Dịch vụ
07/03/2017 19:44

Những bóng hồng dẫn đường cho máy bay

Bay vào trời xanh với sự hỗ trợ của những trang thiết bị tối tân nhất song máy bay vẫn phải có người dẫn đường để “đi đến nơi về đến chốn” một cách an toàn. Họ là kiểm soát viên không lưu

Kiểm soát viên không lưu (KSVKL) là lực lượng quan trọng của bộ phận quản lý bay - 1 trong 3 mắt xích của dây chuyền vận tải hàng không. Công việc chính của họ là luôn theo dõi, nắm lộ trình của mỗi chuyến bay từ khi cất cánh đến khi hạ cánh, liên lạc với phi công và đưa ra các huấn lệnh bảo đảm khoảng cách an toàn (phân cách) giữa các máy bay.

Công việc căng thẳng

Công việc của KSVKL chia thành 4 loại hình, gồm KSVKL đường dài, KSVKL tiếp cận, KSVKL tại sân và KSVKL mặt đất, tương ứng với từng giai đoạn quan trọng của chuyến bay. “Đồ nghề” của KSVKL là các màn hình radar và hệ thống quản lý không lưu tự động (ATM), thiết bị liên lạc vô tuyến không - địa, máy tính, điện thoại... Chỉ cần nhìn vào trang thiết bị, môi trường làm việc đã có thể cảm nhận đây là môi trường làm việc rất đặc thù và căng thẳng.

Thế nhưng, điều ngạc nhiên là tỉ lệ nữ chiếm áp đảo cánh đàn ông trong nghề KSVKL. Phương Anh - một kíp phó đang công tác tại Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội - cho biết cô đã gắn bó với nghề ở năm thứ 14. Trải qua nhiều tình huống bất thường, nhiều thử thách đòi hỏi KSVKL phải có sự tự tin, quyết đoán thì đọng lại trong cô là những lần đi “đánh bão, đánh giông” và những tình huống máy bay phút chốc mất liên lạc. Hoạt động ở trên không, “kẻ thù” của máy bay là bão, là giông. Bình thường, 1 ca trực không lưu có 3 người nhưng khi trời giông bão, máy bay xếp hàng trên trời không xuống được thì nhân sự có khi phải tăng gấp đôi và hơn thế. “Những hôm đó, chúng em có thể không được nghỉ giải lao mà phải cảm nhận được tinh thần khẩn trương của vùng trời mình phụ trách để hỗ trợ nhau dẫn đường cho máy bay. Nếu không xuống được, máy bay phải chuyển sân bay vừa thiệt hại về chi phí nhiên liệu, vừa đảo lộn kế hoạch đi lại của hành khách và quan trọng hơn là phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho máy bay hoạt động trong thời tiết xấu” - Phương Anh chia sẻ.

Khi xã hội nghỉ ngơi, đi du lịch nhiều là lúc nhân viên hàng không tất bật nhất
Khi xã hội nghỉ ngơi, đi du lịch nhiều là lúc nhân viên hàng không tất bật nhất

Có những thời điểm KSVKL cảm thấy rất mệt mỏi, căng thẳng mất ăn mất ngủ. Đó là khi máy bay đang từ một chấm sáng xanh nhỏ xíu trên màn hình radar bỗng chuyển sang màu đỏ khiến chuông báo khẩn nguy réo inh ỏi trong không gian làm việc tĩnh lặng. “Đời làm nghề, khó khăn nhất của em đa phần là trong tình huống máy bay mất liên lạc” - Phương Anh tâm sự. Cô kể có lần đang dẫn đường cho máy bay từ Hà Nội đi TP HCM, đến gần Đà Nẵng, phi công xin lấy độ cao, Phương Anh vừa chấp thuận thì đã thấy máy bay chệch khỏi đường bay, phi công nhấn code A7700 (khẩn nguy). Bằng kinh nghiệm cầm mic, cô đánh giá máy bay bị hỏng điều áp, phi công không kịp liên lạc mà hành động ngay. Rất may là trước khi gặp sự cố, máy bay đã lấy độ cao nên khi bị giảm độ cao đột ngột đã không xảy ra nguy cơ xung đột với máy bay khác ở phía dưới. Với bản lĩnh vững vàng, cô cùng kíp trực ứng phó ngay với tình huống khẩn cấp, thiết lập lại liên lạc với phi công đồng thời hướng dẫn các máy bay khác không để xảy ra nguy cơ xung đột. Khi hết ca, Phương Anh thức trắng đêm vì vừa trải qua những phút làm việc căng thẳng, thử thách ghê gớm.

