Tiêu dùng
09/12/2021 06:52

Bảo đảm đủ điện cho phục hồi, phát triển kinh tế

Nhu cầu tiêu thụ năng lượng được dự báo sẽ tăng cao sau khi nền kinh tế dần hồi phục sau dịch Covid-19, hoạt động sản xuất - kinh doanh đang được đẩy mạnh, bù đắp những thiếu hụt do tác động của dịch Covid-19 gây ra

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết trên cơ sở tính toán, EVN đã xây dựng 2 kịch bản báo cáo Bộ Công Thương, trong đó, kịch bản cơ sở, tăng trưởng điện 8,2% - tương đương sản lượng điện toàn quốc đạt 275,5 tỉ KWh; kịch bản cao tăng trưởng 12,4% - tương đương sản lượng điện đạt 286,1 tỉ KWh. "Về cơ bản, năm 2022, hệ thống điện quốc gia có thể đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cục bộ tại miền Bắc có thể tiềm ẩn rủi ro thiếu hụt công suất khoảng 1.500 - 2.400 MW trong một số giờ cao điểm các ngày nắng nóng cực đoan" - ông Lâm cho hay.

Không để thiếu điện trong mọi tình huống

Để bảo đảm điện, theo ông Võ Quang Lâm, EVN thực hiện nhiều giải pháp bổ sung nguồn cung như tăng nhập khẩu điện từ Lào, nghiên cứu hệ thống lưu trữ điện tại miền Bắc nhằm bổ sung nguồn phủ đỉnh; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước cấp cho vụ đông xuân; tăng cường năng lực hệ thống truyền tải; điều chỉnh thủy điện nhỏ, chuyển dịch phát điện từ trưa sang các khung giờ khác; tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện…

Với yêu cầu không để thiếu điện trong mọi tình huống, Bộ Công Thương chỉ đạo EVN nghiên cứu thêm các giải pháp nhằm vận hành an toàn hệ thống điện, nhất là trong điều kiện tỉ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao. Trước mắt sẽ rà soát các công trình thuộc khu vực miền Bắc để chống thiếu nguồn.

Trong thời gian tới, việc triển khai xây dựng các đường dây, trạm biến áp giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, nhất là các công trình năng lượng tái tạo được chú trọng. Cụ thể, Bộ Công Thương rà soát, chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ tất cả công trình lưới điện bảo đảm việc giải tỏa công suất các nguồn điện đã xây dựng, trong đó có các nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Ngoài ra, Bộ Công Thương chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào.

Bảo đảm đủ điện cho phục hồi, phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Bảo đảm đủ điện cho phục hồi, phát triển kinh tế Ảnh: EVN

Bảo đảm cung cấp than

Mới đây, EVN cũng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) về tình hình cung cấp than cho sản xuất điện năm 2021 và chuẩn bị kế hoạch cung cấp than cho nhà máy nhiệt điện của EVN năm 2022. Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết từ đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên diễn biến nhu cầu phụ tải trên hệ thống điện biến động mạnh và khó dự báo. Điện sản xuất toàn hệ thống 11 tháng năm 2021 đạt 235 tỉ KWh, tăng trưởng 4,21% so với cùng kỳ năm 2020 và thấp hơn gần 5 tỉ KWh so với kế hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt. Trong đó, mặc dù nhu cầu điện trong các tháng 4, 5, 6 tăng trưởng ở mức rất cao nhưng tiêu thụ điện lại giảm mạnh kể từ khi thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố.

Đại diện EVN cho hay theo tình hình chung, nhu cầu huy động các nhà máy điện nói chung và các nhà máy nhiệt điện than nói riêng cũng phải điều chỉnh giảm trong các tháng cuối năm. Chính do nhu cầu sử dụng điện giảm so với kế hoạch nên việc sử dụng than cũng giảm theo. Lũy kế đến tháng 11-2021, các nhà máy của EVN đã tiếp nhận 14,48 triệu tấn than do TKV cung cấp, bằng 87,51% khối lượng hợp đồng lũy kế 11 tháng, 80,04% so với tổng khối lượng hợp đồng năm 2021. Dự kiến đến hết năm 2021, tổng khối lượng than các nhà máy của EVN nhận từ TKV là 16,19 triệu tấn, đạt 88,69% tổng khối lượng hợp đồng năm 2021.

Nhiều nhà máy nhiệt điện than có tỉ lệ tiêu thụ than thấp so với hợp đồng đã ký là: Quảng Ninh đạt 84,24%, Duyên Hải 1 đạt 77,56%, Phả Lại đạt 54,22%, Mông Dương 1 đạt 92,74%. Hầu hết các nhà máy không thực hiện được theo khối lượng hợp đồng đã ký do nhu cầu tiêu thụ điện giảm mạnh dẫn đến huy động các nhà máy giảm từ tháng 7-2021 tới nay. Theo đánh giá của EVN, tình hình cung cấp than của TKV trong năm 2021 là tương đối ổn định, đáp ứng nhu cầu vận hành của các nhà máy nhiệt điện của EVN. Tuy nhiên, từ khi TKV cung cấp than trộn, chất lượng than thường không đồng đều và có nhiều chỉ tiêu kỹ thuật khác so với than cùng loại sản xuất trong nước và chưa tương thích với dải thiết kế của nhà máy điện như độ ẩm, hydro, chất bốc khô, hàm lượng oxít sắt, nhiệt độ nóng chảy xỉ…

Để bảo đảm than cho sản xuất điện năm 2022, các đơn vị của EVN đã triển khai đàm phán hợp đồng cung cấp than với TKV từ tháng 10-2021. Tổng khối lượng than dự kiến của các nhà máy ký với TKV là 18,08 triệu tấn, thấp hơn khối lượng hợp đồng than dài hạn đã ký của các nhà máy 1,12 triệu tấn. Nhằm cung cấp than cho sản xuất điện được tốt nhất trong năm 2022, EVN đề xuất cùng với TKV bổ sung các điều khoản mang tính ràng buộc với các chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả vận hành tin cậy và kinh tế của các nhà máy nhiệt điện là hàm lượng hydro, nhiệt độ nóng chảy xỉ, hàm lượng oxít sắt và chỉ số nghiền HGI.

Đại diện EVN cho biết phụ tải năm 2022 rất khó dự báo, khả năng nhu cầu than của các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là khu vực phía Nam, sẽ có biến động lớn, nên cần có cơ chế linh hoạt, điều chuyển than giữa các nhà máy hoặc mở rộng dải điều chỉnh khối lượng để phù hợp với nhu cầu thực tế của các nhà máy. Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, tốc độ tăng trưởng điện thấp trong năm 2021 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên giảm huy động nhiệt điện than. Trong năm 2022, EVN xây dựng kế hoạch chi tiết với nhiều kịch bản để điều hành bảo đảm cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, trong đó có kịch bản huy động nguồn nhiệt điện than. EVN yêu cầu các đơn vị thuộc tập đoàn sớm ký hợp đồng mua bán than với TKV để các đơn vị thuộc TKV có kế hoạch cung cấp than cho điện, đồng thời sẵn sàng để hệ thống điện sẽ huy động cao nguồn điện than vào đầu năm 2022 khi nền kinh tế phục hồi.
HÀ PHONG
từ khóa :
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.