Nhịp sống
03/06/2024 08:48

Mở rộng độ phủ BHYT, giảm chi y tế từ tiền túi người dân

Với tỉ lệ người tham gia tăng, quyền lợi được mở rộng và số chi khám chữa bệnh BHYT tăng, BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân ở nước ta.

Xung quanh việc mở rộng quyền lợi người tham gia BHYT, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế đã chia sẻ về vấn đề này.

Phóng viên: Thưa bà, chúng ta đã thực hiện mục tiêu hướng tới việc bao phủ BHYT toàn dân như thế nào?

Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế: Ngày 01-7-2009 Luật BHYT đầu tiên của Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành, đây là cơ sở pháp lý cao nhất đầu tiên để thể chế hóa quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phát triển BHYT toàn dân nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già. Trải qua 15 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, hướng tới mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân, chính sách BHYT của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2009 là năm đầu tiên thực hiện Luật BHYT, tỉ lệ bao phủ BHYT là 58% dân số, tăng 11% so với năm 2008.

Mở rộng độ phủ BHYT, giảm chi y tế từ tiền túi người dân- Ảnh 1.

Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế

Năm 2015, năm thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, số người tham gia BHYT là 68,5 triệu người, đạt tỉ lệ bao phủ BHYT 74,9% dân số; năm 2019 số người tham gia BHYT là 85,7 triệu người, đạt tỉ lệ bao phủ đạt 89,1% dân số.

Tính đến 31-12-2023, số người tham gia BHYT là hơn 93,307 triệu người, đạt tỉ lệ bao phủ 93,35% dân số. Số lượt người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB) tăng nhanh qua từng năm. Năm 2010 có 102 triệu lượt (93,7 triệu lượt KCB ngoại trú và 8,3 triệu lượt điều trị năm nội trú). Năm 2015, có 130,2 triệu lượt người KCB BHYT, trong đó số lượt KCB ngoại trú là 118,2 triệu lượt, số lượt KCB nội trú là 12 triệu lượt. Năm 2019, số lượt KCB BHYT là 184 triệu lượt, trong đó, số lượt KCB BHYT ngoại trú là 166,9 triệu lượt, số lượt KCB BHYT nội trú là 17,1 triệu lượt đều tăng so với năm 2018.

Trong giai đoạn 2020-2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-9, số lượt KCB BHYT giảm so với giai đoạn 2015-2019. Năm 2022 khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ổn định hơn, số lượt KCB BHYT tăng lên 150,4 triệu lượt, tăng 24 triệu lượt so với năm 2021. BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân

Những năm qua số thu, chi BHYT tăng nhanh. Điều này có phải do nhu cầu KCB ngày càng tăng?

Cùng với sự gia tăng về tỉ lệ người tham gia BHYT, số thu, chi BHYT qua từng năm gia tăng nhanh chóng thể hiện BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nếu như số thu quỹ BHYT năm 2010 đạt 25.540 tỉ đồng, thì đến 31-12-2015, tổng số tiền đóng từ người tham gia BHYT đã tăng lên là 59,7 ngàn tỉ đồng. Trong giai đoạn 2015-2019, số thu BHYT từ các đối tượng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2017 (năm thực hiện Quyết định số 1167/QĐ-TTg điều chỉnh giao chỉ tiêu bao phủ BHYT tới từng tỉnh). Số thu BHYT hàng năm tăng do tăng tỉ lệ bao phủ BHYT và tăng mức đóng do tăng mức lương cơ sở.

Mở rộng độ phủ BHYT, giảm chi y tế từ tiền túi người dân- Ảnh 2.

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức

Giai đoạn 2020-2022 là giai đoạn có nhiều khó khăn do chịu tác động của dịch COVID-19, số tiền đóng BHYT vẫn gia tăng nhưng ở mức độ hạn chế. Cụ thể, năm 2020, tổng số tiền đóng BHYT là 108,7 ngàn tỉ đồng, tăng 6,7 ngàn tỉ đồng so với năm 2019. Năm 2021, tổng số tiền đóng BHYT là 110 ngàn tỉ đồng, tăng 1,3 ngàn tỉ đồng so với năm 2020. Năm 2022, tổng số tiền đóng BHYT là 113,8 ngàn tỉ đồng, tăng 3,8 ngàn tỉ đồng so với năm 2021. Năm 2010 số chi của quỹ BHYT là 19.666 tỉ đồng. Đến năm 2015, số chi KCB BHYT đã tăng lên là 47,9 ngàn tỉ đồng;

Số chi KCB BHYT năm 2018 là 96,5 ngàn tỉ đồng, năm 2019 là 104,8 ngàn tỉ đồng. Như vậy, chỉ sau 3 năm số chi KCB BHYT đã cao gấp hơn 2 lần so với số chi KCB BHYT của năm 2015.

