Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy gan. Hoặc ung thư đường mật trong gan có khoảng 3%- 10% các trường hợp mắc sỏi gan bị ung thư đường mật trong gan. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh thường chỉ sống được vài tháng đến vài năm sau khi phát hiện bệnh.
Cũng có thể xảy ra nhiễm trùng huyết là biến chứng cấp cứu, đặc biệt nghiêm trọng, nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng do sỏi gan gây ra đều có tác động xấu đến sức khỏe. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ giúp làm giảm các triệu chứng, phòng ngừa ảnh hưởng do sỏi gây ra.
Điều trị sỏi gan khó, bởi vì sỏi thường nằm sâu và rải rác trong gan. Chưa kể đến việc sỏi làm ứ trệ dịch mật, có thể làm chít hẹp đường mật từng đoạn, gây khó khăn trong thực hiện các thủ thuật can thiệp.
* Điều trị sỏi đường mật trong gan bằng tây y:
- Thuốc làm tan sỏi: hầu hết không có tác dụng với sỏi gan (sỏi sắc tố, thành phần chính bilirubin), bởi vì thuốc chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: phương pháp này chỉ thích hợp cho người bệnh chưa bị chít hẹp đường mật. Ưu điểm là tiến hành nhanh, ít xâm lấn, giải quyết kịp thời tình trạng ứ trệ dịch mật.
- Phẫu thuật mổ hở lấy sỏi: được áp dụng nhiều hơn cả do phối hợp được các kỹ thuật hiện đại như lấy sỏi bằng rọ, tán sỏi nội soi qua ống mềm, nong và đặt stent đoạn đường mật bị tắc hẹp. Nhưng phương pháp này khó khăn ở chỗ là không thực hiện được cho người bệnh có bệnh lý về tim mạch hoặc rối loạn đông máu.
- Phẫu thuật cắt một phần gan: là giải pháp cuối cùng, khi mà tất cả các phương pháp trên không thể tiến hành hoặc sỏi nằm quá sâu trong nhu mô gan. Một phần của lá gan bị cắt có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất dịch mật, đào thải độc tố, chuyển hóa glucose... Vì vậy, chỉ những trường hợp nặng bệnh nhân mới được điều trị bằng giải pháp này.
* Điều trị sỏi đường mật trong gan bằng bài thuốc đông y:
50% người bệnh sau khi tiến hành các biện pháp can thiệp lấy sỏi, sau 3-10 năm phải nhập viện do sỏi tái phát. Có những trường hợp phải tiến hành phẫu thuật 2-3 lần, nên làm gia tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng do đường mật trong gan đã bị tổn thương. Và, đông y có thể khắc phục được các nhược điểm này.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy bài thuốc chứa 8 thảo dược truyền thống gồm: uất kim, chi tử, sài hồ, kim tiền thảo, hoàng bá, chỉ xác, nhân trân, diệp hạ châu có tác dụng lợi mật, bổ gan, giúp tăng khả năng vận động đường mật, do đó tăng hiệu quả bào mòn và tống xuất sỏi, giúp hạn chế được tối đa nguy cơ hình thành và tái phát sỏi gan.
Dự phòng tái phát sỏi đường mật trong gan
- Về chế độ ăn uống: cần thực hiện chế độ ăn bảo đảm vệ sinh, ăn chín uống sôi, tẩy giun 6 tháng/lần. Ngoài ra, nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, cholesterol, tăng cường ăn rau xanh và các loại hoa quả.
- Về chế độ luyện tập: tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên một số môn thể thao như yoga, đi bộ, đi xe đạp, chạy bộ... sẽ giúp tăng vận động đường mật, làm cho dịch mật lưu thông dễ dàng hơn.
Đối với sỏi đường mật trong gan, cách điều trị tốt nhất chính là phát hiện sớm bệnh để có các biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế nguy cơ sỏi làm phát sinh biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh.