Ảnh minh hoạ
Bát trạch tức là đất hay căn hộ sẽ được chia làm 8 cung + 1 cung ở giữa bao gồm:
- Hướng Bắc thuộc cung Khảm: 337,5 độ - 22,5 độ
- Hướng Tây Bắc thuộc cung Càn: 292,5 độ-337,5 độ.
- Hướng Đông Bắc thuộc cung Cấn: 22,5 độ - 67,5 độ
- Hướng Đông thuộc cung Chấn: 67,5 độ - 112,5 độ.
- Hướng Đông Nam thuộc cung Khôn (theo Địa lý Lạc Việt): 112,5 độ - 157,5 độ
- Hướng Nam thuộc cung Ly: 157,5 độ - 202,5 độ.
- Hướng Tây Nam thuộc cung Tốn (theo Địa lý Lạc Việt): 202,5 độ - 247,5 độ
- Hướng Tây thuộc cung Đoài: 247,5 độ - 292,5 độ.
- Chính giữa gọi là Trung cung chiếm 1/3 diện tích nhà/đất
Lưu ý: hướng giao giữa hai cung hướng gọi là Đại không vong. Ví dụ, giữa hướng Tây Bắc và hướng Bắc, thì hướng Đại không vong là 337,5 độ.
Chọn hướng nào để căn hộ luôn bừng sáng?
Theo yếu tố bát trạch, dựa trên năm sinh của chủ nhà là năm nào gọi là bảng Bát trạch tam nguyên, để phân loại chủ nhà thuộc mệnh Trạch ra làm hai nhóm là Đông tứ trạch và Tây tứ trạch.
1. Đông tứ trạch: Khảm - Ly - Chấn - Tốn, theo Địa Lý phong thủy Lạc Việt tương ứng với các hướng Bắc - Nam - Đông - Tây Nam.
Vì sao lại xếp nhóm các quẻ này vào nhóm Đông tứ trạch, mà không phải là hướng khác?
Theo phép Quy tàng dịch, thì các cặp quẻ thuộc Đông trạch khi phối hợp với nhau, thì được Cát hướng, tức là các quẻ Sinh Khí (Cấn), Phúc Đức (Càn), Thiên Y (Đoài), Phục Vị (chính là quẻ đó). Nếu phối hợp với các quẻ thuộc Tây tứ trạch sẽ gặp Hung hướng, tức là hóa thành các quẻ Ngũ Quỷ (Tốn), Lục Sát (Ly), Tuyệt Mạng (Khảm), Họa Hại (Chấn)
2. Tây tứ trạch: Càn - Khôn - Cấn – Đoài, ứng với các hướng Tây Bắc - Đông Nam - Đông Bắc - Tây. Khi phối với các quẻ cùng nhóm sẽ được các quẻ Cấn - Càn - Đoài - Khôn thành Phục Vị và phối hợp với các quẻ thuộc nhóm Đông tứ trạch sẽ thành các quẻ Tốn - Khảm - Ly - Chấn.
Trước hết, hãy xét tới cách chia nhóm, vì sao lại chia nhóm: Đông - Tây chứ không phải là Nam - Bắc?
Trước hết, chúng ta xét đến quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời sẽ tạo ra Ngày - Đêm, Sáng - Tối. Và theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành tương ứng sẽ là cặp phạm trù Dương và Âm.
Ngược lại, khi nửa trái đất đón ánh sáng mặt trời thì cả hai nửa bán cầu trên (Bắc bán Cầu) và dưới (Nam bán Cầu) đều là Ngày hoặc đều là Đêm. Do vậy Đông - Tây mang tính quy luật Âm Dương: Âm trưởng Dương tiêu, Dương trưởng Âm tiêu mô tả sự vận động của tự nhiên nên tính quy luật đó được phân chia thành nhóm chịu tác động của quy luật tự nhiên đó.
Trong sự vận động của Trái Đất, ngày và đêm - tức Đông Tây - chính là chịu sự tương tác trực tiếp của vũ trụ. Do đó, cổ nhân đã phân định Đông và Tây trạch.
Xin được lưu ý rằng, quy luật này là mô tả sự vận động Âm-Dương và không có nghĩa là Đông và Tây sẽ áp dụng cho người sinh vào buổi sáng hay buổi tối.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, trục từ trường trái đất được tính theo cực Bắc và cực Nam của Trái Đất, nhưng nếu xét theo phương thẳng đứng thì chúng ta nhận thấy trục trái đất theo phương thẳng đứng lại là trục Tây Bắc - Đông Nam, tức là trục Càn - Khôn (336,5 độ trên la kinh là sơn Hợi thuộc quẻ Càn - hướng Tây bắc) do trục biểu kiến theo cực Bắc - Nam của trái đất nghiêng 23,5 -24,5 độ so với trục đứng.
Như vậy Hậu thiên Lạc Việt Bát quái đồ mô tả trục Càn-Khôn chính là trục thẳng đứng so với mặt phẳng quỹ đạo của trái Đất. Tức đường Bạch Đạo.
Trong phong thủy Bát trạch thì Bắc - Nam được coi là trục Phúc Đức (Diên Niên) của người Đông tứ trạch và theo Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Viêt, chúng ta lại thấy được sự mô tả trục biểu kiến của sự vận động trái đất bằng trục Càn - Khôn, tức là Cha - Mẹ (hướng Tây Bắc - Đông Nam) và theo Phong thủy Địa lý Lạc Việt, thì Càn - Khôn chính là trục Phúc Đức (Diên Niên) của người Tây tứ trạch và trục Tây Nam (tốn) - Đông Bắc (cấn) là trục Sinh - Tử.
Việc chọn hướng tốt xấu theo Bát trạch tam nguyên đối với chung cư cũng là một yếu tố và nó không quyết định căn hộ, căn nhà đó có đúng địa lý phong thủy hay không. Vậy nên, cho dù chúng ta có đang ở căn nhà có hướng không tốt đối với chủ nhà, thì đó cũng không phải là yếu tố quyết định để khẳng định căn nhà đó tốt hay xấu theo tiêu chí của Địa lý Lạc Việt.