Doanh nghiệp
01/12/2022 07:43

EVN triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí

EVN cho biết năm 2022, tình hình thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt giá nhiên liệu tăng cao dẫn đến nhiều nước gặp khó khăn về năng lượng

Mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn trong bối cảnh chung nhưng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm cung cấp điện ổn định, an toàn cho sản xuất - kinh doanh (SX-KD), sinh hoạt của nhân dân với nhu cầu điện tăng cao và đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế cả nước.

Giá nhiên liệu tăng cao

Trong 10 tháng đầu năm 2022, kinh tế đã hồi phục và phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu điện tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2021. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng điện đã đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào tăng trưởng ngành công nghiệp và đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Từ đầu năm 2022, do biến động giá nhiên liệu than, dầu, khí thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao. Theo diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và nếu căn cứ kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm thì kết quả hoạt động SX-KD năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỉ đồng.

Với mục tiêu giảm tối đa có thể những khó khăn trong SX-KD năm 2022, EVN đã đề ra và thực hiện các giải pháp quản trị trong tập đoàn. Theo đó, EVN quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi phí, như tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20%-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho cán bộ, công nhân viên bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện... Bên cạnh đó, EVN thực hiện các giải pháp về tối ưu hóa dòng tiền, thực hiện thu cổ tức của các công ty cổ phần có vốn góp của EVN trong năm 2022.

Cũng trong năm 2022, EVN đã vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (có chi phí thấp); điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện; nỗ lực đàm phán với chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung. Theo tính toán, tổng các khoản EVN đã cố gắng để giảm lỗ nêu trên đạt khoảng 33.445 tỉ đồng và tác động làm giảm chi phí sản xuất của EVN, ngoài ra chi phí khâu truyền tải, phân phối, phụ trợ năm 2022 chỉ bằng 92,8% so với năm 2021. Theo EVN, mặc dù đơn vị đã nỗ lực, cố gắng để chi phí nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn, kết quả SX-KD 10 tháng đầu năm 2022 của EVN lỗ khoảng 15.758 tỉ đồng, dự kiến ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức 31.360 tỉ đồng.

EVN triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí - Ảnh 1.

EVN quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để tiết kiệm chi phí Ảnh: EVN

Nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức

Theo EVN, trong bối cảnh tình hình tài chính như vậy sẽ dẫn tới nguy cơ có rất nhiều khó khăn trong năm 2022 và các năm tiếp theo trong một số vấn đề. Trong đó có thể kể đến khó khăn về việc không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung cấp điện. Bên cạnh đó, trong vài năm gần đây, chi phí sửa chữa lớn đã phải cắt giảm chi phí theo định mức từ 10%-30% và việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện các năm tới. Ngoài ra, còn có khó khăn trong việc huy động vốn, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa bảo dưỡng các công trình điện để bảo đảm cung ứng điện.

Theo dự báo mới nhất của các tổ chức quốc tế, khả năng giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có xu hướng giảm xuống mức bình quân năm 2021. Dự kiến năm 2023, EVN vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn về SX-KD và cân bằng tài chính.

Trước bối cảnh có nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, sự hỗ trợ và giúp đỡ của các địa phương trên cả nước, với sự kiên trì, quyết tâm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hàng vạn cán bộ, công nhân viên ngành điện sẽ cố gắng, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Chính phủ giao trong việc bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện EVN đang cung cấp các dịch vụ điện đến 99,7% số hộ dân trong cả nước và đã ký 3,034 triệu hợp đồng mua bán điện phục vụ ngoài mục đích sinh hoạt với các doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, để tạo sự thuận lợi, minh bạch, tiện ích cho người dân và doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ điện, EVN đã thực hiện nhiều cải cách trong việc cung cấp các dịch vụ điện, trong đó năm 2019 đã cung cấp 100% các dịch vụ điện trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và triển khai cung cấp hợp đồng mua bán điện theo phương thức điện tử. Năm 2022, EVN triển khai kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm đơn giản hóa các thủ tục dịch vụ điện, cắt giảm giấy tờ cho người dân khi thực hiện các dịch vụ liên quan đến hợp đồng mua bán điện sinh hoạt...
Bài và ảnh: Hà Phong
từ khóa :

Viết bình luận

TRUERACE áp dụng “motion AI”  tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

TRUERACE áp dụng “motion AI” tại giải Half Marathon "Tự hào tổ quốc tôi"

Doanh nghiệp 17:00

Ngày 21-4 vừa qua, lần đầu tiên công nghệ camera Motion AI được TRUERACE sử dụng tại giải chạy do Báo Người Lao Động tổ chức ở huyện Bình Chánh (TP HCM)

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Săn hàng hiệu miễn thuế với Prebook Duty Free của Vietjet

Tiêu dùng 15:52

Để mang đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho hàng khách, Vietjet ra mắt sản phẩm đặt trước hàng miễn thuế (Prebook Duty Free) với ưu đãi lên đến 50% từ ngày 22-4 đến 22-5.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP HCM 2 năm tới

Dự án mới 15:51

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đạt 7.800 tỉ đồng, CASA tăng mạnh lên 40,5%

Ngân hàng 15:51

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh quý I-2024.

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Nghỉ lễ 30-4: Chơi cả ngày không chán tại núi Bà Đen với loạt trải nghiệm “độc nhất vô nhị”

Điểm đến hấp dẫn 15:24

Không tốn vé máy bay, khí hậu mát lạnh giữa mùa hè và có quá nhiều trải nghiệm độc đáo không giống bất cứ nơi nào, đó là lý do khiến Núi Bà Đen, Tây Ninh thành điểm đến cực hấp dẫn với người dân Nam bộ trong kỳ nghỉ lễ 30-4 năm nay.

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

ĐHĐCĐ MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỉ đồng, chia cổ tức 30%

Ngân hàng 15:23

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024 với 2 kế hoạch lớn của năm 2024 được đồng thuận là kế hoạch kinh doanh năm và phương án tăng vốn lên 26.000 tỉ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 30%.

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Thời điểm mua nhà lý tưởng từ nguồn vốn giá rẻ?

Ngân hàng 15:23

Thời điểm hiện tại đang được đánh giá là thời điểm “vàng” mà những khách hàng có nhu cầu mua nhà đất cần cân nhắc khi thị trường BĐS đang bắt đầu có những dự báo phục hồi và các gói vay mua nhà của ngân hàng đang cực kỳ ưu đãi.