Sức khỏe
11/07/2016 19:40

Côn trùng: Thực phẩm quý

Ý tưởng dùng côn trùng trong bữa ăn có thể khiến nhiều người ái ngại nhưng đó lại là truyền thống văn hóa ẩm thực của nhiều nơi trên thế giới, với lý do chủ yếu từ lợi ích về dinh dưỡng

Theo một báo cáo của Tổ chức Lương Nông (FAO) của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 2 tỉ người trên thế giới dùng côn trùng như một phần thực phẩm thông thường. Cách ẩm thực được gọi là entomophagy, hiện khá phổ biến ở nhiều nơi như Trung Quốc, châu Phi, châu Á, Úc, New Zealand cũng như Trung và Nam Mỹ. Tại phương Tây, nhiều người cảm thấy ghê sợ và xem ăn côn trùng giống như cách ăn của con người thời nguyên thủy. Một khảo sát trên tờ Journal of Insects as Food and Feed được công bố hồi năm ngoái cho thấy có đến 72% người dân Mỹ không thoải mái xem xét chuyện ăn côn trùng. Tuy nhiên, khi biết hết giá trị dinh dưỡng của nguồn thực phẩm này, có thể nhiều người sẽ suy nghĩ lại.

Chống béo phì, suy dinh dưỡng

Bọ cánh cứng là loại được ăn nhiều nhất, kế đến là sâu bướm, ong, kiến, cào cào, châu chấu và dế, tất cả có hơn 1.900 côn trùng có thể ăn được. Côn trùng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa số chứa nhiều protein, mỡ lành mạnh, canxi nhưng lượng carbohydrate thấp. Các chuyên gia của FAO xem côn trùng bổ dưỡng tương đương hoặc hơn thịt. Thí dụ như 100 g dế chứa 121 calo, 12,9 g protein, 5,5 g chất béo. Trong khi đó, 100 g thịt bò tuy chứa nhiều protein hơn (khoảng 23,5 g) nhưng chứa nhiều chất béo (21,2 g) mà lại là mỡ động vật, không có lợi cho sức khỏe. Đặc trưng ít béo khiến giới nghiên cứu đề xuất dùng côn trùng như cách thức hiệu quả để chống béo phì và những bệnh tật có liên quan.

Côn trùng được đánh giá bổ dưỡng và lành mạnh hơn thịt Ảnh: MNT
Côn trùng được đánh giá bổ dưỡng và lành mạnh hơn thịt Ảnh: MNT

Nhật báo Anh Daily Mail hồi năm 2014 thuật lại trường hợp chuyển từ thức ăn theo kiểu thuần phương Tây sang dùng thêm côn trùng của người đàn ông Mỹ Jason Brink. Một lần ở nhà hàng, do nhầm lẫn, người ta đã mang đến cho anh này một đĩa dế thay vì đậu phộng. Brink thấy ngon nên tiếp tục dùng sau đó và phát hiện nhờ ăn dế mà mình đã giảm cân. Anh nói: “Chúng ta có thể thay đổi thói quen ăn vặt đã quá quen thuộc trở thành một cuộc phiêu lưu ẩm thực hoàn toàn khác đang được mở rộng hơn trên thế giới. Một lựa chọn tốt cho vòng eo cá nhân và tương lai của hành tinh chúng ta”. Brink muốn nói đến khả năng đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tình trạng suy dinh dưỡng ở một số nước đang phát triển do côn trùng mang lại.

Là nguồn thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh, côn trùng lại có ở khắp nơi, dễ tìm, rẻ tiền, nên có thể là một giải pháp tốt. Chuyên gia FAO giải thích: “Sự thiếu hụt protein và chất dinh dưỡng khác thường phổ biến hơn ở những phân khúc xã hội lâm vào hoàn cảnh khó khăn như trong thời gian có xung đột hoặc thiên tai. Do thành phần dinh dưỡng, khả năng dễ tiếp cận, kỹ thuật nuôi đơn giản và tốc độ tăng trưởng nhanh, côn trùng có thể cung cấp cơ hội giá rẻ và hiệu quả để chống lại bất an về dinh dưỡng bằng cách cung cấp thực phẩm khẩn cấp, cải thiện cuộc sống và chất lượng bữa ăn của những người bị tổn thương”.

