Thị trường
19/09/2020 17:16

Me rừng “lên đời” có giá nửa triệu đồng/kg

Nếu như trước đây me rừng là thứ quả quen thuộc ít giá trị đối với người dân các tỉnh miền núi vì là cây rừng mọc hoang khắp nơi, muốn ăn chỉ cần tranh thủ vài phút đi rẫy có thể hái được cả rổ thì nay me rừng trở thành thứ quà vặt đặc biệt của chị em khắp nơi.

Thậm chí quả me rừng tươi được lùng mua với giá khá đắt hoặc "lên đời" thành ô mai hay nghiền thành bột có giá từ 100-500.000 đồng/kg.

Loại cây này thường mọc hoang trong rừng núi hoặc các nương rẫy vùng cao, có quả bằng ngón tay, hình cầu, vỏ xanh mọng…

Cầm cành me chi chít quả, anh Mai Văn Thế, trú tại Ngọc Lặc (Thanh Hóa) cho biết, cây me rừng thường ra hoa vào tháng 3-4, hoa màu vàng, mọc hình tán ở nách lá, quả thường chín vào tháng 9 hàng năm. Người dân đi nương rẫy khát nước, chỉ cần hái vài quả me ăn rồi lấy nước suối uống sẽ hết khát.

Quả "khổ trước sướng sau" mọc hoang đầy rừng, giờ "lên đời" có giá nửa triệu đồng/kg - 1Nhấn để phóng to ảnh

Me rừng “lên đời” có giá nửa triệu đồng/kg - Ảnh 1.

Cây me rừng có lá giống hệt lá me thường thấy, quả hình cầu, mọc hoang rất nhiều trên rừng.

Theo anh Thế, bà con đi rừng hái quả me rừng về thường để ăn chơi, trộn với muối, thêm miếng riềng rồi ngâm ăn dần cả năm hoặc nấu canh, kho cá, ngâm rượu…

Thời gian gần đây thấy nhiều người lùng mua nên bà con đi hái về mang ra chợ bán hoặc cân buôn cho các vựa với giá chỉ 20.000 đồng/kg.

"Mọi người quê tôi thường nói đây là quả "khổ trước sướng sau" bởi mới đầu ăn sẽ thấy vừa chua vừa chát lại đăng đắng nhưng sau sẽ thấy ngọt dần ở đầu lưỡi và cuống họng, rất lạ", anh Thế nói.

Chuyên thu mua và buôn bán các loại quả rừng trên địa bàn huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), chị Chu Thị Thắng cho biết trên các vùng rừng núi Tây Nguyên me rừng nhiều vô kể.

Quả "khổ trước sướng sau" mọc hoang đầy rừng, giờ "lên đời" có giá nửa triệu đồng/kg - 2Nhấn để phóng to ảnh

Me rừng “lên đời” có giá nửa triệu đồng/kg - Ảnh 2.

Me rừng tươi mới đầu ăn có vị chua, chát và ngọt dần.

"Gần đây nhiều người biết được công dụng của me rừng nên đặt mua thường xuyên, có đơn đặt hàng là tôi lại báo người dân đi hái, chỉ cần báo trước một ngày thì lấy cả tạ cũng có", chị Thắng nói.

Theo tìm hiểu, thời gian gần đây, quả me rừng được rao bán khắp nơi trên các chợ mạng từ quả tươi đến ô mai me rừng và bột me rừng.

Cụ thể, quả me rừng tươi được bán với giá 100.000 đồng/3kg, ô mai me rừng có giá 110.000 đồng/kg, đắt nhất là bột me rừng có giá 500.000 đồng/kg hoặc 159.000 đồng/túi 200gr.

Quả "khổ trước sướng sau" mọc hoang đầy rừng, giờ "lên đời" có giá nửa triệu đồng/kg - 3Nhấn để phóng to ảnh

Me rừng “lên đời” có giá nửa triệu đồng/kg - Ảnh 3.

Chị em mua về chế biến thành món me rừng dầm.

Trong Đông y, quả me rừng có vị chua, ngọt, đắng, tính mát, thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát.

Theo sách "Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam" của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, thì quả me rừng được dùng làm thuốc chữa một số bệnh dưới dạng sắc nước uống hoặc dưới dạng ô mai.

Me rừng “lên đời” có giá nửa triệu đồng/kg - Ảnh 4.

Ô mai me rừng đang được rao bán với giá 110-180.000 đồng/kg.

Me rừng “lên đời” có giá nửa triệu đồng/kg - Ảnh 5.

Bột me rừng được rao bán với giá 159.000 đồng/ túi 200gr, tức là hơn nửa triệu đồng/kg.

Cụ thể, dùng quả me rừng ướp muối, rồi phơi khô làm ô mai ngậm chữa ho, viêm họng, nôn mửa; Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 - 20g, ướp với muối ăn hoặc nấu nước uống hằng ngày; Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn; Chữa phù thũng: Quả me rừng 10 - 30g. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Y học phương tây cũng nghiên cứu thấy trong quả me rừng (trong tiếng lào gọi là Mắc Kham) có chứa số lượng lớn vitamin C tham gia vào quá trình chuyển hóa cholesterol, giúp khoảng 80% cholesterol chuyển hóa thành hợp chất tan trong nước, có thể dễ dàng bài tiết ra bằng đường nước tiểu.

Theo Hồng Cảnh/Dân Việt
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.