Du lịch
29/01/2017 15:54

Quán vỉa hè nức tiếng thế giới

Hai phụ nữ giống nhau kỳ lạ: đều sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn; lấy chồng quê Bến Tre; mưu sinh bằng hàng quán vỉa hè và bỗng dưng nổi danh ở nước ngoài theo cái cách không ngờ tới

Tôi đến quán vỉa hè ở hẻm vào lô C chung cư Nguyễn Đình Chiểu (quận 1, TP HCM) có bảng hiệu rất Tây - Lunch Lady - vào một trưa thứ sáu. Quán vẫn đông khách, hơn một nửa là người nước ngoài nhưng hôm ấy, không khí quán náo nhiệt khác thường. Bà chủ quán Nguyễn Thị Thành ra mắt cuốn sách dạy nấu ăn bằng tiếng Việt và tiếng Anh nên bận rộn hơn, vừa bán hàng vừa ký tặng sách cho khách.

Địa chỉ ẩm thực của du khách

Quyển sách đầu tay bà Thành viết theo đề nghị của CTIN Inc lúc bà đã bước qua tuổi 50. Trong đó chứa công thức nguyên liệu, cách chế biến 16 món ăn mà bà đã chinh phục thực khách sành ăn ở Sài Gòn và du khách nước ngoài qua hơn 20 năm bán hàng ở vỉa hè. CTIN Inc chịu trách nhiệm chuyển dịch tiếng Anh, chụp ảnh lúc bà chế biến, rồi in ấn và phát hành.

Lunch Lady xuất hiện trên biết bao tờ báo, tạp chí, kênh truyền hình nổi tiếng nước ngoài như AsiaLife, New York Times, The Sydney Morning Herald, No Reservations... và cả trên những Facebook truyền miệng của khách nước ngoài. Thế nên, sách chưa ra mắt đã có khách nước ngoài đặt mua hơn 100 quyển và nhờ gửi qua đường bưu phẩm. Còn tại quán, khách vui vẻ bỏ tiền mua sách, đề nghị bà ký tên vào như một món quà tặng. Đáp lại sự yêu mến của mọi người, hôm ấy, bà Thành tặng khách mua sách những phần ăn đặc biệt.

Viết sách là việc tay trái được đề nghị làm nhưng bà thấy thuận tay lắm bởi tất cả đều nằm lòng rồi. Nhiều khách đến giờ mới biết tên thật chính xác của bà là Nguyễn Thị Thành chứ không phải Nguyễn Thị Thanh như nhầm lẫn từ trước đến giờ.


Bà Nguyễn Thị Thành ký tặng sách dạy nấu các món ăn cho khách đến ăn bún bò

Bà Nguyễn Thị Thành ký tặng sách dạy nấu các món ăn cho khách đến ăn bún bò

Lần đầu tiên bà được lên báo là trên tạp chí AsiaLife. Văn phòng tạp chí nước ngoài này lúc đó đặt trên đường Hoàng Sa, cách quán của bà chỉ gần 100 m. Phóng viên AsiaLife đến quán ăn trưa thường xuyên, viết bài đăng khen món ngon. Tiếp đó, người của báo New York Times, The Sydney Morning Herald sang Việt Nam đến ăn, về cũng viết. Ông Anthony Bourdain (đầu bếp kiêm đạo diễn và MC của kênh truyền hình Travel Channel) cũng từ Mỹ đưa cả ê-kíp qua làm phim, phát trên chương trình No Reservations. Bà chỉ bán trong hơn 2 giờ buổi trưa, không bán cơm hay chuyên một món quanh năm mà đổi món mỗi ngày cho khách phải đến thường xuyên. Sau khi đích thân thẩm định hương vị và hài lòng về chất lượng các món ăn đặc trưng ẩm thực 3 miền Việt Nam, thích thú với cách giao tiếp rất tự nhiên của bà Thành, ông Anthony đã đặt cho quán cái tên là Lunch Lady.

Thế là từ năm 2013, bà Thành lấy tên Lunch Lady đặt cho quán vỉa hè chung cư của mình. Bà cảm ơn ông Anthony đã cho bà cái tên quán hay như vậy. Cũng từ chương trình No Reservations, Lunch Lady càng nổi tiếng, đến nỗi trong sổ tay rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến Sài Gòn, Lunch Lady như một địa chỉ phải khám phá.

Nhắc tới những người đã đưa cái quán nhỏ xíu lấy bóng mát hai cây bàng làm nơi phục vụ khách bỗng nhiên nổi tiếng, bà cũng không ngờ cuộc đời mình sang trang như vậy. Bà nhớ lại sau khi đi xuất khẩu lao động ở Đức về, theo chồng về quê ở Bến Tre làm ăn không thành công, trở lại Sài Gòn chỉ định bán hàng ăn nhỏ đủ nuôi sống gia đình.

Bà Thành tiết lộ ông Anthony sẵn sàng dành cho bà một cửa hàng trong khu ẩm thực của ông bên Mỹ để bà có cơ hội quảng bá Lunch Lady và ẩm thực Việt Nam. Bà cảm động với thịnh tình của ông nhưng không muốn rời xa quán vỉa hè chung cư nhiều kỷ niệm, nhiều niềm vui bất ngờ trong cuộc đời mình. Bà xin mời khách yêu thích “Lunch Lady chính hiệu” hãy đến Sài Gòn để thưởng thức những món ăn và tiện thể du lịch để hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Còn bà sẽ nghiên cứu nấu thêm nhiều món ngon và chuyển tải nó vào những cuốn sách tiếp theo để những ai yêu thích Lunch Lady cũng có thể nấu những món ngon như bà nấu.