Giờ giấc thất thường

Bà Nguyễn Thị An Thủy, Phó trưởng ACC Hà Nội - kíp trưởng, cho biết giờ giấc thất thường là đặc trưng của nghề KSVKL. Hoạt động hàng không diễn ra 24/7, các KSVKL làm việc chỉ có 2 ca (ngày/đêm), mỗi ca kéo dài 12 giờ nên phải làm đêm ngủ ngày, ăn không đúng bữa, ngủ không đúng giấc, dễ mắc phải những bệnh nghề nghiệp như đau dạ dày, mất ngủ... Cứ sau 2 giờ làm việc liên tục, KSVKL lại được nghỉ ít nhất 30 phút đối với ca ngày và 40 phút đối với ca đêm. Tại trung tâm có bố trí đầy đủ phòng nghỉ giải lao để uống trà, đọc báo thư giãn hoặc phòng nghỉ giữa ca có giường ngủ cá nhân để bảo đảm sức khỏe cho KSVKL. Bà Thủy cũng là người trực ở vị trí kíp trưởng trong sự cố phi công Vietnam Airlines báo động nhầm máy bay bị không tặc năm 2014 ở Nội Bài. “Chỉ có thể nói rằng đó là tình huống bất cứ KSVKL nào cũng cầu mong không phải đối mặt trong đời, dù vẫn phải vượt qua nó trong các bài đào tạo, huấn luyện” - bà Thủy trải lòng sau 23 năm gắn bó với nghề.

Công việc của KSVKL rất tĩnh, nhiều khi nam giới không chịu được nên “nhường” cho chị em khiến tỉ lệ nữ KSVKL luôn chiếm áp đảo. ACC Hà Nội có 80 KSVKL thì 65 là nữ. Quá nửa số nữ KSVKL ở đây đều có thâm niên làm việc lâu năm, có trình độ cao, đủ năng lực điều hành chuyên cơ (5 năm kinh nghiệm trở lên, 1 năm trước không có vi phạm an toàn bay và được giám đốc ra quyết định có năng lực điều hành chuyên cơ). Đối với ngành hàng không, khi xã hội nghỉ ngơi, đi du lịch nhiều thì là lúc nhân viên hàng không tất bật nhất. Cao điểm có lúc trên sóng điều hành của 1 KSVKL có 30 chuyến bay, trên vùng trời ACC Hà Nội phụ trách có 1.400 chuyến bay. Do đặc thù công việc, có nữ KSVKL 5 năm liên tục không được về quê chồng ăn Tết vì 3 năm liền được phân công đúng vào kíp trực Tết, 2 năm còn lại có bầu, sinh con. “Các anh KSVKL thì bảo thiệt thòi của nghề là không bao giờ được cho con đến cơ quan bố chơi vì quy định an ninh ngặt nghèo. Còn thiệt thòi của chúng em là thời gian ở bên đồng nghiệp nhiều hơn ở với chồng, con vì khi mình nghỉ thì chồng con đi học, đi làm” - một nữ KSVKL nói.

Cô cũng cho biết các KSVKL buộc phải học cách thích nghi với nghề hoặc bỏ cuộc ngay từ đầu. Những lần đi bay cảm giác (ngồi trong buồng lái với phi công để cảm nhận tốt môi trường làm việc thực tế của tổ lái) lại thấy mình quá nhỏ bé và thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với tổ bay. Có lần rời buồng lái để xuống ngồi với hành khách, hỏi lý do vì sao lại chọn bay Vietnam Airlines, cặp vợ chồng người Canada bảo bởi vì hãng này bay an toàn. Như thế mới biết rằng yếu tố an toàn là tối quan trọng đối với ngành.

Top 10 nghề có thu nhập cao

Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) hiện có khoảng 500.000 KSVKL làm việc tại gần 30 cơ sở kiểm soát không lưu trong cả nước, mỗi ngày điều hành hơn 16.000 chuyến bay. Tiêu chí tuyển dụng của KSVKL khá cao, bên cạnh yêu cầu phải tốt nghiệp đại học/cao đẳng chuyên ngành còn phải có trình độ tiếng Anh TOEIC đầu vào 550 điểm (từ năm 2017 la 650 điểm). Sau khi trúng tuyển phải trải qua nhiều khóa đào tạo chuyên môn trong và ngoài nước, đạt trình độ tiếng Anh chuyên ngành level 4 theo tiêu chuẩn (Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế) ICAO để bảo đảm giao tiếp được bằng ngôn ngữ duy nhất là tiếng Anh với phi công và cứ 3 năm phải sát hạch.

