VnMoney
05/06/2014 14:47

TTCK: Sự tiến hóa của các trụ

BID (BIDV), BVH (Bảo Việt), GAS (PVGas), MSN (Masan), VIC (Vincom) và VNM (Vinamilk) đang là 6 CP có ảnh hưởng lớn nhất đến biến động của VN Index và được xem là những “trụ cột” của TTCK.

chị để Theo dõi sự hình thành và phát triển của các trụ cột này có thể thấy được sự phát triển của TTCK và các doanh nghiệp (DN) niêm yết.

Từ “tứ trụ”

Đầu năm 2006, VNM niêm yết 159 triệu CP tại HOSE và trở thành CP có ảnh hưởng lớn bậc nhất đến rổ tính VN Index, nhưng không phải ai cũng để ý đến ảnh hưởng này vì lúc đó bất cứ CP nào cũng tăng không riêng gì VNM.

Tiếp sau đó là sự xuất hiện của VIC (tháng 9-2007), BVH (tháng 6-2009) và MSN (tháng 11-2009). Và cũng tương tự VNM, dù vốn điều lệ cũng như vốn hóa đều ở mức “khủng” nhưng thị trường cũng chưa thực sự chú ý. Sau năm 2008 điều chỉnh mạnh, TTCK lại có những đợt sóng “khủng” vào năm 2009 kéo dài đến hết nửa đầu năm 2010 mới bắt đầu phân hóa.

Hiện tại những CP trụ cột nói riêng và vốn hóa lớn nói chung trên thị trường đang là những công ty đầu ngành bảo hiểm, tài chính, bất động sản, tiêu dùng, sản xuất, công nghệ, dược, thực phẩm, phân phối…

Số lượng này càng gia tăng, tính chất đại diện cho nền kinh tế của TTCK càng được thể hiện rõ. Khi đó, thông qua kết quả kinh doanh của các trụ cột này, cũng có thể đánh giá được sức khỏe của DN nói riêng và nền kinh tế nói chung như thế nào.

Kể từ lúc này, cùng với sự xuất hiện của các ETF (quỹ đầu tư chỉ số), vai trò trụ đỡ của thị trường chính thức được xác lập với tứ trụ gồm BVH, MSN, VIC và VNM. Giai đoạn 2010-2012 được xem là một giai đoạn khó khăn không kém gì năm 2008 của TTCK, khi những yếu tố thiếu bền vững bị loại bỏ không thương tiếc và tâm lý bi quan không thể tránh khỏi. Từ đây xuất hiện những phiên giao dịch theo kiểu “xanh vỏ đỏ lòng”, có nghĩa VN Index “xanh” (tăng) nhưng rất nhiều CP “đỏ” (giảm).

Lý do cũng xuất phát phần lớn từ nhóm tứ trụ, khi chỉ cần 1-2 mã tăng giá do được các ETF mua vào mạnh là tác động đáng kể đến diễn biến của VN Index. Ngoài một số mặt trái nhất định của hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” cũng không thể bỏ qua những điểm tích cực.

Rõ ràng TTCK dù có nhiều CP điều chỉnh đến đâu, nhưng VN Index vẫn giữ được màu xanh phần nào củng cố tâm lý cho NĐT. Cho dù được các ETF mua vào, vai trò và giá trị của tứ trụ không thể phủ nhận. Giai đoạn đó cũng ghi nhận sự phát triển mạnh của tứ trụ trên nhiều mặt. VNM đã liên tục tăng trưởng cả về doanh thu, lợi nhuận và là một trong những DN chia cổ tức với tỷ lệ cao và xác lập vị thế CP tốt nhất thị trường trong mắt nhiều NĐT.

Sau một thời gian MSN bắt đầu cho thị trường thấy được những thế mạnh của mình trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. VIC từ khi lên sàn đã chứng tỏ vị thế là tập đoàn bất động sản hàng đầu, còn BVH ngoài những lợi thế về hoạt động kinh doanh cũng đẩy mạnh hoạt động IR và PR cho mình. Sau khi xuất hiện nhóm tứ trụ, lợi thế về vốn điều lệ hay vốn hóa mới được định hình rõ trên thị trường.

Đến “đa trụ”

Những năm tiếp theo, với sự xuất hiện của GAS (niêm yết tháng 5-2012) và BID (đầu năm 2014) đã hình thành bộ 6 CP trụ cột ảnh hưởng đến khoảng 60% diễn biến của VN Index. Đặt trong bối cảnh hiện nay của TTCK, vai trò của các trụ cột đã có rất nhiều thay đổi theo hướng vừa mở nhưng cũng vừa chặt chẽ và khắt khe.

Mở là ở chỗ khi số lượng trụ gia tăng, ảnh hưởng của từng trụ cũng sẽ được chia sẻ lẫn nhau, tạo ra tính chất liên kết và cân bằng hơn trên thị trường. Hiện tại, trong một phiên giao dịch các trụ thường chia nhau 3 vai trò “giữ”, “đẩy” (tăng) và “xả” (giảm), phiên nào có nhiều trụ đẩy thị trường tăng và ngược lại trụ “xả” chiếm ưu thế VN Index có thể mất điểm.

