Trong ngày tết, nhiều vùng ở huyện Yên Thành, Nghệ An người dân đều sẽ làm món bánh ong (hay còn gọi là chè lam) để dùng trong ngày tết. Hạt lúa nếp khi chín được gặt về, tuốt lấy hạt rồi cho lên luộc. Khi lúa đã chín, bắc ra để ráo, phơi khô rồi xay lấy hạt. Những hạt nếp này sẽ được rang chín vàng thơm rồi đem nghiền mịn.
Mật mía là nguyên liệu quan trọng để làm món bánh này
Để làm nên món bánh ong, người dân sẽ dùng mật mía, lạc đã rang chín và nấu sôi lên rồi cho bột nếp đã nghiền mịn trên vào. Ngay khi cho vào, người làm bánh phải đảo liên tục, đều tay để bột, mật và lạc được hòa quyện vào với nhau.
Mật và Lạc rang được cho vào nồi nấu sôi
Khi những thứ trên đã tạo thành hỗn hợp đặc sệt, quyện chặt vào với nhau thì bắc xuống cho ra mâm để sẵn hạt vừng trắng đã rang vàng. Đến lúc này, tùy vào sở thích của từng người có thể nhào bánh thành các hình thù mình thích. Để bánh dậy mùi, người làm bánh thường cho thêm gừng tươi giã nát hoặc dừa bào sợi.
Khi mật và lạc đã sôi thì cho bột nếp đã chuẩn bị từ trước vào quấy đều tay
Chị Phạm Thị Thủy trú xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết: "Từ trước đến nay năm nào tôi cũng làm món bánh ong vào ngày 30 Tết để cúng ông bà, tổ tiên. Nguyên liệu thì dễ kiếm nên món bánh này khá dễ làm, chỉ cần 15 phút là có thể làm xong một mẻ bánh rồi.
Khi hỗn hợp trong nồi đã hòa quyện là lúc bánh đã chín
Để ngội bớt người làm sẽ nặn hỗn hợp này thành các hình theo ý thích của mình
Thành phẩm là những khúc bánh ong mềm dẻo, thơm lừng
Bánh ong là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông bà ngày Tết