Doanh nghiệp
27/02/2017 20:36

Khi “ông lớn” bán lẻ ngoại vào thị trường TMĐT Việt Nam

In bài viết

Có 2 lợi thế hàng đầu mà cả aeoneshop.com và lotte.vn được thừa hưởng ngay khi tham gia thị trường TMĐT tại Việt Nam đó là uy tín thương hiệu và mạng lưới bán hàng

Không lâu, sau khi Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc tham gia thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam với website lotte.vn, doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Nhật Bản là Aeon cũng đặt chân vào thị trường này với website aeoneshop.com. Bằng lợi thế về thương hiệu, hệ thống cửa hàng rộng khắp, lotte.vn và aeoneshop.com được cho là các đối thủ nặng ký của hai đại diện nhóm TMĐT trong nước là lazada.vn và tiki.vn nhưng chưa đủ để giành vị trí dẫn đầu.

“Ông lớn” ngoại gia nhập cuộc chơi

Theo eMarketer, doanh thu TMĐT tại Việt Nam dù chỉ mới chiếm khoảng 1% tổng doanh thu ngành bán lẻ nhưng có tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 20%/ năm, người sử dụng internet chiếm 40% dân số, hệ sinh thái trong ngành như giao nhận, thanh toán điện tử đang dần hoàn thiện nên những “ông lớn” như Aeon, Lotte, Central Group (Thái Lan) hay cả Saigon Co.op tìm cách tham gia thị trường đầy tiềm năng này là điều dễ hiểu.

Có 2 lợi thế hàng đầu mà cả aeoneshop.com và lotte.vn được thừa hưởng ngay khi tham gia thị trường TMĐT tại Việt Nam đó là uy tín thương hiệu và mạng lưới bán hàng.

Nếu như lotte.vn tập trung vào mảng mỹ phẩm, thời trang vốn là thế mạnh của các dòng sản phẩm đến từ Hàn Quốc thì aeoneshop.com đánh mạnh vào các dòng sản phẩm đồ điện tử, đồ dùng cho em bé vốn là điểm thu hút người tiêu dùng Việt Nam từ trước đến nay.

Về mạng lưới bán hàng, Aone hiện đang sở hữu hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại khá lớn từ trung tâm thương mại đến các cửa hàng tiện ích. Ngoài 4 trung tâm thương mại ở TP HCM và Hà Nội, sau khi mua lại 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart vào năm 2015, Aeon đã gián tiếp sỡ hữu 18 cửa hàng Fivimart ở Hà Nội và 66 cửa hàng Mini-Stop ở TP HCM.

Thị trường TMĐT Việt Nam có thêm những “tân binh” khủng Ảnh: eMarketer
Thị trường TMĐT Việt Nam có thêm những “tân binh” khủng Ảnh: eMarketer

Trong TMĐT, khâu vận chuyển đóng vai trò rất quan trọng. Không ai muốn mua một món hàng phải chờ đợi quá lâu. Các công ty TMĐT thuần túy như lazada.vn hay tiki.vn xây dựng các kho trung tâm rất lớn nhưng tập trung tại một vài điểm, điều này khiến việc vận chuyển và giao hàng chưa được thuận lợi.

Trong khi đó, với mỗi cửa hàng là một kho lưu trữ, có thể nói aeoneshop.com hay lotte.vn sở hữu mạng lưới kho phân tán rộng khắp trên cả nước, giúp giảm thiểu thời gian giao hàng. Một yếu tố quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp TMĐT thuần túy nào cũng chạy theo được vì chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

Liệu có dễ thành công?

Nhưng bấy nhiêu là chưa đủ để aeonshop.com hay lotte.vn có thể vượt mặt lazada.vn hay tiki.vn... ở thị trường Việt Nam.

Theo ông Lê Xuân Long, giám đốc một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo tối ưu trong lĩnh vực TMĐT, thì việc vận hành một công ty TMĐT rất phức tạp, đời hỏi phải có sự chuyên tâm cao độ. Trong khi đó, cả Aeon và Lotte phải đảm đương thêm phần bán lẻ. “Đây là một lợi thế nhưng đồng thời cũng là thách thức trong việc dung hòa cả hai mô hình, tránh xung đột” - ông Long nói.

Còn theo ông Lê Thiết Bảo, một chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT, cho rằng xung đột ở đây phản ánh rõ nét qua câu chuyện về giá. Giả sử một món hàng ở kho Aeon có giá là bán là X, khi đưa lên trung tâm thương mại hay các cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty sẽ phải cộng thêm một số loại phí khác như phí trưng bày, quản lý... nên giá bán sẽ là X+n. Trong khi cũng món hàng đó nếu bán trực tuyến thì không cần các phí này. Vậy aeoneshop sẽ bán giá nào? “Nếu bán giá như trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi sẽ không có gì hấp dẫn khách hàng. Họ buộc phải giảm giá, điều này có nghĩa là cạnh tranh với nhóm bán lẻ” - ông Bảo nói.

