Doanh nghiệp
22/04/2017 10:03

Nông dân vừa bán heo vừa khóc

Đây được xem là cuộc khủng hoảng thịt heo lớn nhất tại nước ta trong hàng chục năm qua.

Hàng loạt trang trại chăn nuôi heo đang rao bán đất, treo chuồng và bị xiết nợ. Đặc biệt trang trại càng lớn lỗ càng nặng, trong đó không ít trang trại mỗi tháng lỗ từ 1,2 tỉ đến 1,5 tỉ đồng do giá heo rớt thê thảm. Đây được xem là cuộc khủng hoảng thịt heo lớn nhất tại nước ta trong hàng chục năm qua.

Trước tình trạng cấp bách này, Bộ NN&PTNT và các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giải cứu 30 triệu con heo nhưng chưa có kết quả.


Đây được xem là cuộc khủng hoảng thịt heo lớn nhất tại nước ta trong hàng chục năm qua.

Đây được xem là cuộc khủng hoảng thịt heo lớn nhất tại nước ta trong hàng chục năm qua.

Mở mắt là ôm thêm nợ

“Hết cách, lỗ quá nặng rồi em ơi. Mỗi ngày mở mắt ra là biết mình sẽ ôm thêm một đống nợ mà không biết phải làm sao”. Anh Trần Đức Vinh Quang, chủ trại heo có quy mô lớn ở Gia Kiệm, Thống Nhất, Đồng Nai than thở.

Hiện mỗi ký heo hơi bán tại chuồng chỉ được khoảng 20.000 -25.000 đồng/kg, thậm chí giá heo đẻ chỉ 12.000 đồng/kg. Quả là con số buồn đến không thể tin được của người dân ở “thủ phủ” chăn nuôi heo lớn nhất cả nước.

“Giá heo rẻ như cho nhưng muốn bán cũng khó. Từ đầu năm đến nay, mỗi tháng trại heo của tôi lỗ khoảng 150 triệu đồng” - anh Quang nói vẻ buông xuôi.

giá heo giảm sâu xuống mức kỷ lục khiến hầu hết các hộ chăn nuôi khốn đốn. Nhiều hộ không còn khả năng trả nợ ngân hàng và các đại lý thức ăn chăn nuôi nên đã bị xiết đất, xiết heo để trừ nợ.

Đáng lo hơn là khi ngành chăn nuôi heo trong nước phá sản thì thị phần thịt thuộc về tay các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài và khi đó họ tha hồ thao túng giá.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết thêm gần đây Trung Quốc chỉ mua nhỏ giọt, trong khi heo ngoại lại đổ vào dồn dập - từ đầu năm đến ngày 15-3 cả nước nhập khẩu gần 7.800 tấn thịt heo các loại - khiến người dân càng bế tắc. Với mức giá rẻ như cho, các trang trại lỗ từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/con heo.

“Có trang trại lâm vào tình trạng cùng cực, vừa bán vừa khóc! Họ khóc vì heo đẹp, chất lượng mà chỉ bán được trung bình 2,4 triệu đồng/con trong khi riêng tiền giống mỗi con đã hết 2,2 triệu đồng; chưa tính chi phí thức ăn, thuốc men, công sức nuôi... Người nuôi trắng tay, hết đường xoay xở nên đành ngậm ngùi bán hết đàn, đóng cửa trại mà nợ vẫn chưa biết khi nào trả hết” - ông Đoán thở dài.

Trong khi đó anh Duy Đức, chủ một trại heo ở Đồng Nai, cho rằng bi kịch chung của người nuôi heo cả nước hiện nay là khó cắt lỗ, biết lỗ mà vẫn phải nuôi, không thể giảm đàn. Bởi muốn giảm đàn trước hết phải giảm con nái nhưng heo nái bán thịt giá quá bèo bọt. Thế nên người chăn nuôi phần tiếc con heo nái, phần vì thua lỗ quá lớn khi bán giá rẻ mạt nên không đành “khai tử” heo nái.


Giá heo hơi bán tại trang trại rẻ bèo nhưng khi đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao.

Giá heo hơi bán tại trang trại rẻ bèo nhưng khi đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao.

Giải cứu không dễ

Để giải cứu hàng triệu hộ chăn nuôi heo trước nguy cơ phá sản, ông Nguyễn Văn Trọng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết Bộ NN&PTNT vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngân hàng và tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ cho người chăn nuôi, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.

