Tiêu dùng
08/05/2016 20:28

Vì sự an toàn của tài xế

Người dân muốn sử dụng dịch vụ văn minh, doanh nghiệp muốn cạnh tranh lành mạnh nhưng cơ quan chức năng cần vào cuộc chấn chỉnh các nhóm dịch vụ “đen” tự bảo kê, dịch vụ tự phát cạnh tranh không lành mạnh

Bất chấp nhu cầu của người tiêu dùng về vận chuyển đường bộ từ sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) đi các ngả trong thành phố bằng dịch vụ đặt xe đón tại sân bay qua ứng dụng điện thoại thông minh, không ít bác tài xe ôm truyền thống đã thể hiện “chủ quyền kinh doanh” không mấy văn minh của mình đối với các “xe lạ” vào đón khách.

Quyền của xe “thổ địa”?

Theo thống kê sơ bộ, chỉ trong vài tháng, đã có tới 16 vụ chửi bới, đe dọa, xô xát, ẩu đả, thậm chí “đánh hội đồng” các “xe lạ” vào đón khách trong sân bay TSN. Gần đây nhất, anh Phạm Quang L. - tài xế hợp tác vận chuyển của Grab - khi vào sân bay TSN đón khách đã bị một nhóm tài xế xe ôm chửi bới, rượt đuổi, hành hung và nhấn mạnh “thông điệp” xanh rờn: Còn vào đây đón khách thì sẽ... đánh chết!?

Chiều 27-4, tại công an phường, người đánh tài xế bước đầu thừa nhận mình đã rượt đuổi, đe dọa anh này và không cho anh vào đón khách trong sân bay. Khi được hỏi vì sao lại đuổi đánh anh L., người này nói: Bản thân đã hoạt động tại sân bay lâu nay và không chấp nhận việc “xe lạ” vào sân bay đón khách, cạnh tranh.

Người tiêu dùng bức xúc

Anh Mạnh Hùng - người từng chứng kiến cảnh tranh giành khách đi xe, dẫn đến xô xát - chia sẻ: “Từng chứng kiến cảnh một nhóm xe ôm hoạt động trong sân bay lao vào đánh một thanh niên mặc đồng phục của một công ty vận chuyển hành khách đường bộ tại sân bay, tôi cảm thấy ngao ngán vì những hành động thiếu văn minh ấy. Sân bay là cửa ngõ, bộ mặt của thành phố, lại tranh giành, đánh nhau như chỗ không người, thật lộn xộn. Cạnh tranh cũng phải lành mạnh chứ?”.

Chị Hồng Hoa, một người hay đặt dịch vụ xe đón qua ứng dụng điện thoại thông minh, bức xúc: “Mỗi lần đi công tác về, tôi lại thấy chán nản khi chứng kiến cảnh các tài xế lao vào tranh giành khách, đeo bám, kỳ kèo cho bằng được. Tôi là người tiêu dùng, tôi có quyền quyết định lựa chọn dịch vụ nào tôi muốn nhưng khi đặt xe qua ứng dụng điện thoại thông minh thì lại thấy thương cho mấy anh tài xế. Dù họ phân bua vào đón khách đặt trước nhưng vẫn bị chửi bới, xua đuổi...”.

Dân công sở ưa thích mô hình đặt xe đón qua ứng dụng điện thoại thông minh
Dân công sở ưa thích mô hình đặt xe đón qua ứng dụng điện thoại thông minh

Anh Sơn Hà, một nhân viên văn phòng, cho biết: “Các tài xế xe ôm nhiều khi không hiểu rằng người tiêu dùng sử dụng ứng dụng thông minh trên điện thoại để đặt xe đón vì tiện lợi, biết trước chi phí phải trả, được doanh nghiệp đứng ra bảo đảm nhân thân tài xế nên yên tâm, khá tiết kiệm chi phí. Tôi đi từ sân bay về khu Bến xe Miền Đông, theo bảng giá Grab chỉ khoảng 40.000 đồng, trong khi mấy anh xe ôm tự do chạy với giá 100.000 đồng. Việc hạn chế đưa đón trong sân bay, bến xe do có “luật ngầm” phân chia bến bãi sẽ tước đi cơ hội dùng dịch vụ văn minh, tiết kiệm và an toàn của người tiêu dùng”.

Tài xế sợ bị hành hung, doanh nghiệp thiệt hại

Các tài xế của dịch vụ đặt chỗ bằng ứng dụng thông minh đều chia sẻ nỗi lo khi vào đón khách tại sân bay vì không ít lần bị rượt đuổi và đe dọa; có trình báo công an phường, rồi cũng chỉ được gọi lên cập nhật biên bản lời khai, sự việc cũng chẳng đi đến đâu; riết rồi khách hàng đặt xe, họ cũng không dám nhận đón.

Đại diện một hãng dịch vụ vận chuyển theo đơn đặt hàng của khách cho biết: “Chúng tôi rất lo lắng về việc lượng khách hàng của chúng tôi ở sân bay có sự giảm sút rõ rệt sau những vụ đe dọa, hành hung tài xế; thậm chí một số hành khách còn chia sẻ dù rất muốn dùng dịch vụ nhưng họ e ngại không dám sử dụng dịch vụ này ở sân bay”.

Dân muốn sử dụng dịch vụ văn minh, doanh nghiệp muốn cạnh tranh lành mạnh nhưng lại bị chèn ép bởi các quy định bất thành văn, các “lệ làng”. Thiết nghĩ, cơ quan quản lý cần lên tiếng và có giải pháp xử lý triệt để nhằm bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp và trật tự đô thị.

Thanh Mai
SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỉ đồng

SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỉ đồng

Ngân hàng 22:09

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỉ đồng

EVNSPC đóng điện, đưa vào vận hành loạt công trình trọng điểm

EVNSPC đóng điện, đưa vào vận hành loạt công trình trọng điểm

Doanh nghiệp 17:30

EVNSPC đã đóng điện thành công, đưa vào vận hành 08 công trình lưới điện trọng điểm, đáp ứng nhu cầu tăng phụ tải trên địa bàn

Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

Văn hóa – Giải trí 17:29

Kỷ niệm 20 năm khai trương TTTM Vincom Center Bà Triệu - TTTM đầu tiên của hệ thống, Vincom tổ chức tháng sinh nhật "Đến Vincom - Chào Tôi Mới"

"Tòa tháp quốc tế" gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

"Tòa tháp quốc tế" gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

Không gian sống 15:12

Những tòa tháp The Symphony thuộc tổ hợp semi-compound Sun Symphony Residence được gọi “tòa tháp quốc tế” bởi hội tụ loạt giá trị đẳng cấp, khác biệt hiếm có.

Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục, chiếm gần 30% khách quốc tế đến Việt Nam

Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục, chiếm gần 30% khách quốc tế đến Việt Nam

Dự án mới 15:11

Thu hút gần 30% tổng khách Quốc tế của cả nước với chi tiêu cao gấp 7 lần khách nội địa, Khánh Hòa cho thấy tương lai đầy rực rỡ của ngành dịch vụ không khói.

PNJ được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

PNJ được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 15:11

Nhờ đáp ứng tiêu chí chất lượng, đổi mới sáng tạo và năng lực tiên phong, PNJ đánh dấu cột mốc 9 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Yến Sào Khánh Hòa đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4 liên tiếp

Yến Sào Khánh Hòa đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4 liên tiếp

Doanh nghiệp 15:10

Yến sào Khánh Hòa vinh dự là đơn vị sản xuất và kinh doanh yến sào duy nhất nhận Chứng nhận Thương hiệu Quốc gia với 5 dòng sản phẩm