Ngành y tế với nhiều thách thức trong kỷ nguyên mới
Sau gần 7 thập kỷ phát triển, ngành Y tế của Việt Nam đã gặt hái nhiều thành tựu. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân được mở rộng nhờ nỗ lực từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống y tế trên cả nước. Đội ngũ y bác sĩ không ngừng tăng về số lượng và chất lượng, góp phần kiểm soát thành công nhiều dịch bệnh.
Tuy nhiên, trước kỷ nguyên được dự đoán là đầy biến động trên toàn cầu, nhiều thử thách mới cũng đang dần xuất hiện. Đơn cử, dự báo đến năm 2038, nước ta sẽ chính thức bước vào giai đoạn dân số già, với tỉ lệ người trên 60 tuổi chiếm khoảng 20% tổng dân số. Sự gia tăng của nhiều căn bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch… cũng trở thành thực trạng đáng quan ngại. Song song đó, dự kiến đến năm 2025, tổng chi tiêu cho ngành y tế tại Việt Nam sẽ đạt gần 585 nghìn tỉ đồng.
Giữa bối cảnh trên, khối y tế tư nhân ngày một đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ áp lực chung của toàn ngành. Trong đó, Trung tâm Y khoa Diag được xem là một cái tên đầy triển vọng khi từ một tên tuổi lớn trong lĩnh vực xét nghiệm đã chuyển đổi mô hình, trở thành một đơn vị y khoa đa lĩnh vực hiện đại, chất lượng cao.
Giáo sư, Bác sĩ Ahmed Fathy Elsaifi - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Diag, cho biết: "Diag đang đẩy mạnh đầu tư phát triển toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Theo đó, Diag được xây dựng trở thành trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ y tế đa khoa, bao gồm chẩn đoán, xét nghiệm, hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đặt mục tiêu đồng hành giảm áp lực chung cho ngành Y tế, từng bước mang đến các dịch vụ y tế chất lượng cao cho người Việt".
Giáo sư, Bác sĩ Ahmed Fathy Elsaifi (phải) cùng bà Mai Thanh Thảo Uyên - Tổng giám đốc Diag tại một hội thảo khoa học do Diag tổ chức.
Nguồn lực mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam
Được thành lập vào năm 1998, Diag từ lâu được người dân khu vực phía Nam quen thuộc với vai trò là một trung tâm xét nghiệm hàng đầu. Theo Giáo sư, Bác sĩ Ahmed Fathy Elsaifi, sau hơn 25 hoạt động - đặc biệt là từ khi nhận được nguồn vốn đầu tư lớn vào năm 2019 - Diag đã chuyển mình lớn mạnh với 38 cơ sở (chi nhánh) lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và/hoặc tại cơ sở thuộc TP.HCM cùng các địa phương lân cận. Đi cùng với đó, Diag cũng đã "mạnh tay" đầu tư vào phòng xét nghiệm chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ, trang bị máy móc tự động, hiện đại, công suất cao.
Chỉ trong vòng 5 năm, Diag đã phối hợp với đối tác cung cấp hơn 1.100 loại xét nghiệm đa dạng từ thông thường đến phức tạp - Nhiều loại xét nghiệm có độ khó cao như tự động hóa xét nghiệm vi sinh để xác định chính xác tác nhân gây bệnh; xét nghiệm nuôi cấy và độ nhạy cụ thể để làm cơ sở đưa ra phác đồ điều trị bằng kháng sinh phù hợp… Đặc biệt, phòng xét nghiệm trung tâm của Diag tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất với các chứng nhận quốc tế như ISO 15189, cùng các chương trình đảm bảo chất lượng RIQAS và EQAS.
Ở mảng phòng khám, Trung tâm y khoa Diag cũng đã được vận hành 2 phòng khám nội ở TP HCM với nhiều chuyên khoa như: nội khoa, tim mạch, nam khoa, phụ khoa, dị ứng, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), tiêm chủng… Có thể nói, việc phát triển thêm các phòng khám nội là bước tiến dài của Diag nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại, việc nắm bắt và làm chủ các giải pháp số hóa trong ngành Y tế cũng được Diag chú trọng nghiên cứu. Đối với khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ tại Diag, chắc hẳn đều có chung ấn tượng về cách thức nhận kết quả xét nghiệm. Không chỉ nhanh chóng, người bệnh và gia đình còn có thể tra cứu qua kênh online, cổng thông tin bệnh nhân trên website. Đồng thời, Diag còn phát triển ứng dụng Diag Pro (Ứng dụng quản lý xét nghiệm dành cho cơ sở y tế) nhằm cho phép bác sĩ và bệnh nhân dễ dàng truy cập kết quả, quản lý thông tin, theo dõi bệnh án, và tìm hiểu các dịch vụ ngay trên nền tảng số.
Nhìn vào sự đầu tư nghiêm túc và định hướng phát triển mới, có thể thấy Trung tâm y khoa Diag đang nỗ lực toàn diện để có thể góp phần xây dựng hệ thống y tế phát triển hiện đại, hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và đạt bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Đây cũng là tiền đề để ngành Y tế thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.