp và mở rộng tầm mắt. Về lâu dài, tôi muốn đem các kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy được ở Nhật về lại Việt Nam" - cô chia sẻ.

Dĩ nhiên, không phải bức tranh nào cũng có màu hồng. Vào tháng 4 năm nay, đại sứ quán Nhật ở Việt Nam cảnh báo tình trạng có nhiều sinh viên Việt Nam lâm vào cảnh nợ nần chồng chất tại Nhật. Nguyên nhân do họ dính "bẫy lừa" của các công ty dịch vụ Việt Nam và trả một khoản phí lớn với lời hứa hẹn sang Nhật tìm việc tốt.

VIỄN DƯƠNG
FPT hợp tác với đối tác Hàn Quốc đẩy mạnh nền tảng low-code

FPT hợp tác với đối tác Hàn Quốc đẩy mạnh nền tảng low-code

Sản xuất - Kinh doanh 11:22

FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, một doanh nghiệp hàng đầu về phát triển ứng dụng nâng cao hiệu suất trong mảng lập trình.

PGS. TS Trần Đình Thiên: đường sắt nhẹ TP HCM – Tây Ninh sẽ kích thích phát triển cho cả Đông Nam Bộ

PGS. TS Trần Đình Thiên: đường sắt nhẹ TP HCM – Tây Ninh sẽ kích thích phát triển cho cả Đông Nam Bộ

Sản xuất - Kinh doanh 11:22

“Tuyến đường có tác dụng rất tốt kích thích du lịch Tây Ninh, từ đó cộng hưởng tạo sức lan tỏa cho phát triển kinh tế, du lịch cả vùng Đông Nam Bộ”.

Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường

Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường

Điểm đến hấp dẫn 11:21

Nhiều chiến dịch ra quân để tháo dỡ các công trình làm mất mỹ quan đô thị đang được Phú Quốc quyết liệt thực hiện, nhằm lấy lại cảnh quan cho đảo Ngọc.

Giải cơn khát khan hiếm nguồn căn hộ dưới 50 triệu đồng/m2

Giải cơn khát khan hiếm nguồn căn hộ dưới 50 triệu đồng/m2

Dự án mới 11:21

Gần một năm trở lại đây, khách hàng tìm đỏ mắt cũng không thể săn được dự án mới có mức giá dưới 50 triệu đồng/m2.

HDBank được vinh danh thương hiệu Quốc gia

HDBank được vinh danh thương hiệu Quốc gia

Ngân hàng 11:20

Nhiều ngân hàng lớn, trong đó có HDBank đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

Ngân hàng 16:38

Vi vu xứ Kim Chi tiết kiệm hơn, an toàn hơn cùng NAPAS.

Phấn đấu đạt 15.000 người tham gia BHXH tự nguyện

Phấn đấu đạt 15.000 người tham gia BHXH tự nguyện

Doanh nghiệp 16:37

BHXH TP HCM đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để gia tăng độ bao phủ BHXH, BHYT