Sức khỏe
17/04/2017 19:36

Nguy cơ nhiễm độc từ son môi chứa chì

Một bệnh nhân nữ có hàm lượng chì trong máu gấp hơn 3 lần ngưỡng cho phép bị nghi do dùng son môi chứa chì hàm lượng cao trong một thời gian dài

Theo các chuyên gia y tế, để bảo đảm sức khỏe, chị em nên lựa chọn son môi có xuất xứ, không nên sử dụng quá thường xuyên.

Nhiễm chì, dị ứng vì son môi

PGS-TS Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội), cho biết cách đây ít tháng, trong lần đến ghi hình tại một đài truyền hình, một nữ MC chia sẻ rằng cô có một số biểu hiện giống như bị ngộ độc chì (mất ngủ, táo bón, hay quên...). Ông đã khuyên MC này đi kiểm tra và xét nghiệm máu. Kết quả kiểm tra răng cho thấy viền lợi của cô đã chuyển màu đen xám, lấp lánh ánh kim loại. Xét nghiệm máu phát hiện lượng chì trong máu lên tới 32 mcg/dL, gấp hơn 3 lần ngưỡng cho phép. “Tôi có hỏi về những thói quen thường ngày, cô MC cho biết không dùng thuốc nam hay tiếp xúc thường xuyên với các nguồn nhiễm chì khác, ngoại trừ việc dùng son môi đậm màu đỏ, đỏ cam hằng ngày” - PGS Duệ chia sẻ. Bác sĩ Duệ cũng cho biết trong suốt mấy chục năm làm nghề thì đây là trường hợp ngộ độc chì nghi dùng son môi đầu tiên ông gặp tại Việt Nam.

Theo PGS Duệ, việc sử dụng son có chì tuy không biểu hiện rầm rộ ngay nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chì vào cơ thể theo đường hô hấp và tiêu hóa. Nhiễm độc cấp tính có thể gây nôn, tiêu chảy. Nếu thường xuyên không lau son môi trước khi ăn, uống thì lượng chì bị nuốt vào dạ dày sẽ còn cao hơn nhiều, chất chì trong son môi phản ứng với các enzym có trong dạ dày, có nguy cơ gây nhiễu loạn, phá vỡ hoạt động hệ tiêu hóa.

Một bác sĩ chuyên khoa dị ứng ở Hà Nội cho biết từng tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề viêm da, mẩn ngứa, kích ứng có liên quan đến thói quen sử dụng mỹ phẩm, trong đó có son môi. Theo bác sĩ này, có bệnh nhân bị dị ứng phồng rộp môi, bong tróc da môi trong thời gian dài sau khi sử dụng sản phẩm son M. - một trong những loại son có hàm lượng chì khá cao. “Lúc đầu, bệnh nhân không nghĩ bị dị ứng son môi vì chị dùng nhiều loại son cùng lúc, tuy nhiên sau mỗi lần tô thỏi son mới, môi chị bong tróc, mẩn ngứa. Thế nhưng vì “tiếc của”, chị vẫn cố dùng và chỉ dừng lại khi môi bị sưng vều, lở loét, phải đến bệnh viện chữa trị” - bác sĩ này chia sẻ. Cũng theo bác sĩ này, ngoài trường hợp nói trên, đã có không ít trường hợp bị tổn thương da, dị ứng do sử dụng các loại mỹ phẩm tự chế, trong đó có son môi, được quảng cáo là không chứa chì.

Không nên sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Không nên sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hàng trăm loại son từng bị cảnh báo nhiễm chì

Son môi nhiễm chì quá mức cho phép là vấn đề được phái đẹp quan tâm bởi đây là vật dụng không thể thiếu. Trước đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) từng công bố có tới 400 loại son môi đang được sử dụng có lượng chì vượt quá mức cho phép. Trong đó có cả các sản phẩm của những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới. Tại thời điểm đó, Bộ Y tế xác nhận nhiều thương hiệu nổi tiếng trong danh sách công bố hiện có bán tại Việt Nam.

Trước thông tin về việc nguy cơ nhiễm độc chì do sử dụng son môi, một chuyên gia trong ngành y tế cho rằng trường hợp ngộ độc chì ở người có sử dụng son môi là chưa có bằng chứng cụ thể để khẳng định bệnh nhân này có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép là do dùng son môi. Với các sản phẩm mỹ phẩm nói chung và son môi nói riêng, khi nhập khẩu về Việt Nam phải bảo đảm các quy định của Bộ Y tế và theo quy định của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như của cộng đồng châu Âu về giới hạn kim loại nặng được phép trong mỹ phẩm thì hàm lượng chì tối đa cho phép có trong mỹ phẩm là 20 ppm (20 phần triệu). Việc quy định như vậy không có nghĩa là tất cả sản phẩm mỹ phẩm hay son môi đều chứa chì. Trong son môi, chì như một yếu tố vi lượng, giúp mỹ phẩm bền màu và lâu phai. Tuy nhiên, lượng chì trong sản phẩm thường ở liều lượng rất thấp. Nếu vượt quá mức trên, độc tố trong chì sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Thông thường, các nhà sản xuất có uy tín sẽ kiểm định một cách nghiêm ngặt lượng chì trong mỹ phẩm trước khi bán ra thị trường. “Thực tế chì có thể tồn tại ngay cả trong nguyên liệu tự nhiên. Trong khi đó, theo tính toán, chúng ta cần sử dụng hết hàng ngàn thỏi son trong đời thì mới có đủ lượng chì để ảnh hưởng sức khỏe” - chuyên gia này phân tích.

Theo một đại diện Bộ Y tế, ở Việt Nam hằng năm, cơ quan kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra hậu mãi và đã lấy mẫu các sản phẩm mỹ phẩm trong đó có son môi được lưu hành trên thị trường để kiểm tra chất lượng, trong đó có tiêu chí về độ an toàn của sản phẩm như độ nhiễm khuẩn, kim loại nặng. Khi phát hiện vi phạm, sản phẩm sẽ bị thu hồi và xử lý, xử phạt rất nghiêm, tuy nhiên qua quá trình kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm chưa phát hiện mẫu son môi có hàm lượng chì quá giới hạn cho phép và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Sẽ kiểm nghiệm son nghi nhiễm chì

Đại diện Bộ Y tế cho biết đối với trường hợp nghi ngờ bị nhiễm chì do mẫu son, nếu được người sử dụng cung cấp mẫu son đó, cơ quan chức năng sẽ thực hiện kiểm nghiệm để xác định nồng độ chì đạt hay không. Đại diện Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng chỉ sử dụng các son có tem nhãn, rõ ràng, thông tin đầy đủ hãng sản xuất, nhà phân phối các sản phẩm đã công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế, hoặc Sở Y tế). Các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được công bố với cơ quan quản lý thì không nên sử dụng.

Thử ngay bằng nữ trang

Dù lượng chì trong son môi được xem là rất nhỏ nhưng việc sử dụng lâu dài và nhiều lần rủi ro nuốt phải cũng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là về thần kinh. Theo nhật báo Pakistan Daily, người dùng có thể thử son có chứa chì khi mua bằng 3 bước:

1. Bôi chút son lên tay.

2. Sử dụng nữ trang - có thể là vòng, nhẫn, bông tai bằng vàng nguyên chất - chà xát lên vệt son.

3. Quan sát thử xem, màu vệt son có chuyển sang đen hay không, nếu có, son môi đó chứa chì. N.Lưu

Ngọc Dung
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.