Đồng thời đề nghị các đơn vị có năng lực dự trữ, chế biến nhiều thịt như Vissan, Việt Đức, Hapro Hà Nội, Saigon Co.op, các đơn vị quân đội… tăng cường mua giết mổ cấp đông thịt heo, thịt gia cầm trữ cho các tháng hè sắp tới.

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ xem xét, dừng các hoạt động tạm nhập tái xuất sản phẩm thịt, phủ tạng từ bên ngoài qua Việt Nam vào thị trường các nước trong khu vực. Qua đó nhằm bảo vệ thị phần cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước, hạn chế rủi ro lây lan dịch bệnh cho ngành chăn nuôi.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán cho rằng việc giải cứu heo đã rất cấp bách, nếu không triển khai ngay thì ngành này nguy cơ phá sản. Thế nhưng các phương án giải cứu heo như Bộ NN&PTNT đưa ra vẫn còn chung chung, chưa cụ thể.

“Ví dụ việc khoanh nợ, giảm nợ cho người nuôi heo là rất cần thiết. Song cần phải chỉ rõ đối tượng nào được hưởng chính sách này, khi nào và ngân hàng nào triển khai… Nếu không triển khai ngay mà chần chừ, đến khi làm thì người nuôi đã sụp đổ rồi” - ông Đoán nhấn mạnh.

Về phương án thu mua heo để cấp đông, ông Văn Đức Mười với tư cách là chuyên gia ngành chăn nuôi, nguyên tổng giám đốc Vissan, cho rằng có thể giảm đàn bằng cách thu mua cấp đông với heo dưới 40 kg. Loại heo này có thể cấp đông để làm heo quay. Còn heo trọng lượng lớn có thể thu mua cấp đông chuẩn bị cho nhu cầu cuối năm, với điều kiện Nhà nước hỗ trợ chi phí giết mổ cho doanh nghiệp.

“Một giải pháp quan trọng hơn là các bộ, ngành cần đàm phán với Trung Quốc để họ mở cửa, khơi thông thị trường xuất khẩu chính ngạch cho heo, giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi xuất bằng đường tiểu ngạch” - ông Mười góp ý.

Về lâu dài, nhiều chuyên gia cho rằng người chăn nuôi cần liên kết với doanh nghiệp để chăn nuôi theo chuỗi giống, thức ăn, chăn nuôi, chế biến, thị trường... nhằm giảm nguy cơ rủi ro. Đặc biệt tập trung nuôi heo an toàn, heo sạch để vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu.


Nhiều hộ chăn nuôi heo đã tự tay mổ heo bán rẻ để trang trải cuộc sống

Nhiều hộ chăn nuôi heo đã tự tay mổ heo bán rẻ để trang trải cuộc sống

Đừng chỉ đổ lỗi cho dân

Giá heo giảm chủ yếu do cung vượt cầu, nuôi tự phát và phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Ở đây có lỗi của người dân nhưng cũng có trách nhiệm lớn của các cơ quan quản lý về dự báo, quy hoạch.

Đáng lẽ cần có quy định hạn ngạch (quota) về quỹ đất dành cho chăn nuôi. Ví dụ như trên một diện tích nhất định chỉ được nuôi số lượng bao nhiêu con heo nái và tính toán được lượng chất thải, năng lực xử lý, tác động môi trường. Nếu trang trại, doanh nghiệp nào nuôi vượt số lượng sẽ đánh thuế môi trường rất cao.

Nhiều nước có ngành chăn nuôi phát triển trên thế giới đều đã có quy định này từ lâu. Bởi quy định như trên giúp họ quy hoạch được vùng nuôi, kiểm soát được vấn đề tăng trưởng nóng, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ông NGUYỄN TRÍ CÔNG, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai

Con heo vẫn phải cõng nhiều loại phí

Nhiều trang trại cho biết giá heo hơi bán tại chuồng có khi chỉ 20.000 đồng/kg khiến người nuôi lỗ nặng nhưng khi đến tay người tiêu dùng giá thịt vẫn ở mức cao từ 90.000 đến120.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do từ khi chăn nuôi, xuất chuồng đến lúc bán ra thị trường con heo phải qua nhiều khâu trung gian và gánh cả chục loại phí.

(Theo Quang Huy/PLO)
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.