Doanh nghiệp
16/09/2021 13:48

Giải pháp giảm lượng giống gieo sạ

Giải pháp giảm lượng giống thông minh cho mô hình canh tác lúa hiệu quả là nội dung buổi tổng kết mô hình Canh tác lúa thông minh vụ hè thu năm 2021 tại 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, do Công ty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức.

Đây là buổi tổng kết thứ 3 của Ban tổ chức, bằng hình thức phát trực tiếp (livestream).

Giải pháp giảm lượng giống gieo sạ - Ảnh 1.

Giảm lượng giống, chuyện nhỏ mà không nhỏ

Lượng giống gieo sạ với bà con nông dân xưa nay là chuyện nhỏ. Theo thói quen đã thành truyền thống: sạ dày, lúa lên xanh nhanh, mát mắt khi thăm đồng. Có câu: "Cấy thưa thừa đất, cấy dày thóc chất đầy kho". Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, nông dân thường sạ 200kg giống/ha, có nơi sạ trên 250kg. Nay yêu cầu nông dân chỉ sạ tối đa 60kg, 80kg hay 90kg giống/ha thì thành chuyện lớn rồi.

Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau là 3 địa phương có điều kiện canh tác lúa không mấy thuận lợi, do đất nhiễm phèn và mặn. Nhiều vùng trồng lúa phụ thuộc vào nước trời. Việc áp dụng các gói kỹ thuật canh tác, nhất là giảm lượng giống gieo sạ rất khó khăn.

Giải pháp giảm lượng giống gieo sạ - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Hùng, ngụ xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh cho biết, nông dân tham gia mô hình lúc đầu rất lo lắng, đang sạ từ 18 đến 20kg giống/ công, nay hạ xuống 8 đến 9kg, không biết lúa sẽ mọc ra sao. Xuống giống xong, ông không dám cho bà xã ra thăm đồng, sợ bả la khi thấy lúa mọc thưa thớt, không mát mắt như sạ dày bên ruộng đối chứng. Nhưng qua 2 tuần thì khác đó. Lúa nảy chồi rất mạnh, chồi to, cây cứng, màu xanh sáng.

GS-TS Nguyễn Bảo Vệ, Trưởng Ban cố vấn chương trình, nói : "Qua một năm theo dõi mô hình tại Sóc Trăng, thấy lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha/2 vụ so với đối chứng, đạt 58 triệu/ha/2 vụ. Đây là vùng đất trũng phèn Nam sông Hậu, luôn có độ mặn, độ phèn cao, độ PH thấp (dưới 4,5) mà làm được vậy thì rất là mừng".

Giải pháp giảm lượng giống gieo sạ - Ảnh 3.

GS-TS Nguyễn Bảo Vệ (phải) và TS Hồ Văn Chiến (trái) – Thành viên Ban cố vấn chương trình

TS Hồ Văn Chiến, Thành viên Ban cố vấn lý giải, mô hình đã đạt được 5 tiêu chí mà chương trình đề ra. Việc tiết giảm từ 20 đến 70kg giống/ha, nếu làm được trên tổng số 1.600.000 ha canh tác lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, sẽ giảm được hàng trăm ngàn tấn giống. Con số quy thành tiền là không nhỏ. Việc giảm giống rất đúng với nhu cầu của nông dân. Quy trình này cũng rất linh động, dễ làm, nên phải tăng cường truyền thông để nông dân hiểu, biết và làm theo vì nó có lợi cho nông dân và cộng đồng cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sống.

Giải pháp giảm lượng giống gieo sạ - Ảnh 4.

Giảm giống, lượng phân bón cũng giảm được trung bình 40kg phân đạm, 30kg phân lân, 45kg phân kali/ha/vụ. Chỉ tính riêng phân urê, đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm được tới 115.500 tấn/vụ. Giảm giống, cây lúa khỏe, chân ruộng thoáng, tiếp nhận được nhiều ánh nắng mặt trời, sẽ giảm sâu bệnh phá hoại, nên giảm được từ 1 đến 2 lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), trong khi năng suất tăng từ 100 đến 600 kg/ha/1vụ so với đối chứng. Đầu vào giảm thì lợi nhuận tăng. Trung bình lợi nhuận trong mô hình tăng từ 3 triệu đến hơn 4 triệu đồng/ha so với đối chứng. Giảm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón còn có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe nông dân và môi trường sinh thái của cộng đồng.

Giải pháp giảm lượng giống gieo sạ - Ảnh 5.

Trong mô hình, một m2 đếm được 469 bông lúa chắc hạt, bên ruộng đối chứng là 539 bông; nhưng 1 bông trong mô hình có hơn 70 hạt, hạt lại mẩy, sáng đẹp; trong khi bên đối chứng chỉ có khoảng 55 hạt, hạt lại nhỏ, có cả hạt lửng.

