Tượng Phật bằng đồng giữ kỷ lục Guinness.
Với chiều cao tổng thể 120m, đại tượng Phật Ushiku Daibutsu (tỉnh Ibaraki, Nhật Bản) được đưa vào danh sách những kỷ lục Guinness là tượng Phật bằng đồng cao nhất thế giới vào năm 1995.
Được xây dựng vào năm 1983, công trình mất đến 10 năm để hoàn thành. Đại tượng Phật có chiều cao tổng thể 120 m, nặng 4.000 tấn, được ghép từ 6.000 miếng đồng thiếc có độ bền cao.
Đại tượng Phật chia thành 3 phần: phần đế cao 10 m, phần đài sen cao 10 m và chiều cao của tượng Phật là 100 m.
Hình ảnh tượng Phật phản chiếu qua kính
Theo bước chân đức Phật
Có hơn 3.400 tượng Phật nhỏ trong lòng đại tượng Phật Ushiku Daibutsu
Một hệ thống thang máy được xây dựng trong lòng Ushiku Daibutsu, đưa du khách từ mặt đất lên đến độ cao 85 m để ngắm nhìn khung cảnh bên dưới. Vào những ngày nắng, từ đây có thể nhìn thấy cả tháp truyền hình Tokyo Skytree nổi tiếng.
Quá trình xây dựng đại tượng Phật
Bên trong đại tượng Phật, bạn sẽ có cảm giác lạc vào một thế giới hoàn toàn khác: ánh sáng mờ ảo lung linh, tiếng nhạc nhẹ nhàng du dương, hương sen thoang thoảng khiến tâm hồn trở lên nhẹ nhàng, thanh thản như lạc vào cõi Phật.
Xung quanh là công viên trồng nhiều loại hoa khác nhau theo mùa: tùng, anh đào, cánh bướm… Tại đây, du khách có thể đi dạo vườn hoa và cho cá ăn…
Đối với người dân xứ Phù Tang, đại tượng Phật Ushiku Daibutsu là nơi mang ý nghĩa tinh thần to lớn.
Ngắm đồi kochia đỏ rực vào thu
Hơn 32.000 cây kochia tại Công viên Hitachi (tỉnh Ibaraki, Nhật Bản) chuyển màu đỏ rực đón thu sang.
Nằm trong danh sách “must-go” trên bản đồ du lịch của những người yêu khám phá, công viên ven biển Hitachi có diện tích khoảng 190 hecta, là thiên đường hoa thơm bốn mùa khoe sắc.
Dưới chân đồi, hơn 92.000 bông cosmos trắng, hồng uyển chuyển trong gió, vẽ thêm nét thơ mộng cho công viên.
Công viên được quy hoạch để trồng nhiều giống hoa với những màu sắc khác nhau
Vào tháng 6, người ta bắt đầu trồng những bụi kochia. Khi làn gió thu “chạm” nhẹ, kochia bắt đầu chuyển mình từ xanh sang hồng, rồi đỏ hẳn.
Công viên như một bản tình ca mùa thu lãng mạn
Sắc màu rực rỡ giữa trời thu
Đồi kochia được chăm sóc bởi 40 nhân viên mỗi ngày
Nao lòng với những giọt nước mưa long lanh trên cành kochia đỏ thẫm
Lễ hội hoa cúc lâu đời nhất tại Nhật Bản
Lễ hội hoa cúc tại đền Kasama Inari (thuộc thành phố Kasama, tỉnh Ibaraki) đã tổ chức 109 năm qua.
Hoa cúc là loài hoa của mùa thu Nhật Bản. Cùng với hoa anh đào, hoa cúc được xem là quốc hoa của xứ Phù tang, biểu trưng cho những phẩm chất tốt đẹp và trường thọ. Hằng năm, từ tháng 10 đến tháng 11, lễ hội hoa cúc diễn ra trên khắp nước Nhật.
Lễ hội hoa cúc năm 2016 tại đền Kasama Inari diễn ra từ ngày 15-10 đến 23-11
Đền Kasama Inari - nơi diễn ra lễ hội hoa cúc hằng năm
Lễ hội quy tụ khoảng 300 loại hoa cúc đủ hình dạng, màu sắc và kích thước, từ những bông cúc nhỏ xinh đến những hoa có đường kính lên tới 20 cm.
Để tôn vinh hương sắc của mùa thu, ngoài việc trưng bày hoa cúc, các nghệ nhân nơi đây còn sử dụng cành và hoa cúc để “phù phép” thành những búp bê hoa.
Búp bê hoa cúc có kích cỡ như người thật, cực kỳ sống động và tinh xảo.
Các búp bê hoa cúc năm nay được lấy cảm hứng từ nhân vật Sanada Maru từ bộ phim cùng tên của kênh truyền hình NHK.
Hằng ngày, các nghệ nhân đều tưới nước, chăm sóc tỉ mỉ để kéo dài độ tươi của hoa, giúp những bộ trang phục hoa luôn lộng lẫy.
Với chủ đề thay đổi qua mỗi năm, trong 3-4 năm trở lại đây, lễ hội hoa cúc tại đền Kasama Ina không chỉ thu hút người Nhật mà còn chào đón du khách nước ngoài như Thái Lan, Hồng Kông…