Xu hướng này nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới khi các DN lớn như Vietnam Airlines hay Petrolimex lên sàn vì số lượng trụ càng tăng, NĐT càng có nhiều sự lựa chọn, dòng tiền dịch chuyển nhịp nhàng và TTCK sẽ ổn định. Nói chặt chẽ và khắt khe là bởi các “trụ” cũng sẽ buộc phải chứng tỏ năng lực hoạt động của mình theo hướng ngày một tích cực hơn nữa để đảm bảo vai trò.

Chẳng hạn, BVH phải chứng tỏ được vị thế ông lớn của mình trong ngành bảo hiểm, hay BID phải thể hiện làm sao để NĐT thấy được ngoài yếu tố vốn hóa thì năng lực trong hoạt động ngân hàng của BID cũng có những ưu thế so với các đối thủ như CTG (VietinBank) hay VCB (Vietcombank).

Tầm nhìn của NĐT ngày càng xa khi TTCK phát triển.Ảnh: LONG THANH
Tầm nhìn của NĐT ngày càng xa khi TTCK phát triển.Ảnh: LONG THANH

Theo xu hướng này những lợi thế về vốn hóa trước đây của các trụ có thể sẽ bị tác động đáng kể. Trước đây và hiện nay có thể xuất hiện những CP dù hoạt động chưa thực sự hiệu quả, nhưng do có vốn điều lệ và vốn hóa lớn nên có thể lọt vào danh mục của các quỹ ETF, tác động đến diễn biến thị trường…

Nhưng về lâu dài, nếu các công ty vốn lớn hoạt động không hiệu quả, có thể giá CP sẽ giảm, dẫn đến vốn hóa giảm, trong khi những công ty khác hoạt động tốt hơn sẽ tăng vốn và vượt lên. Ngoài ra càng về sau sẽ càng có nhiều công ty có vốn lớn lên sàn, nếu các đơn vị lên sàn trước không nỗ lực có thể sẽ bị “chìm” trước các tân binh.

Ngoài những CP trụ cột, ảnh hưởng về mặt vốn hóa trong tương lai cũng có thể xuất hiện những trụ với các tiêu chí khác, chẳng hạn như ngành nghề. Thí dụ nói đến ngành thép hiện nay, nhiều NĐT sẽ “soi” hoạt động của HPG (Hòa Phát) hoặc HSG (Hoa Sen), nhưng vốn hóa của 2 công ty này chưa thể bằng 6 trụ hiện nay.

Nhưng nhiều khả năng khi thị trường có thêm những bộ chỉ số theo ngành, cả 2 CP thép này có thể thành trụ của nhóm CP thép chẳng hạn. Cũng tương tự, các trường hợp của FPT trong ngành công nghệ, DPM ngành phân bón, PET mảng phân phối, Dược Hậu Giang với ngành dược... Và không loại trừ khả năng trụ của thị trường sẽ không chỉ là một CP mà là một nhóm CP.

Theo Thái Ca (Sài Gòn Đầu tư)
Công bố quyết định Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Công bố quyết định Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Doanh nhân 09:41

Ngày 1-12, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) tổ chức Lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Nguyễn Văn Chung và Vũ Khánh Linh vô địch cự ly giải chạy chinh phục thử thách

Nguyễn Văn Chung và Vũ Khánh Linh vô địch cự ly giải chạy chinh phục thử thách

Nhịp sống 09:41

Vietnam Ultra Run không chỉ là một cuộc thi, mà còn là một ngày hội thể thao khẳng định tinh thần "Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn, Cùng nhau".

Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 của NAPAS

Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 của NAPAS

Ngân hàng 15:17

Ngày 29-11, Hội nghị Tổ chức thành viên năm 2024 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) được tổ chức thành công tại thành phố Nha Trang.

Biti's được vinh danh Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam CSI 2024

Biti's được vinh danh Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam CSI 2024

Doanh nghiệp 15:54

Đây là “bước tiến” lớn của Biti’s trong năm 2024, khẳng định cam kết tạo dựng giá trị bền vững và góp phần xây dựng tương lai thịnh vượng cho cộng đồng.

AI trong tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) và SEO

AI trong tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) và SEO

Công nghệ mới 15:53

Việc ứng dụng AI giúp cải thiện tốc độ tải trang, tối ưu từ khóa và nâng cao sự tương tác của người dùng, từ đó tăng trưởng lượng truy cập và thứ hạng tìm kiếm

60 sinh viên được nhận 900 triệu đồng học bổng AmCham 2024

60 sinh viên được nhận 900 triệu đồng học bổng AmCham 2024

Nhịp sống 15:53

60 sinh viên đến từ 10 trường đại học được nhận học bổng tiền mặt trị giá 15 triệu đồng/suất và một khóa học quản lý dự án từ Viện Quản lý Dự án ATOHA.

MM Mega Market tổ chức Ngày Môi trường “Rác sạch Quà xinh”

MM Mega Market tổ chức Ngày Môi trường “Rác sạch Quà xinh”

Nhịp sống 11:03

Sự kiện “Ngày Môi trường - Rác sạch Quà xinh - Junk in Joy out” diễn ra từ ngày 29-30/11 và 1/12/2024 tại trung tâm MM Mega Market An Phú, TP. Thủ Đức, TP HCM.