Ông Võ Quốc Trung, Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho rằng nông dân canh tác lúa quan tâm đến sản lượng và giá bán mà chưa quan tâm nhiều đến chi phí đầu vào. Giảm giống tiết giảm được chi phí đầu vào một khoản kha khá. Nhưng để người dân ý thức được việc phải giảm giống ra sao, giảm bao nhiêu là vừa… là nhờ tiếp thu tốt tư vấn của các nhà khoa học, như thầy Vệ.

Giải pháp giảm lượng giống gieo sạ - Ảnh 6.

KS Võ Quốc Trung - Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng (trái), ThS Hồ Thế Huy - Trưởng vùng ĐBSCL, Công ty CP Phân bón Bình Điền (phải)

"Nông dân trong mô hình đã tìm ra được cái chìa khóa để canh tác thông minh. Phát huy thế mạnh mà mình có; khắc phục hạn chế để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Tìm ra được điều kiện để giảm giống trên cơ sở bám chặt vào điều kiện đồng ruộng, đó là mặt bằng ruộng, các tác nhân gây hại như ốc bươu vàng và các loại côn trùng phá hoại hạt giống, các độc chất trong đất và nguồn nước tưới… và nhất là chất lượng hạt giống, để chủ động gieo sạ lượng giống vừa đủ. Đó là thông minh", GS-TS Nguyễn Bảo Vệ nói.

Giải pháp giảm lượng giống gieo sạ - Ảnh 7.

Ông Doãn Văn Chiến, Phó Văn phòng Thường trực phía Nam Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đánh giá, cả 3 tỉnh đều đạt được chỉ tiêu giảm giống mà mô hình Canh tác lúa thông minh đề ra. Đã nâng lên được nhận thức của nông dân, như là chuyên gia trong quản lý sản xuất trên đồng ruộng nhà mình. Giảm giống, dẫn đến giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, tức giảm được chi phí đầu vào, nâng lên được tính cạnh tranh của hạt gạo. Như vậy chương trình đã đi đúng hướng. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty CP Phân bón Bình Điền sẽ tổng kết để hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật, giúp nông dân dễ dàng áp dụng; đồng thời trình để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận những giải pháp đã thực hiện tại mô hình thành tiến bộ kỹ thuật để phổ biến rộng rãi trong canh tác lúa, trước mắt áp dụng vào vụ sản xuất Đông Xuân 2021-2022 tới đây.


Trần Đình Thế
DatVietVAC cùng các nghệ sĩ chung tay giúp đồng bào khắc phục thiệt hại bão số 3

DatVietVAC cùng các nghệ sĩ chung tay giúp đồng bào khắc phục thiệt hại bão số 3

Hoạt động cộng đồng 14:04

DatVietVAC Group Holdings và nghệ sĩ đến từ các chương trình Anh Trai “Say Hi”, Rap Việt, 2 Ngày 1 Đêm Vietnam, Our Song Vietnam vừa ủng hộ số tiền 1 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào đang chịu thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ kéo dài.

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào

Hoạt động cộng đồng 14:02

Chung tay cùng cả nước, toàn thể người lao động của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) trích 1 ngày lương/người nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau bão số 3. Bên cạnh đó, MB tiếp tục ủng hộ trực tiếp đến các địa phương vùng bão, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn và sớm ổn định cuộc sống.

Eximbank đồng hành cùng khách hàng sau bão Yagi với lãi suất ưu đãi

Eximbank đồng hành cùng khách hàng sau bão Yagi với lãi suất ưu đãi

Ngân hàng 11:58

(NLĐO) - Nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Eximbank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng trong thời gian phục hồi và ổn định hoạt động kinh doanh.

Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Người lao động EVNHCMC ủng hộ đồng bào phía Bắc

Doanh nghiệp 13:36

EVNHCMC đã phát động đến toàn thể công nhân viên chức, người lao động ủng hộ ít nhất 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

EVNGENCO3 thăm, động viên CBCNV sau bão Yagi

Doanh nghiệp 13:35

Đoàn công tác của EVNGENCO3 đã đến kiểm tra tình hình nhà máy và thăm hỏi, động viên CBCNV tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương sau bão Yagi.

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Tết Đoàn viên trong thời đại số

Ngân hàng 13:35

Theo văn hóa Á Đông, Tết Trung thu là cơ hội để sum họp gia đình, hướng trái tim mỗi người con xa xứ về với cội nguồn, kết nối tình thân - hay còn gọi là Tết Đoàn viên. Trong thời đại số hiện nay, chúng ta có thêm nhiều phương thức để kéo gần, kết nối thành viên trong gia đình.

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hoạt động cộng đồng 21:35

Phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc và truyền thống hơn 60 năm xây dựng, phát triển, toàn thể cán bộ nhân viên Vietcombank sẵn sàng chung tay cùng các cấp chính quyền và địa phương hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn để ổn định sản xuất, tái thiết cuộc sống.