Một nghiên cứu được công bố trong "Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ" năm 2011 đã khẳng định "mối liên hệ tích cực" giữa uống nước ngọt thường xuyên và bệnh béo phì đang gia tăng. Các nhà nghiên cứu kết luận: "Đồ uống ngọt có đường, đặc biệt là soda, cung cấp rất ít lợi ích về dinh dưỡng nhưng lại gây tăng cân và có thể cả nguy cơ đái tháo đường, gãy xương và sâu răng". Và dưới đây là những nguy cơ tiềm tàng khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường.
1. Sâu răng
Trên thực tế, đường không thật sự gây ra sâu răng như mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, chất thải của a-xít gây ra do đường tương tác với vi khuẩn trên bề mặt răng sẽ gây ra sâu răng. Vì vậy, nếu bạn không cảnh giác với những đồ ăn có đường và không làm sạch răng thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng phải đối mặt với vấn đề về răng miệng.
2. Vấn đề về da
Bạn có thể nghe ai đó nói rằng ăn sô-cô-la gây mụn, nhưng bạn có biết các đồ ăn có đường thật sự khiến bạn gặp rắc rối về vấn đề da liễu? Các nhà khoa học gần đây đã tìm ra sự liên quan giữa tiêu thụ sữa và các thực phẩm có chỉ số glycemic cao (các thực phẩm ngọt) với các vấn đề về da.
3. Tăng cảm giác thèm đường
Chưa có sự nhất trí nào trong khoa học về việc liệu đường có gây nghiện như cocaine hay đường có thể đóng vai trò dẫn tới các hành vi không lành mạnh, thế nhưng khi bạn ăn nhiều đường, não sẽ giải phóng dopamine – một chất gây "cảm giác dễ chịu" thường được giải phóng khi bạn quan hệ tình dục hoặc có sự tương tác tích cực. Một nghiên cứu năm 2008 đã ghi nhận rằng khi cho chuột ăn không giới hạn về đường, chúng có bốn dấu hiệu gây nghiện: ăn uống liên tục, lãnh đạm, thèm ăn và thèm các đồ uống có cồn. Nghiên cứu kết luận rằng đường "có thể có tính gây nghiện" chỉ khi "tiêu thụ nó một cách không giới hạn".
4. Nguy cơ tiểu đường
Khi bạn ăn bất cứ thứ gì có chứa glucose hoặc carb cơ bản, cơ thể bạn sẽ giải phóng insulin để giúp biến glucose thành năng lượng. Vấn đề là khi ăn quá nhiều đường một lúc, cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn insulin do đó, dẫn tới hiện tượng hạ đường huyết hoặc kháng insulin.
Khi kháng insulin, cơ thể sẽ không hấp thụ đủ chất béo glucose cần thiết, làm glucose tích tụ trong máu và gan. Điều này, kết hợp với yếu tố di truyền và môi trường sống, có thể dẫn tới bệnh tiểu đường. Bằng cách thay đổi chế độ ăn giàu protein, các chất béo lành mạnh và thực phẩm carbohydrate có nhiều chất xơ, bạn có thể tránh được nồng độ đường trong máu và các phản ứng insulin gây béo phì và tiểu đường.
5. Trầm cảm và lo lắng
Ăn nhiều đường sẽ khiến não giải phóng dopamine như đã nói ở trên, nhưng liệu một chế độ ăn nhiều đường có thật sự gây ra trầm cảm và căng thẳng? Một nghiên cứu gần đây đã cho rằng điều này rất có thể xảy ra.
Các thực phẩm giàu chất đạm và đường có liên quan đến chứng viêm ở mức độ cao hơn nhiều so với chế độ ăn giàu protein và rau xanh. Một nghiên cứu năm 2016 xuất bản trong tạp chí "Tâm thần học lâm sàng" đã cho thấy viêm là một dấu hiệu mạnh mẽ của trầm cảm và mức độ căng thẳng cao. Trong khi đường lại tăng chứng viêm trong cơ thể, đặc biệt là ở khu vực não.
6. Bệnh tim mạch
Ăn quá nhiều đường được cho rằng liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ tim và tử vong. Một triệu chứng rõ ràng nhất của việc tiêu thụ đường nhiều là tăng cân, nhưng các nghiên cứu cảnh báo rằng ngay cả khi bạn không tăng cân, chế độ ăn giàu đường cũng làm nguy cơ bệnh tim mạch tăng theo cấp số nhân. Nghiên cứu chỉ ra rằng "những người tham gia trong nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của đường cho thấy, những người tiêu thụ khoảng 17% đến 21% calo từ đường bổ sung có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 38% so với người bình thường", đặc biệt là những người thường xuyên tiêu thụ đồ đồ uống ngọt như soda.
7. Bệnh gan
Chúng ta thường quy kết bệnh suy gan là do rượu, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng, đường cũng có hại đến gan giống như rượu.
Khi chúng ta ăn quá nhiều đường, thì gan và máu – nơi hấp thụ glucose và ổn định lượng đường – sẽ khó kiểm soát lượng đường, từ đó gây ra bệnh gan chứa mỡ không cồn và viêm gan không do rượu (NASH). NASH được biết đến là một căn bệnh thầm lặng vì các triệu chứng bệnh hầu như không xuất hiện cho đến khi gần như là quá muộn. NASH có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh và bệnh béo phì.
8. Não không thể biết khi nào cơ thể đã no
Một phản ứng bất thường do việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt là mất khả năng nhận thức khi cơ thể đã no. Với quá nhiều đường, bạn sẽ bị quá tải với lượng "calo rỗng" có trong đồ ăn ngọt.
Một nghiên cứu năm 2011, xuất bạn tại Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và đường tinh chế có thể can thiệp vào tín hiệu của não truyền đến cơ thể rằng bạn đã ăn no.
9. Vấn đề về trí nhớ hay chứng suy giảm trí nhớ
Một nghiên cứu tiến hành năm 2015 tại Đại học bang Oregon đã khẳng định rằng, một chế độ ăn nhiều đường có thể ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của não. Chỉ sau 4 tuần ăn nhiều đường và chất béo, các con chuột thí nghiệm đã giảm khả năng ghi nhớ của chúng. Kathy Magnusson, một trong những nhà nghiên cứu cho biết "Sự suy giảm tính linh hoạt trong nhận thức tại nghiên cứu này là khá mạnh".
Một nghiên cứu mới đây tại Anh, năm 2017, cũng khẳng định lý thuyết này bằng cách chứng minh "mối liên kết điểm đỉnh" giữa lượng đường trong máu cao với sự tiến triển của chứng sa sút trí nhớ, hay còn gọi là bệnh Alzheimer. Như vậy, không chỉ gây ra các bệnh béo phì và đái tháo đường, sự liên quan tiềm ẩn với căn bệnh Alzheimer là một lý do mà bạn nên kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày của mình.