Năm 2019, Bộ Tài chính Thái Lan đã triển khai gói kích cầu du lịch nội địa bằng cách cho mỗi người dân 1.500 THB (1.093.000 VND) để đi du lịch tại 55 tỉnh ở nước này.
Theo đó, bất cứ người nào từ 18 tuổi trở lên cũng có thể đăng ký chương trình và chính phủ sẽ chuyển số tiền trên chủ yếu thông qua hệ thống trả lương qua tài khoản. Họ có thể sử dụng số tiền trên khi chi trả tại các cửa hàng tham gia chương trình.
Giảng viên Anusorn Tamajai tại Đại học Rangsit cho rằng chương trình này sẽ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, sau khi mùa khô ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân nông thôn. Bộ trưởng Tài chính Apisak Tantivorawong cho biết Chính phủ Thái Lan đã đưa ra gói kích cầu trị giá 20 tỉ THB cũng như những biện pháp khác nhằm thúc đẩy du lịch nội địa cũng như cải thiện thu nhập cho những người có thu nhập thấp.
Tới đây, Tổng cục Du lịch Thái Lan sẽ khởi động chiến dịch "Chúng tôi yêu Thái Lan" để thúc đẩy du lịch nội địa sau khi tình hình Covid-19 bình thường hóa.
Chủ tịch hội đồng, Chủ tịch Trirattanajarasporn, cho biết họ đang hợp tác với Bộ Du lịch và Tổng cục Du lịch Thái Lan. "Chiến dịch này sẽ giúp quảng bá các sản phẩm và điểm tham quan mới của địa phương, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến du lịch", ông nói.
Chính phủ Ba Lan cũng đã công bố kế hoạch trợ cấp du lịch cho những người làm việc toàn thời gian có mức lương thấp hơn mức lương trung bình quốc gia (khoảng 1.233 USD/tháng) để họ có thể đi du lịch trong nước trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Chương trình được gọi là "1000+" cụ thể sẽ giúp chủ doanh nghiệp phân phối phiếu giảm giá trị giá 237 USD (1.000 PLN) cho người lao động, Chính phủ Ba Lan sẽ chi trả 90% chi phí.
Kế hoạch này sẽ tiêu tốn của Ba Lan khoảng 1,6 tỷ USD trong năm nay, theo Bộ trưởng Phát triển Jadwiga Emilewicz. Ông Emilewicz cho biết chương trình này cũng giống như việc tặng tiền ngày lễ với các phiếu giảm giá được trao cho lao động tại nhiều công ty Ba Lan vào dịp Giáng sinh và Phục sinh.
"60% người lao động sẽ có thể được hưởng lợi từ chương trình này" - ông nói.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Romania cũng từng giới thiệu một chương trình tương tự vào năm 2018. Chính phủ Rumani đã cung cấp khoản trợ cấp trị giá 325 USD cho người dân đi du lịch nội địa. Khoản trợ cấp áp dụng cho bất kỳ chi phí nào tại các điểm đến trong nước về chỗ ở, phí giao thông, spa, trung tâm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và đồ uống, và giải trí.
Báo cáo của OECD về Romania báo cáo rằng chương trình này là một thành công, đã làm tăng cầu du lịch nội địa.
Một số ý kiến trái cho rằng tiền này sẽ không cải thiện được thu nhập cho người nghèo vì du khách vẫn tập trung vào các điểm du lịch lớn thay vì các thành phố du lịch hạng hai. Song, nhiều chuyên gia lập luận rằng, đây là một bước đi thông mình vì khoản tiền (vốn được lấy từ tiền thuế) này sẽ được sử dụng cho du lịch nội địa và thực chất vẫn là đóng góp vào GDP của đất nước. Người nộp thuế sẽ được đi du lịch giá rẻ. Trong khi đó, các hãng hàng không, khách sạn và các công ty du lịch khác thì có được khách hàng. Và cuối cùng, nhân viên trong ngành du lịch được tiếp tục làm việc do nhu cầu tăng.
Không giống như tiền trợ cấp được trao trực tiếp cho các hãng hàng không, đây là khoản tiền chi cho một mối quan hệ cộng sinh nơi người nộp thuế thực sự nhận được lợi ích hữu hình thông qua việc đi du lịch và qua đó tạo ra cầu cho các dịch vụ du lịch, lữ hành, hàng không, bán lẻ.