Vấn đề văn hóa

FAO cho rằng thức ăn từ côn trùng có khả năng là giải pháp cho tình trạng thiếu hụt thực phẩm có thể xảy ra theo đà tăng dân số. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo dân số toàn cầu sẽ tăng lên đến 9 tỉ người vào khoảng năm 2050, có nghĩa là chúng ta cần sản xuất thêm khoảng 50% thực phẩm nữa để nuôi sống thêm hơn 2 tỉ người. Với sự thay đổi khí hậu có thể kéo giảm thu hoạch nông nghiệp xuống hơn 25%, hiện có nhu cầu bức thiết trong việc tìm kiếm phương thức canh tác khác nhằm nuôi sống dân cư tăng thêm trên thế giới. Các chương trình về thực phẩm bền vững của FAO có xem xét đến ăn côn trùng như lựa chọn khả thi.

Tuy nhiên, dù biết rõ giá trị dinh dưỡng của côn trùng, nhiều người ở phương Tây vẫn ái ngại khi đặt con châu chấu vào miệng. FAO giải thích rằng điều đó bắt nguồn từ truyền thống văn hóa ẩm thực. “Cảm giác ghê tởm phát xuất từ câu hỏi đại loại như “Đó là cái gì? Đến từ đâu?”... Bên cạnh cảm xúc đó, nguồn gốc của sự dè dặt, không dám ăn có gốc rễ từ văn hóa ẩm thực, vốn tác động mạnh đến thói quen ăn uống. Văn hóa, dưới ảnh hưởng của lịch sử, cấu trúc cộng đồng, đời sống con người... đã quyết định những quy tắc về những gì ăn được và những gì không. “Tóm lại, ăn hay từ chối ăn côn trùng là một câu hỏi về văn hóa” - FAO giải thích.

Nguồn thức ăn từ côn trùng có thể là giải pháp cho tình trạng thiếu hụt thực phẩm theo đà tăng dân số toàn cầu.

Trúc Lâm
BIDV ủng hộ 100 tỉ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

BIDV ủng hộ 100 tỉ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hoạt động cộng đồng 08:54

Vừa qua, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức “Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước”

Nam A Bank tiên phong hoàn thành Báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế (IFRS)

Nam A Bank tiên phong hoàn thành Báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế (IFRS)

Ngân hàng 19:38

Ngày 10-10-2024, Nam A Bank (mã NAB) đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành dự án chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế (IFRS).

Vinh danh những giải pháp công nghệ đột phá của BIDV

Vinh danh những giải pháp công nghệ đột phá của BIDV

Ngân hàng 17:02

Ngày 5-10, Hội Truyền thông số Việt Nam đã vinh danh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”

Dạo CIRCLE K, chạm thẻ NAPAS - mua hàng cực chill với e-voucher hấp dẫn

Dạo CIRCLE K, chạm thẻ NAPAS - mua hàng cực chill với e-voucher hấp dẫn

Ngân hàng 16:55

Chỉ với hóa đơn từ 100.000 đồng, nhận ngay phần quà hấp dẫn từ CIRCLE K khi thanh toán bằng thẻ NAPAS từ nay đến hết ngày 15-12-2024.

Nhiều hoạt động thiết thực ở VWS

Nhiều hoạt động thiết thực ở VWS

Nhịp sống 16:55

Ngày 9 và 10-10, có khoảng 60 học sinh Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) đến tham quan mô hình xử lý rác của VWS.

Việt Hùng Group: Từ nhịp đập y khoa đến sứ mệnh cộng đồng

Việt Hùng Group: Từ nhịp đập y khoa đến sứ mệnh cộng đồng

Sản xuất - Kinh doanh 08:00

Đằng sau sự ra đời của đơn vị tiên phong cung ứng sản phẩm chỉnh nha, nha khoa chính hãng là hành trình bền bỉ của niềm tin, sự minh bạch và chiến lược tinh anh

Kun Doctor đồng hành cùng Bộ Y tế trong Chương trình “Mắt khỏe ngời sáng tương lai”

Kun Doctor đồng hành cùng Bộ Y tế trong Chương trình “Mắt khỏe ngời sáng tương lai”

Dinh dưỡng – Sức khỏe 20:56

Đây là Chương trình vì sức khỏe cộng đồng với mục tiêu giải quyết vấn đề thời đại liên quan đến bảo vệ đôi mắt trẻ em.