Sức khỏe
12/08/2014 14:48

Quản lý thịt bò Úc chưa chặt

Hiện có thông tin Nga và một số nước đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu bò Úc do phát hiện tồn dư ractopamine. Trong khi mặt hàng này thời gian qua lại được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, nó chưa được cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ, trong đó chất tăng trọng này cũng chưa được cơ quan thú y kiểm tra thường xuyên trên các lô bò Úc nhập khẩu.

Nhiều nước cấm nhập bò Úc 

Đầu tháng 4 vừa qua, Nga cấm nhập thịt bò Úc với lý do chứa các chất kích thích tăng trưởng Mormon Growth Promotants (HGP). Quyết định cấm thịt bò Úc của Nga, vì họ cho rằng đã phát hiện trenbolone trong một chuyến hàng nhập thịt bò từ Úc, mặc dù Úc cam kết là chỉ xuất thịt bò không có HGP. Trenbolone là một steroid kích thích tăng trưởng cơ bắp và giúp thèm ăn. Trước đó, hồi tháng 2 năm ngoái, Nga cũng đã cấm nhập thịt bò Mỹ, do tồn dư chất kích thích tăng trưởng khác, chất beta-agonist ractopamine nhằm tạo nạc và giúp gia súc mau lớn. 

Trên thế giới, có Úc, Mỹ và 23 nước khác đang cho phép sử dụng ractopamine trong chăn nuôi, còn lại đều cấm sử dụng. Được biết hệ thống siêu thị Coles của Úc cũng đã tiên phong trong việc nói không với thịt bò có hormone.

Báo chí Đài Loan cũng đã đăng tải tin tức về những mẫu thịt bò có dư lượng chất cấm beta-agonist xuất xứ từ Úc. Văn phòng Úc ở Đài Bắc liền có thư đính chính. Họ cho rằng các chất beta-agonist như ractopamine và zilpatetol - được dùng để kích thích tăng trọng và tăng nạc trong đàn gia súc, không được đăng ký sử dụng trong chăn nuôi ở Úc. Năm ngoái, Trung Quốc cũng cảnh báo phát hiện ractopamine trên thịt bò Úc. Báo chí cũng thông tin có khoảng 40% thịt bò Úc được nuôi với hormone. Nhiều nông dân ở Queensland và Northern Territory dùng hormone để chống sụt cân cho đàn gia súc trong mùa khô. Các nước châu Âu đã cấm sử dụng hormone trong sản xuất thịt bò từ gần 20 năm qua nhằm bảo vệ đàn gia súc chống lại thịt bò giá rẻ của Mỹ.

 

Thịt bò Úc được bày bán nhiều trong siêu thị, với giá gần 350.000 đồng/kg

Chỉ kiểm tra định kỳ

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp đua nhau nhập khẩu bò sống từ Úc để giết mổ bán ra thị trường với số lượng rất lớn. Theo thống kê 6 tháng đầu năm, nhập khẩu khoảng 72.000 con bò sống từ Úc, chiếm 13,2% tổng số con bò sống mà nước này bán ra. Dự kiến trong năm nay nhập khoảng 150.000 con bò từ Úc để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu nhập bò sống từ Úc.

Nếu được kiểm tra bài bản thì bò Úc khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ được cơ quan thú y tiến hành kiểm tra dịch bệnh, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm các chất kháng sinh còn tồn dư khi bò nhập về đến cảng, sau đó mới đưa về các trang trại nuôi cách ly khoảng 2 tuần. Trong thời gian chờ cách ly, nếu kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu, lúc đó mới cho phép giết mổ bán ra thị trường.

Tuy nhiên, theo Cơ quan Thú y Vùng VI, đơn vị chỉ kiểm tra chất này trên đàn bò Úc nhập khẩu theo định kỳ từ 6 đến 12 tháng, không lấy mẫu kiểm tra từng lô hàng. Bò Úc nhập khẩu chỉ được cơ quan chuyên môn kiểm tra lâm sàng dịch bệnh, không lấy mẫu kiểm tra chất ractopamine thường xuyên. 

Mỗi ngày Chi cục Thú y TP HCM giám sát, kiểm tra khoảng 600 con bò từ các nơi đưa vào TP HCM tiêu thụ, phần lớn số này là bò Úc. Nhưng cơ quan này cũng không lấy mẫu kiểm tra chất ractopamine thường xuyên. Chi cục chỉ có lấy một số mẫu thịt bò Úc bán trên thị trường để xét nghiệm, kết quả âm tính với ractopamine. Được biết, bò Úc nhập về thường được nuôi nhốt ở Long An, Đồng Nai nên khi tiêu thụ ra thị trường rất khó kiểm tra. 

Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục 18 kháng sinh, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trong đó có 3 chất đứng đầu là salbutamol, clenbuterol và ractopamine. Năm 2010, bộ này tiếp tục ban hành Thông tư 54 quy định chi tiết về kiểm tra các chất tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi, trong đó có 3 chất đặc biệt đáng chú ý là ractopamine, clenbuterol và salbutamol.

 

từ khóa :
Một dự án chung cư ở Thủ Dầu Một trao sổ hồng chỉ sau 4 tháng bàn giao căn hộ

Một dự án chung cư ở Thủ Dầu Một trao sổ hồng chỉ sau 4 tháng bàn giao căn hộ

Thị trường 15:34

(NLĐO) - Sau 4 tháng đón cư dân về ở, Happy One Central đã hoàn thành bàn giao trên 95% số lượng căn hộ, đón hàng ngàn cư dân về sinh sống

Nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô: “7 năm của VinFast hơn vài chục năm của các hãng xe nước ngoài”

Nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô: “7 năm của VinFast hơn vài chục năm của các hãng xe nước ngoài”

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, những gì VinFast làm trong vài năm đã hoàn toàn vượt trội so với những những xe nước ngoài đã ở Việt Nam hàng chục năm

Sản phẩm chế phẩm sinh học dùng một lần - Hướng đi bền vững tương lai

Sản phẩm chế phẩm sinh học dùng một lần - Hướng đi bền vững tương lai

Doanh nghiệp 09:00

Công ty HUNUFA Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong phát triển các sản phẩm dùng một lần từ nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn.

Hé lộ sân khấu đỉnh nóc, kịch trần sẵn sàng cho fans “cháy” cùng Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Hé lộ sân khấu đỉnh nóc, kịch trần sẵn sàng cho fans “cháy” cùng Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Văn hóa – Giải trí 22:09

Theo chia sẻ từ ê-kip, công tác chuẩn bị đang gấp rút thực hiện kỹ lưỡng để sẵn sàng mang đến trải nghiệm tốt nhất cho 25 ngàn khán giả vào ngày 14-12 tới.

Tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu được đánh giá cao

Tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu được đánh giá cao

Doanh nghiệp 18:43

Với tiêu chí chăm sóc sức khỏe cộng đồng: đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá, đội ngũ FPT Long Châu luôn tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa.

Vietbank được vinh danh Top 10 nơi làm việc tốt nhất và Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu

Vietbank được vinh danh Top 10 nơi làm việc tốt nhất và Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu

Ngân hàng 17:11

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) ghi danh vào Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm

Uống gì để cơ thể tươi mát khi liên tục tiệc tùng cuối năm?

Uống gì để cơ thể tươi mát khi liên tục tiệc tùng cuối năm?

Tiêu dùng 14:50

Tham gia tiệc tùng cuối năm liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.