Đại diện truyền thông của Aeon cho biết họ sẽ đưa nhãn hàng riêng với thương hiệu TopValu lên aeoneshop.com. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng để thu hút khách hàng, danh mục sản phẩm phải đa dạng hơn khi lên trực tuyến. Đơn cử như tiki.vn, từ các sản phẩm là sách, doanh nghiệp này dần dần mở rộng sang ngành hàng mẹ - bé, bách hóa, điện tử...

Lotte.vn hay aeoneshop.com cũng không ngoại lệ, khi đó, câu chuyện xung đột càng rõ nét. Mô hình của các trung tâm thương mại là cho thuê mặt bằng, doanh thu đến từ việc chia sẻ doanh thu với người thuê hoặc cho thuê tính theo tháng. Còn các cửa hàng tiện lợi thì phải gánh chi phí mặt bằng, nhân viên... Cả hai có điểm chung là thu hút càng nhiều người đến mua hàng càng tốt để tăng doanh số. Khi khách hàng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, mô hình trực tuyến phát triển mạnh sẽ trở thành đối thủ của chính nhóm trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi.

Nhưng trở ngại lớn nhất, chính là quyết tâm đầu tư TMĐT của Aeon hay Lotte đến đâu. Bởi dù đầu tư bài bản, nghiêm túc thì doanh thu từ mảng TMĐT chỉ mới đóng góp từ 10%-15% tổng doanh thu bán lẻ.

“Họ sẽ phải cân đối để hòa hợp lợi ích giữa việc kinh doanh trực tuyến và truyền thống. Đây là câu chuyện thú vị vì hiện chưa có doanh nghiệp làm tốt vai trò này hơn Thế Giới Di Động” - ông Bảo cho biết thêm.

Trên thực tế, cuộc đua giữa các doanh nghiệp TMĐT thuần túy và các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới vẫn đang diễn ra và chưa có hồi kết và phần thắng tạm nghiêng về nhóm TMĐT. Điển hình như câu chuyện của Amazon.com và Wal-Mart. Theo Wall Street Journal, dù sở hữu chuỗi cửa hàng khổng lồ ở Mỹ nhưng doanh thu năm 2015 của Walmart ở mảng TMĐT chỉ 13,7 tỉ USD, còn Amazon.com là hơn 100 tỉ USD. Hồi tháng 8-2016, Walmart đã chi hơn 3 tỉ USD để mua lại Công ty Jet.com nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong mảng trực tuyến với Amazon.com.

Anh Minh
Chuỗi hoạt động không cash của BVBank, tiểu thương xóa nỗi lo với nền tảng Digistore

Chuỗi hoạt động không cash của BVBank, tiểu thương xóa nỗi lo với nền tảng Digistore

Ngân hàng 20:41

Tại chuỗi hoạt động Ngày hội Không tiền mặt năm 2025, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) mang đến các trạm trải nghiệm “Vui hè cực mát, không cash cùng BVBank”.

BVBank mang đến chuỗi hoạt động không cash tại Ngày hội không tiền mặt 2025

BVBank mang đến chuỗi hoạt động không cash tại Ngày hội không tiền mặt 2025

Ngân hàng 20:41

Hưởng ứng chuỗi hoạt động Ngày hội Không tiền mặt năm 2025, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) mang đến các trạm trải nghiệm “Vui hè cực mát, không cash cùng BVBank”

VPBank E-Concert Ngày không tiền mặt 2025: Bùng nổ âm nhạc, thu hút hàng chục ngàn khán giả

VPBank E-Concert Ngày không tiền mặt 2025: Bùng nổ âm nhạc, thu hút hàng chục ngàn khán giả

Ngân hàng 14:17

Tối 14-6, không gian phố đi bộ Nguyễn Huệ bùng nổ với đêm nhạc VPBank E-Concert, điểm nhấn của sự kiện “Ngày không tiền mặt 2025”.

Thẻ Visa O2 - Giải pháp thay thế tín dụng đen

Thẻ Visa O2 - Giải pháp thay thế tín dụng đen

Ngân hàng 14:17

Nhu cầu tiếp cận nguồn vốn an toàn, lãi suất minh bạch và thủ tục đơn giản luôn là ưu tiên hàng đầu.

Cùng Pharmacity trải nghiệm mua sắm an toàn trên VNeID tại “Ngày không tiền mặt 2025"

Cùng Pharmacity trải nghiệm mua sắm an toàn trên VNeID tại “Ngày không tiền mặt 2025"

Thị trường 08:01

Trong ngày 14 và 15-6, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP HCM), hệ thống nhà thuốc Pharmacity góp mặt tại "Ngày không tiền mặt" thu hút hàng ngàn người tham dự

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Phước kiểm tra  CPV Food Bình Phước

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Phước kiểm tra CPV Food Bình Phước

Doanh nghiệp 21:02

Nhà máy CPV Food Bình Phước cung cấp sản phẩm thịt gà chất lượng cao, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

NAPAS tung loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn hưởng ứng Ngày Không Tiền Mặt 2025

NAPAS tung loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn hưởng ứng Ngày Không Tiền Mặt 2025

Ngân hàng 14:08

Hưởng ứng Ngày Không Tiền Mặt 2025 và Tháng Khuyến Mãi Tập Trung, NAPAS phối hợp cùng các đối tác lớn triển khai loạt chương trình khuyến mãi quy mô toàn quốc.