VnMoney
21/03/2014 15:52

Vì sao đất vàng 1 tỉ đồng/m2 bị bỏ hoang ?

Chiếm vị trí đắc địa nhất Hà Nội nhưng mảnh đất để xây dự án D’.San Raffles vẫn bị bỏ hoang làm dấy lên nghi ngờ Tân Hoàng Minh “đói” vốn.

D’.San Raffles, kiệt tác…trên giấy

Lô đất vàng 22-24 Hàng Bài và 25 – 27 Hai Bà Trưng, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội đã khiến tên tuổi của Tân Hoàng Minh ngày càng được nhắc đến nhiều vì nó tiêu tốn vô số thời gian, công sức và tiền bạc.

Khu đất chỉ cách hồ Hoàn Kiếm chưa tới 100 m ban đầu được giao cho Công ty Cổ phần Kinh doanh và Xây dựng Nhà Hà Nội. Năm 2009, Công ty Cổ phần Thời đại mới T&T thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh được thành lập để thực hiện siêu dự án D’.San Raffles tại khu đất này. Trong đó, Tân Hoàng Minh góp 14% vốn, Công ty Kinh doanh và Xây dựng Nhà Hà Nội góp 80% và hai cá nhân khác sở hữu 4%.

Không lâu sau đó, Tân Hoàng Minh đã lật ngược thế cờ khi chiếm tới 90% tỉ lệ góp vốn, coi như có toàn quyền với lô đất đẹp nhất nhì quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, công cuộc giải phóng mặt bằng (GPMB) với mức giá kỷ lục gần 1 tỷ đồng/m2 mới thực sự đưa tên tuổi của Tân Hoàng Minh lên "hàng sao" trong làng BĐS.

San Raffles hiện vẫn chỉ là kiệt tác…trên giấy.

San Raffles hiện vẫn chỉ là kiệt tác…trên giấy.

Hoàn thành xong việc GPMB gian nan, UBND thành phố Hà Nội cũng đã có Quyết định số 3362 giao đất cho Tân Hoàng Minh từ 19-7-2011. Tiêu tốn số tiền khổng lồ, những tưởng ông lớn này sẽ bắt tay ngay vào việc xây dựng siêu dự án D’.San Raffles nhưng kể từ đó đến nay, đã gần 3 năm, mảnh đất vàng vẫn ngổn ngang. Mặt bằng lô đất hiện chỉ để trông xe, bán trà đá, vừa hoang phí vừa khiến cảnh quan quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm – bộ mặt của Thủ đô nhếch nhác.

Trao đổi với Kiến Thức về việc chậm triển khai D’.San Raffles, ông Đỗ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, cho biết dự án này vẫn đang trong quá trình xin giấy phép xây dựng. “Việc xin giấy phép có rất nhiều vấn đề phức tạp. Dự kiến cuối năm nay sau khi có giấy phép, chúng tôi sẽ triển khai rầm rộ và chỉ cần 2 năm để hoàn thiện toàn bộ” - ông Lâm nói.

Tuy nhiên, tiết lộ với Kiến Thức, một cán bộ Phòng Quản lý - cấp phép xây dựng, Sở xây dựng Hà Nội khẳng định, đơn vị này vẫn chưa nhận được bất cứ hồ sơ nào của Tân Hoàng Minh liên quan đến việc xin cấp phép xây dựng tại dự án D’.San Raffles trên mảnh đất số 22-24 Hàng Bài và 25 – 27 Hai Bà Trưng.

Nước cờ sai của Tân Hoàng Minh?

Động thái của Tân Hoàng Minh đối với dự án D’.San Raffles khiến nhiều người hoài nghi rằng chính đại gia này cũng chưa muốn triển khai chứ không hẳn vì lý do chưa được cấp phép xây dựng. “Nếu muốn xây dựng, Tân Hoàng Minh đã phải nộp hồ sơ xin cấp phép từ lâu chứ không có chuyện đến giờ này hồ sơ vẫn chưa chuẩn bị xong. Thông tin về dự án đã có từ cách đây 5 năm (2009), mặt bằng giải phóng xong từ 2010, đất cũng được giao vào tay, chẳng còn vật cản nào ngáng chân đại gia này ngoài việc chính Tân Hoàng Minh chưa muốn làm” - một chuyên gia trong ngành BĐS khẳng định với Kiến Thức.

Thực tế, không có gì khó hiểu khi Tân Hoàng Minh trây ỳ trong việc triển khai D’.San Raffles. Nhiều người cho rằng siêu dự án này như một nước cờ sai của Tân Hoàng Minh bởi “địa lợi” vẫn còn nhưng “thiên thời” thì đã mất.

Mảnh đất vàng 1 tỉ đồng/m2 vẫn để bỏ không nhiều năm nay. Ảnh: Minh Tùng.

Mảnh đất vàng 1 tỉ đồng/m2 vẫn để bỏ không nhiều năm nay. Ảnh: Minh Tùng.

