Các chỉ số của phố Wall đã tăng nhẹ trong những phiên đầu tuần qua. Tuy nhiên, virus Corona vẫn lơ lửng trong tâm lý của nhà đầu tư khi Tây Ban Nha hứng chịu ngày tàn khốc nhất của đại dịch và các chính phủ châu Âu đã nỗ lực gấp đôi để duy trì các biện pháp phong tỏa gắt gao. Mức thiệt hại tối đa vẫn chưa thể đánh giá rõ ràng, thật nguy hiểm khi chuyển sang chế độ risk-on.
Công ty quản lý tài sản JPMorgan đang cảnh báo các nhà đầu tư về việc vội vã mua cổ phiếu trong bối cảnh thị trường vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi những diễn biến tiêu cực trong cuộc khủng hoảng coronavirus.
"Tôi không tự tin trong việc ủng hộ việc gia tăng tỉ trọng các tài sản rủi ro vì nhà đầu tư sẽ dễ tổn thương đối với bất cứ thông tin thiệt hại nào trên mặt trận y tế. Các chính sách hỗ trợ đã được kích hoạt nhưng chưa đủ để có thể xác nhận thị trường hiện tại đã đi qua điểm đáy" - ông Hugh Gimber, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Trong khi cổ phiếu toàn cầu tăng điểm vào tuần trước và đầu tuần này, trong bối cảnh lạc quan rằng các biện pháp hỗ trợ tài chính và tiền tệ có thể hạn chế sự sụp đổ từ đại dịch, tình hình xung quanh virus vẫn rất quan trọng và các công ty đang tiếp tục cắt giảm triển chỉ tiêu kinh doanh trong năm nay. Mức thiệt hại tối đa vẫn chưa thể đánh giá rõ ràng, thật nguy hiểm khi chuyển sang chế độ risk-on (chấp nhận rủi ro cao)" Gimber nói.
Chiến lược gia của quỹ hiện quản lý 1,9 nghìn tỷ USD đang theo dõi chặt chẽ sức mạnh của thị trường lao động ở Mỹ và châu Âu để biết các dấu hiệu về việc các nền kinh tế sẽ có thể hồi phục nhanh như thế nào sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ. Dữ liệu này có thể cung cấp một tín hiệu mua cổ phiếu.
Trong thời gian thử thách này, Gimber khuyên nên tập trung vào các công ty chất lượng với bảng cân đối kế toán mạnh và có mức đòn bẩy thấp cả về cổ phiếu và trái phiếu. "Bạn sẽ muốn đầu tư vào các công ty có bảng cân đối kế toán linh hoạt để có thể chịu đựng những cú "đạp" trong ngắn hạn, và khi thị trường đảo chiều, đó sẽ là những công ty dẫn đầu".
Trên thị trường trái phiếu, ông ủng hộ mua trái phiếu chính phủ ngắn hạn hơn là trái phiếu dài hạn. Ông đặc biệt quan tâm đến trái phiếu trong cấp đầu tư được( investment grade) hưởng lợi từ các gói hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương khác.
Ông đặc biệt cẩn trọng đối với các trái phiếu lợi suất cao được phát hành bởi các công ty có bảng cân đối kế toán yếu. " Các ngân hàng trung ương sẽ giúp giải quyết thách thức thanh khoản cho các doanh nghiệp, nhưng không thể giải quyết khả năng thanh toán cho những công ty vốn đang gặp nhiều rắc rối"-Gimber nói.
"Tuy nhiên, mức chênh lệch trái phiếu lãi suất cao hiện tại mang đến cơ hội mua vào tốt cho những ai muốn đầu tư trong một hoặc hai năm bởi vì trong ngắn hạn, biến động có thể là rất lớn".
Cổ phiếu của Mỹ đã tăng nhẹ trong phiên đầu tuần qua. Tuy nhiên, virus Corona vẫn lơ lửng trong tâm lý của nhà đầu tư khi Tây Ban Nha hứng chịu ngày tàn khốc nhất của đại dịch và các chính phủ châu Âu đã nỗ lực gấp đôi để duy trì các biện pháp phong tỏa gắt gao. Mức thiệt hại tối đa vẫn chưa thể đánh giá rõ ràng, thật nguy hiểm khi chuyển sang chế độ risk-on.