Giai đoạn 2020-2021, do tác động của dịch COVID-19, số lượt KCB BHYT giảm mạnh, số chi KCB BHYT giảm mạnh so với năm 2019. Năm 2020, số chi KCB BHYT là 101,7 ngàn tỉ đồng, giảm 3,1 ngàn tỉ (tương ứng giảm 3%) so với năm 2019, năm 2021 giảm 17,9 ngàn tỉ (tương ứng giảm 15%) so với năm 2019.

Đến năm 2022, cả nước bước vào giai đoạn "bình thường mới" sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ổn định hơn, hoạt động KCB trở lại bình thường, số chi KCB BHYT của năm 2022 là 105,8 ngàn tỉ đồng, tăng gần 19 ngàn tỉ đồng (tương ứng tăng 22%) so với năm 2021 và đã cao hơn mức chi của năm 2019.

Chính sách BHYT liên tục có sự điều chỉnh, mở rộng. Vậy tới đây, chính sách này sẽ có những thay đổi như thế nào để bảo đảm quyền lợi người tham gia, thưa bà?

Nhìn chung, phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT tương đối toàn diện, bao gồm: chi phí dịch vụ kỹ thuật KCB, thuốc, máu, dịch truyền, vật tư y tế, hóa chất khi người tham gia BHYT đi KCB, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con tại cơ sở KCB.

Ngoài ra quỹ BHYT còn chi trả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh và tuyến trung ương đối với một số đối tượng ưu tiên như người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi… trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Quỹ BHYT cũng trích một phần chi phí từ số thu BHYT cho các đơn vị trường học, cơ quan/tổ chức để phục vụ công tác KCB trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Hàng năm, bình quân quỹ BHYT chi trả từ 87% - 89% tổng chi phí KCB BHYT, người tham gia BHYT có trách nhiệm đồng chi trả từ 11% - 13%.

Quyền lợi về KCB BHYT có xu hướng ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu KCB của người tham gia BHYT, sự thay đổi về mô hình bệnh tật, sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, khả năng cân đối quỹ BHYT và khả năng chi trả của người tham gia. Bên cạnh đó, danh mục thuốc (bao gồm cả thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế), vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật BHYT luôn được rà soát để cập nhật phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn và năng lực thực hiện dịch vụ kỹ thuật vừa để đảm bảo quyền lợi của người có thẻ khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế.

Tới đây chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, mở rộng quyền lợi người tham gia đồng thời hướng tới mục tiêu giảm chi tiền túi từ hộ gia đình cho chi tiêu y tế.

Ngọc Dung
Tham gia ITB Asia 2024, Saigontourist Group tăng cường thu hút khách quốc tế

Tham gia ITB Asia 2024, Saigontourist Group tăng cường thu hút khách quốc tế

Sản xuất - Kinh doanh 16:50

Đây là lần thứ 15 liên tiếp Saigontourist Group tham gia sự kiện tầm cỡ này.

Vietnam Airlines tổ chức thành công giải chạy Run For Love 2024

Vietnam Airlines tổ chức thành công giải chạy Run For Love 2024

Hoạt động cộng đồng 16:49

Sự kiện thu hút hơn 1.500 vận động viên tham gia, trong đó có hơn 300 vận động viên khiếm thị.

Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng khi di dời hệ thống điện

Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng khi di dời hệ thống điện

Doanh nghiệp 10:59

Tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc bàn giải pháp gỡ vướng khi di dời hệ thống điện nằm trong hành lang đường giao thông

SeABank lãi trước thuế 4.508 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng

SeABank lãi trước thuế 4.508 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng

Ngân hàng 08:51

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đón nhận nhiều chỉ số kinh doanh tích cực nhờ duy trì quản trị rủi ro vững chắc và hiệu quả.

Hướng tới Net Zero, J&T Express chung sức kiến tạo tương lai cùng chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh"

Hướng tới Net Zero, J&T Express chung sức kiến tạo tương lai cùng chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh"

Hoạt động cộng đồng 17:49

Góp phần chung tay nâng cao độ che phủ của rừng; góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hình thành lá phổi xanh cho Việt Nam.

EVNSPC: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong công tác an sinh xã hội

EVNSPC: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong công tác an sinh xã hội

Doanh nghiệp 17:48

Nhiều mô hình hay, hoạt động ý nghĩa được EVNSPC triển khai đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, xã hội

Đoàn sinh viên Trường Đại học Quản lý Singapore tham quan VWS

Đoàn sinh viên Trường Đại học Quản lý Singapore tham quan VWS

Nhịp sống 17:48

Gần 30 sinh viên nước ngoài tham quan, tìm hiểu mô hình xử lý, tái chế rác thải tại VWS