1. Theo dõi số lần bé đạp
Số lần bé đạp (còn gọi là “máy”) là biểu hiện phát triển khỏe mạnh của bé. Nếu bé đạp với tần suất ổn định, những cú đạp mạnh mẽ, mẹ có thể yên tâm. Ngược lại, nếu mẹ thấy số lần thai “máy” đột nhiên giảm rõ rệt có thể đó là dấu hiệu báo động của tình trạng sức khỏe kém, suy thai, bé không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Không có quy chuẩn chung về số lần đạp của bé bao nhiêu lần mỗi ngày là đúng chuẩn. Song, vẫn có một số hướng dẫn về cách thức đếm cử động thai. Mỗi ngày, mẹ bầu nên đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, tối, nếu bận thì ít nhất đếm một lần trong ngày. Nên có một quyển sổ ghi lại số lần cử động của thai nhi trong 30 phút, lần lượt 3 lần/ngày. Thai nhi khỏe mạnh khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút, 3 lần/ngày.
2. Bổ sung đủ chất sắt mỗi ngày
Nhu cầu dinh dưỡng phụ nữ mang thai gồm năng lượng, protein, muối khoáng, các loại vitamin. Trong đó chất sắt đóng vai trò quan trọng cho quá trình tạo máu tham gia vào vòng tuần hoàn trong cơ thể mẹ, quá trình phát triển của bào thai, nhau thai và phòng nhiễm khuẩn cho cơ thể. Theo APA (Hiệp hội Thai sản Mỹ), giai đoạn từ tuần 20, mẹ bầu đặc biệt lưu ý bổ sung đủ 27 mg sắt để ngăn ngừa rủi ro thiếu máu, nhẹ cân và sinh non ở bé.
Cách tốt nhất để dự phòng thiếu sắt cũng như thiếu các vi chất dinh dưỡng khác là duy trì chế độ ăn đa dạng thực phẩm. Các thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hằng ngày như thịt bò, gan heo, tim, bầu, đậu đỗ, vừng lạc, rau muống, rau ngót, mồng tơi, rau đay.
3. Thực hiện các bài tập vận động nhẹ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Montreal, tập thể dục khi mang thai, dù chỉ 20 phút mỗi ngày, cũng có tác dụng hỗ trợ sự phát triển trí não, giúp bé thông minh hơn. Một số mẹ tham gia các lớp yoga cho bà bầu cũng nhận ra rằng các em bé trở nên “hiền lành” hơn, không đạp quá mạnh hay quá nhiều. Mẹ bầu có thể tham khảo một số động tác yoga, để cả hai mẹ con cảm thấy thoải mái hơn. Vận động hợp lý còn giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chuẩn bị thể lực tốt cho quá trình vượt cạn thuận lợi về sau.
4. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ để trí não bé phát triển tốt
Thời điểm mẹ bắt đầu cảm thấy bé đạp đánh dấu giai đoạn phát triển quan trọng của não bé. Từ thời điểm này đến cuối thai kỳ, não bé tăng 6 lần cả về kích thước lẫn khối lượng, tế bào não hình thành những kết nối phức tạp hơn, tốc độ hoàn thiện về cấu trúc và chức năng cũng nhanh hơn.
Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho bé để tạo nền tảng phát triển vững chắc trong thời kỳ này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hằng ngày, mẹ mang thai phải bổ sung 140 mg DHA, 27 mg sắt, 450 mg choline, 600 mg axít folic. Lượng dưỡng chất trên tương đương với lượng thực phẩm 700 g cá hồi, 500 g rau củ, 6 quả trứng ngỗng, 400 g măng tây mỗi ngày. Bên cạnh chế độ ăn uống hằng ngày, mẹ bầu nên bổ sung thêm 2 ly sữa bầu mỗi ngày như sản phẩm dinh dưỡng khoa học Similac Mom có chứa hệ dưỡng chất EyeQ Plus tiên tiến gồm DHA, cholin, axít folic, sắt, 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu bảo đảm bé được cung cấp đủ dưỡng chất phát triển tối ưu về trí não và thể chất. Cung cấp đủ dưỡng chất trong thời kỳ mang thai còn giúp chuẩn bị nguồn sữa chất lượng cho bé sau này.