1. Trao đổi với nửa kia về lo lắng của bạn
Cách bạn đề cập đến vấn đề này rất quan trọng. Chẳng hạn, nếu bạn la hét, giận dữ, chỉ trích nửa kia thì họ sẽ không tiếp nhận ý kiến của bạn. Vì vậy, hãy trao đổi về vấn đề này khi bạn bình tĩnh và thể hiện quan điểm một cách thận trọng.
2. Nhận trách nhiệm quản lý tài chính trong gia đình
Nếu bạn tự thấy mình có thể quản lý chi tiêu gia đình tốt hơn, hãy đề nghị nửa kia rằng bạn sẽ đảm nhiệm việc chi trả các hóa đơn hàng tháng. Bạn hãy giải thích rằng đây chỉ là sự sắp xếp nhất thời cho đến khi tình hình tài chính của gia đình khá hơn.
3. Đặt ra ngân sách chi tiêu nhất định
Với việc đảm nhiệm quản lý chi tiêu gia đình, không có nghĩa bạn sẽ có quyền kiểm soát một cách tiêu cực. Bạn cần để cho bạn đời của mình cùng tham gia vào việc này. Nguyên nhân họ tiêu pha một cách lãng phí có thể xuất phát việc thiếu nền tảng kiến thức về tài chính và không hiểu thấu đáo về vấn đề tài chính cá nhân. Vì vậy, để cải thiện tình hình này, bạn cần lập ngân sách cho chi tiêu trong gia đình. Tuy nhiên, bạn cần khuyến khích nửa kia hợp tác để họ hiểu được đâu là thu nhập và đâu là chi phí.
4. Không để nhiều tiền mặt ở nhà
Nếu nửa kia của bạn là người tiêu tiền không tính toán, tốt nhất là không nên giữ nhiều tiền mặt tại nhà. Nhiều gia đình thường để một khoản tiền mặt ở nhà cho trường hợp khẩn cấp. Nhưng việc này cũng tạo điều kiện cho nửa kia có thể dùng số tiền này tùy tiện và không đúng mục đích. Tốt nhất hãy để tiền trong tài khoản ngân hàng. Còn nếu để tại nhà, bạn hãy cất trong két an toàn.
5. Mở một tài khoản khác để chi trả các hóa đơn
Khi bạn nhận nhiệm vụ chi trả các hóa đơn hàng tháng, hãy mở một tài khoản ngân hàng mới đứng tên bạn. Mỗi tuần hoặc mỗi khi nhận được lương, bạn hãy nạp một khoản tiền vào tài khoản để chi trả cho các hóa đơn của gia đình. Do đứng tên bạn nên chỉ bạn mới có thể rút được tiền. Cho tới khi nào nửa kia của bạn học cách kiểm soát chi tiêu, bạn có thể để họ làm đồng chủ tài khoản.
6. Dành một khoản ngân sách nhất định cho nửa kia
Bạn cũng nên để một khoản tiền nhất định cho chi tiêu cá nhân của bạn và nửa kia. Hãy chắc chắn rằng ngân sách dành cho mỗi người là tương đương nhau. Bằng cách này, nửa kia của bạn sẽ có ngân quỹ để tiêu những khoản cần thiết như ăn trưa, xăng xe, điện thoại…
7. Khen ngợi và động viên nửa kia
Để cải thiện tình hình tài chính gia đình và yêu cầu nửa kia cùng hợp tác, bạn hãy dành tặng họ những lời khen ngợi và động viên đúng lúc. Thay đổi thói quen chi tiêu của một người không phải là dễ dàng và bạn sẽ cần đến thời gian hàng tuần hay hàng tháng. Và những lời khen ngợi tích cực sẽ giúp nửa kia thay đổi nhanh chóng hơn, không cảm thấy bị xúc phạm.