Bù lại, đây là 1 trong 10 nghề có thu nhập cao ở Việt Nam với mức thu nhập bình quân hiện nay là 27 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào trình độ và thâm niên công tác. Do đặc thù công việc áp lực cao, VATM đang nghiên cứu để có “Chương trình quản lý mệt mỏi” cho đội ngũ KSVKL để bảo đảm cho họ được làm việc trong điều kiện sức khỏe tốt nhất.

Tô Hà
Masan Group hỗ trợ "Mái ấm cho đồng bào tôi" 100 tỉ đồng

Masan Group hỗ trợ "Mái ấm cho đồng bào tôi" 100 tỉ đồng

Tiêu dùng 17:52

Tập đoàn Masan đã trao 100 tỉ đồng hỗ trợ tỉnh Lào Cai trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”

Wilmar CLV hỗ trợ gần 10 tỉ đồng cho người thiệt hại sau bão Yagi

Wilmar CLV hỗ trợ gần 10 tỉ đồng cho người thiệt hại sau bão Yagi

Tiêu dùng 17:49

Tập đoàn Wilmar CLV đã hỗ trợ miền Bắc gần 10 tỉ đồng để khắc phục hậu quả sau bão Yagi.

SheShi SunCream – Bí quyết 1 bước cho làn da rạng rỡ mỗi ngày

SheShi SunCream – Bí quyết 1 bước cho làn da rạng rỡ mỗi ngày

Sản phẩm 15:15

Không phải ai cũng có đủ thời gian để thực hiện hàng loạt các bước skincare và make-up đó chính là lý do tại sao SheShi SunCream – kem chống nắng nâng tone, dưỡng da 3IN1 – được xem là “vị cứu tinh” giúp chị em sở hữu làn da tươi tắn, rạng rỡ chỉ trong 1 bước đơn giản.

Gần 600 triệu đồng cùng hơn 75.000 thẻ điện thoại đã được Trà Dr Thanh trao cho khách hàng chỉ trong 2 tháng qua

Gần 600 triệu đồng cùng hơn 75.000 thẻ điện thoại đã được Trà Dr Thanh trao cho khách hàng chỉ trong 2 tháng qua

Khuyến mại 12:08

Chương trình khuyến mãi “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” đã trao thưởng tổng cộng 590 triệu đồng tiền mặt cùng hơn 75.000 thẻ cào điện thoại từ 10 ngàn đến 500 ngàn đồng cho khách hàng trong thời gian vừa qua.

Đặt trước iPhone 16 Seri đợt 2 – Sắm công nghệ đỉnh cao nhận ưu đãi khủng

Đặt trước iPhone 16 Seri đợt 2 – Sắm công nghệ đỉnh cao nhận ưu đãi khủng

Sản phẩm 19:41

Siêu phẩm iPhone 16 series vừa mới ra mắt tạo nên cơn sốt năm 2024 dành cho iFan. Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu những chiếc điện thoại đẳng cấp nhất với chương trình đặt trước đợt 2 diễn ra từ 12h ngày 27/9 - 3/10 tại Thế Giới Di Động.

NielsenIQ: Người dùng sẵn sàng chi nhiều hơn cho các thương hiệu uy tín

NielsenIQ: Người dùng sẵn sàng chi nhiều hơn cho các thương hiệu uy tín

Khuyến mại 13:29

Thay vì mua sắm theo phong trào, người tiêu dùng đang hướng đến việc mua sắm thông thái, tìm hiểu kỹ về sản phẩm và thương hiệu trước khi quyết định xuống tiền.

Bất ngờ trúng thưởng 9 miếng vàng SJC nhờ uống Trà Dr Thanh

Bất ngờ trúng thưởng 9 miếng vàng SJC nhờ uống Trà Dr Thanh

Khuyến mại 12:09

Công ty Tân Hiệp Phát vừa trao Giải Đặc biệt trị giá 9 miếng vàng SJC, mỗi miếng 5 chỉ cho khách hàng trúng thưởng trong chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” năm 2024.