Giá trị dinh dưỡng của cua đồng
Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, phổ biến ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi nước ta.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo.
Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao.
Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao. Cụ thể, trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…
Ngoài ta, qua quá trình phân tích, người ta thấy cua đồng chứa có nhiều axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane…
Chính vì vậy, ngoài việc dùng làm thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn, cua đồng còn là một vị thuốc được nhân dân ta dùng từ lâu đời với tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.
Hiểm họa khôn lường
Trước đây, cua đồng có mặt khắp mọi nơi trong các thủy vực nước ngọt như ruộng, ao, hồ. Nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp nên cua đồng ngày càng khan hiếm. Giải pháp thay thế chính là dùng cua nuôi để chế biến món ăn.
Đặc biệt, hiện nay rất nhiều người có thói quen mua cua xay sẵn về chế biến. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩ với việc bạn đang phải đánh cược với bài toán an toàn sức khỏe.
Điều này hoàn toàn có cơ sở khi tháng 4/2017, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 8 tấn cua xay chuẩn bị đưa ra thị trường bốc mùi hôi thối, pha trộn hợp chất màu đỏ không rõ nguồn gốc tại Hà Nội. Đăc biệt, theo kết quả khảo sát đã được công bố của nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Y Hà Nội, 100% mẫu cua ở Hà Nội không đạt chuẩn.
Bỏ qua việc cua sạch hay bẩn, cách chế biến cua cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết người. Nguyên nhân là do, trong mai và yếm cua chứa nhiều loại ký sinh như vắt, đỉa, nguy hiểm nhất là sán lá phổi. Nếu ăn kí sinh trùng, vi sinh vật vào cơ thể sẽ gây nhiều tác hại.
Theo khuyến cáo từ cơ quan y tế California (Mỹ), khi những ký sinh trùng có hại này vào cơ thể chúng sẽ gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... Khi sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo áp xe…
Chế biến cua đồng thế nào cho đúng cách?
Chế biến đúng cách sẽ giúp cua đồng giảm độc tố.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi mua về nấu ăn nên chọn cua tươi sống, không chọn cua đã chết. Nên tự mua cua về nhà, tuyệt đối không nên mua cua xay sẵn ngoài hàng. Bởi lẽ cua sống ở dưới lớp bùn, có nhiều kí sinh trùng sống ở trong cua.
Khi làm cua, bước đầu tiên bạn phải rửa sạch lớp bùn, khi xé cua ra - rửa lại mai và mình cua để loại bỏ kí sinh trùng, phần hoi từ phần thịt cua. ngoáy thật kỹ nước để cua thật sạch. Khi làm cua, nên cho thêm một chút muối vào ngâm để vắt, sán bò ra.
Cuối cùng là giã, xay những nguyên liệu trên. Làm đầy đủ các bước trên cua mới không bị hoi và loại bỏ nguy cơ gây bệnh.