Phát triển du lịch song song với phát triển dịch vụ lưu trú
Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo công bố mới đây của Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là UNWTO - một cơ quan của Liên Hiệp Quốc nắm bắt các vấn đề liên quan đến du lịch trên toàn thế giới, Việt Nam đứng thứ 7 trong top 20 nước tăng trưởng du lịch mạnh mẽ nhất thế giới với lượng khách quốc tế tăng 24,6% vào năm 2016. Danh sách này được đưa ra dựa trên đánh giá về sự gia tăng lượng khách quốc tế.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn và thách thức do trong giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát của du lịch Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Theo Tổng cục Du lịch, so sánh trong ASEAN, năm 2016 Việt Nam đứng thứ 5 về số lượng khách du lịch quốc tế với hơn 10 triệu lượt, nhưng chỉ bằng 31% so với Thái Lan (32,6 triệu), 37% của Malaysia (26,8 triệu), 61% của Singapore (16,4 triệu) và 83% (12 triệu) so với Indonesia, nước đứng thứ 4. Việt Nam luôn phải cạnh tranh với những điểm đến du lịch hàng đầu trong khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Singapore… do các nước này đã xem ngành "công nghiệp không khói" là một ngành mũi nhọn và đầu tư nhiều kinh phí vào du lịch trước nước ta rất nhiều năm.
Song song với việc phát triển du lịch là sự phát triển không ngừng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ lưu trú nói riêng.
Khả năng chi trả của khách hàng cho những kỳ nghỉ ngày càng cao nên việc yêu cầu được phục vụ tốt hơn để xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra là điều tất yếu. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú giờ đây không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ mà còn phải quan tâm hơn đến các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí...Chất lượng dịch vụ lưu trú được xem là "vũ khí" cạnh tranh giữa các đơn vị quản lý vận hành để thu hút khách hàng mới và khách quay lại nhiều hơn.
Cuộc "đổ bộ" của các đơn vị quản lý quốc tế
Cùng với du khách trong nước, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang ngày càng tăng theo thời gian, việc chuyên nghiệp hóa các dịch vụ du lịch, lưu trú đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Điển hình tại thị trường Nha Trang đầy tiềm năng, nhiều thương hiệu khách sạn nổi tiếng thế giới cũng đã xuất hiện như Novotel, InterContinental, Sheraton… Cuộc "đổ bộ" của các thương hiệu quản lý khách sạn quốc tế đã phần nào đã làm sáng lên giấc mơ nâng tầm du lịch Việt. Những cái bắt tay của chủ đầu tư trong nước với một thương hiệu quản lý khách sạn chuyên nghiệp sẽ góp phần giúp ngành du lịch Việt Nam cạnh tranh được với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore... ở hiện tại và tương lai.
Nắm bắt được điều này, nhiều doanh nghiệp tỏ ra rất nhanh nhạy khi bắt tay hợp tác với một đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp. Chẳng hạn như mới đây, Nam Tiến Lào Cai – một chủ đầu tư mới trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, đã ký kết hợp tác với Tập đoàn quản lý khách sạn Invision Hospitality - về việc quản lý vận hành dự án căn hộ, khách sạn và dịch vụ Scenia Bay tại Nha Trang. Việc làm này cho thấy rõ tầm nhìn và tham vọng muốn chiếm lĩnh thị trường du lịch Nha Trang trong tương lai của chủ đầu tư Nam Tiến Lào Cai.
Có thể nói, trong kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng, việc gắn thương hiệu bất động sản với một đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp là rất quan trọng. Bởi lẽ, với một đơn vị quản lý vận hành, việc áp dụng một tiêu chuẩn chung cho toàn hệ thống sẽ đảm bảo các khách sạn dưới thương hiệu quản lý luôn được cung cấp một hệ thống dịch vụ chuẩn chỉ cho khách hàng. Đối với du khách nước ngoài khi đi du lịch, họ thường ưu tiên hơn những địa chỉ lưu trú được quản lý vận hành bởi một thương hiệu quản lý vận hành chuyên nghiệp, đơn giản vì khi biết được đơn vị quản lý đồng nghĩa với việc họ sẽ nắm bắt được các tiêu chuản và chất lượng dịch vụ của khách sạn đó.
Ở khía cạnh đầu tư, khi dự án được quản lý vận hành dưới một thương hiệu chuyên nghiệp, các nhà đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng cũng có thể yên tâm hơn nhiều bởi việc vận hành cho thuê sẽ được đảm bảo bởi đơn vị quản lý, công suất phòng được khai thác tối đa và doanh thu cao hơn hẳn.