Chuối nếp nướng lừng danh

Có sự giống nhau khá thú vị của 2 cuộc đời bà Nguyễn Thị Thành và bà Ngô Thị Bích Thủy. Bà Bích Thủy với biệt danh Út Lúa, chủ quán Chè chuối nướng Nam Bộ, cũng sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn; có chồng quê ở Bến Tre; rồi sau những chuyện không vui trong gia đình, bà trở lại Sài Gòn kiếm sống nuôi con. Cái xe chuối nếp nướng ở vỉa hè đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận được nhiều người biết đến bởi cái món ăn nhà quê bà làm thật ngon.

Một ngày nọ, đầu bếp Võ Quốc, thành viên của Hiệp hội Đầu bếp châu Á, đến mời bà Thủy cùng tham gia Đại hội Ẩm thực đường phố thế giới (World Street Food Congress) năm 2013 ở Singapore để giới thiệu với thế giới món chuối nếp nướng nước cốt dừa.

Đầu bếp Võ Quốc nghĩ dù mình biết làm nhưng không sao chế biến ngon bằng những người cả đời mưu sinh bằng món ăn đó và được nhìn nhận qua rất nhiều người đến ăn chuối nếp nướng của bà Thủy. Bà Thủy thì không ngờ cơ hội có mặt tại Đại hội Ẩm thực đường phố thế giới 2013, được khách tham quan yêu thích đã giúp chuối nếp nướng Nam Bộ Út Lúa được vinh dự đứng trong tốp 20 món ăn đường phố ngon nhất.


Quầy chuối nếp nướng Nam bộ ở Đại hội Ẩm thực đường phố thế giới 2016 được các đài truyền hình nước ngoài ghi hìnhẢnh: vân khánh

Quầy chuối nếp nướng Nam bộ ở Đại hội Ẩm thực đường phố thế giới 2016 được các đài truyền hình nước ngoài ghi hìnhẢnh: vân khánh

Đại hội Ẩm thực đường phố thế giới 2015 ở Trung Quốc và năm 2016 ở Philippines, món chuối nếp nướng Nam Bộ Việt Nam của bà Bích Thủy đã đứng vững trong nhóm những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Trên các báo và đài truyền hình nước ngoài ngày càng nhiều bài viết, hình ảnh, phim giới thiệu về chuối nếp nướng Nam Bộ và người làm nên món ăn được nhiều người yêu thích.

Trở về từ Philippines hồi tháng 4, đến tháng 9-2016, bà Thủy nhận được 2 lời đề nghị hợp tác hoặc nhượng quyền từ 2 đơn vị kinh doanh ẩm thực ở Singapore và Philippines để mở quán chuối nếp nướng Nam Bộ Út Lúa ở nước ngoài. Bà Thủy không ngờ có ngày được hãnh diện như vậy. Song bà tâm sự: “Cuộc đời mình sang trang mới nhờ những ân nhân bất ngờ đưa đến cho danh tiếng và cơ hội. Suốt bao nhiêu năm âm thầm với xe chuối nếp nướng nuôi con, mặc cảm với bạn bè và gia đình vì dẫu sao mình cũng từng học kiến trúc ra mà lận đận trên đường đời. Bốn năm qua, lấy lại niềm tin vào bản thân, rồi thấy con trai cùng con dâu biết trân trọng nghề chuối nếp nướng của mẹ và quyết tâm mở rộng nhiều điểm bán, tôi đủ thấy hạnh phúc”.

Tết này, bà Bích Thủy bước qua tuổi 60 thật tròn vẹn. Bà dự định cùng các con chăm lo cho 5 quán đã mở ở TP HCM, Bình Dương, Đắk Lắk thật tốt và nếu còn sức thì thêm vài quán nữa. Còn nhận lời mở quán ở nước ngoài, bà chưa nghĩ tới vì thấy mình chưa đủ kiến thức kinh doanh bài bản. Vả lại, chuối nếp nướng chỉ có ở Việt Nam, vậy sao mình không khuyến khích khách nước ngoài muốn thưởng thức món ngon nổi tiếng thế giới này thì hãy đến thăm thú Sài Gòn, tìm hiểu Việt Nam?

Bà nghĩ chưa chắc làm một quán bài bản, ở một khu ẩm thực chỉn chu mà khách thích. Chính hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ nhỏ nhắn mặc áo bà ba, đội nón lá, đeo chiếc giỏ đệm đứng nướng chuối, xếp từng trái chuối nướng thơm lừng lên dĩa rồi chan nước cốt dừa mời khách với nụ cười tươi đã gây ấn tượng, chinh phục cả khách Sài Gòn sang trọng dù quán ở vỉa hè đường phố.

Những lần tham dự Đại hội Ẩm thực đường phố thế giới, được nghe những chuyên gia ẩm thực nói chuyện ẩm thực đường phố trong tương lai, bà Thủy vẫn nhớ họ khuyên “ẩm thực đường phố sẽ tươm tất hơn nhưng không làm mất đi bản sắc riêng của từng món ăn và của chính người đang kinh doanh chúng”. Thế nên, nếu có cơ hội tham gia những sự kiện ẩm thực trong nước, khu vực hay quốc tế, bà sẽ tiếp tục cố gắng làm cho món chuối nếp nướng Nam Bộ luôn có tên trên bản đồ ẩm thực đường phố nổi tiếng nhất thế giới.

CÁC NGỌC
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.