Khi quyết định lấn sân sang BĐS vào đúng thời điểm thị trường này đang trong giai đoạn đỉnh cao, D’.San Raffles chính là dự án đầu tay của Tân Hoàng Minh trong lĩnh vực mới. Nhưng vì D.’ San Raffles lúc đó vướng mắc việc giải phóng mặt bằng nên đại gia này buộc phải khởi động D.’ Palais De Louis trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy trước.

Đến khi mặt bằng của D.’ San Raffles hoàn tất (tháng 7-2011 giao đất) thì thị trường BĐS bỗng xuống dốc không phanh, vốn cũng đã dồn hết vào căn hộ đế vương D.’ Palais De Louis nên Tân Hoàng Minh bị đẩy vào thế khó.

“D.’ San Raffles nằm trong khu vực 4 quận nội thành bị hạn chế chiều cao xây dựng, không được vượt quá 9 tầng. Nếu ai đã từng đầu tư BĐS đều có thể thấy, trong khi số tiền bỏ ra để giải phóng mặt bằng rất lớn nhưng chiều cao xây dựng chỉ có vậy thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ lỗ, nhất là ở thời điểm thị trường trầm lắng như hiện nay.

Trong khi đó, Tân Hoàng Minh dự định triển khai D.’ San Raffles theo mô hình trung tâm thương mại và căn hộ với các thương hiệu thời trang đẳng cấp và xa xỉ hàng đầu trên thế giới thì đối diện nó hiện đã có Tràng Tiền Plaza, D.’ San Raffles sẽ phải cạnh tranh bằng cách nào? Do vậy, trây ỳ tạm dừng không triển khai là lựa chọn tốt nhất của Tân Hoàng Minh trong thời điểm này”, chuyên gia BĐS phân tích.

Thế khó của mảnh đất vàng

Giảm giá căn hộ đế vương D.’ Palais De Louis trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, xin giãn tiến độ đóng thuế đất dự án D.’ Le Pont D’or trên phố Hoàng Cầu, tạm ngưng hoàn thiên D.’ Palais De Louis…những động thái trong thời gian qua của Tân Hoàng Minh cho thấy dường như ông lớn này đang gặp khó, thiếu hụt vốn.

Nếu D.’ Palais De Louis đắt khách chắc hẳn Tân Hoàng Minh đã không phải giảm giá bán và nếu không có vấn đề về tài chính, đại gia này cũng chẳng phải xin giãn tiến độ đóng thuế đất. Theo Nghị quyết 02 của Chính phủ và Thông tư 16 của Bộ Tài chính, chỉ những doanh nghiệp gặp khó khăn, không có lãi hoặc chi phí lớn hơn doanh thu, do giá trị hàng tồn kho quá lớn, hoặc chi phí đầu tư lớn nhưng chưa có doanh thu mới nằm trong diện được giãn tiến độ đóng thuế.

Gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn yêu cầu Công ty Quản lý quỹ Đầu tư Chứng khoán Minh Việt (Minh Viet Capital) tạm ngừng hoạt động do bộc lộ những yếu kém. Minh Viet Capital là đơn vị quản lý quỹ của Tân Hoàng Minh. Việc thành lập công ty chuyên trách này của Tân Hoàng Minh nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư, phân phối nguồn vốn hiệu quả và hậu thuẫn cho việc phát triển trong lĩnh vực bất động sản.

Có thể nói những dấu hiệu cho thấy Tân Hoàng Minh “đói vốn” đã quá rõ ràng. Nếu tiếp tục đổ tiền vào triển khai D.’ San Raffles chẳng khác gì "lao vào chỗ chết".

Bỏ hoang mảnh đất vàng trong một thời gian dài nên mới đây, D.’ San Raffles bị nằm trong danh sách đen các dự án thanh tra của UBND TP Hà Nội. Theo đó, từ 10-1 đến 31-5-2014, Hà Nội sẽ tổng kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất đai tại các dự án chậm tiến độ trên địa bàn toàn thành phố trong đó có D.’ San Raffles.

Nếu tiếp tục trây ỳ, có thể Tân Hoàng Minh sẽ phải trả lại mảnh đất vàng cho Hà Nội, đồng nghĩa với việc Hà Nội phải hoàn lại tiền giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp này để giao đất cho một đơn vị khác. Nhưng với số tiền đền bù giải phóng mặt bằng quá lớn mà Tân Hoàng Minh đã bỏ ra, liệu Hà Nội có sẵn sàng thu hồi mảnh đất?

Hơn nữa, liệu có một doanh nghiệp nào chịu chơi chi ra số tiền đền bù đó để làm một dự án trong nội đô chỉ được xây dựng không vượt quá 9 tầng như quy định mà vẫn có lãi trong bối cảnh hiện nay? Đó vẫn là một câu hỏi khó trả lời cho số phận của mảnh đất vàng 22-24 Hàng Bài và 25 – 27 Hai Bà Trưng.

Theo Minh Tùng (Kiến thức)
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.