VnMoney
04/04/2014 14:04

Tiền “lỏng” đang chảy vào chứng khoán

Giới quan sát và đầu tư đã đi từ bất ngờ này sang ngạc nhiên khác khi nhận ra sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị giao dịch của chứng khoán từ đầu năm đến nay.

Người ta tự hỏi tiền đâu đổ vào cổ phiếu nhiều thế khi giao dịch của cả hai sàn có ngày đã tới 6.700 tỉ đồng. Bây giờ thanh khoản của Hose mà khoảng 120-130 triệu cổ phiếu/ngày, của Hnx dưới 100 triệu đơn vị/ngày, thì được nhìn nhận là... yếu! Những phiên giao dịch tổng khối lượng khớp lệnh 300-350 triệu đơn vị/hai sàn đã không còn hiếm. Tiền đang vận động vào chứng khoán và đó phần lớn là tiền “lỏng”.

Người ta tự hỏi tiền đâu đổ vào cổ phiếu nhiều thế khi giao dịch của cả hai sàn có ngày đã tới 6.700 tỉ đồng.
Người ta tự hỏi tiền đâu đổ vào cổ phiếu nhiều thế khi giao dịch của cả hai sàn có ngày đã tới 6.700 tỉ đồng.

Những góc nhìn khác nhau

Nguyễn L. bước chân vào chứng khoán 10 năm trước với việc bỏ tiền mua cổ phiếu Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH-Hose). Hồi đó VSH chưa niêm yết, và thị giá của nó trên thị trường OTC chừng 10.000 đồng. Ông kể thấy các tổ chức, có cả nước ngoài, gom cổ phiếu này đều đặn, ông đã tìm đọc đủ mọi tài liệu về nó và quyết định mua. Khoảng một năm sau, bán đi, ông lãi được 56 triệu đồng. Món hời ấy bằng tiền lương công chức hàng năm trời. Từ đó ông gắn với chứng khoán.

Cuối năm ngoái ông dồn tiền mua một cổ phiếu bất động sản. Chưa đầy sáu tháng, nó tăng giá gấp hai lần. Ông bán, nhưng không rút tiền khỏi tài khoản. “Tôi vẫn để tiền sẵn trong tài khoản chờ thị trường điều chỉnh” - ông giải thích.

Bà T. là nhà đầu tư được môi giới nhiều công ty chứng khoán biết đến bởi thâm niên lâu năm và cũng bởi những đợt lãi đậm, lỗ nặng. Bà luôn nói rất thành thật: “Tôi cám ơn Nhà nước đã tạo lập ra thị trường chứng khoán, nhờ đó mà tôi có nghề nghiệp”. Những năm trước thị trường trầm lắng, bà giao dịch ít, nay doanh số của bà tăng vọt. “Có những cổ phiếu tôi mua cách đây cả năm, giờ giá gấp đôi gấp ba, nhưng tôi chưa bán và sẽ còn nắm giữ lâu dài. Chứng khoán mới bắt đầu hồi sức, mới ra khỏi những năm dài khổ ải. Chọn kênh đầu tư này hiện nay là hợp lý” - bà nói.

Chưa có bất cứ số liệu thống kê nào để biết trong số tiền mới bao nhiêu phần trăm là nhàn rỗi, bao nhiêu từ tiết kiệm chuyển qua. Nhưng điều dễ thấy đây hầu hết là tiền “lỏng”, không bị “vướng bận”, không phải tiền vay mượn, không chịu áp lực rút ra trừ khi thị trường lại âm vang tiếng gầm của con gấu.

Không lạc quan như bà T., giám đốc đầu tư một công ty chứng khoán tỏ ra ngần ngại khi nói đến triển vọng trong vòng ba tháng tới của VN-Index. Ông không giấu quý I này bộ phận tự doanh của công ty ông sẽ được thưởng. “Tự doanh các công ty khác chắc cũng thế thôi” - ông nhận xét, “Nhưng giờ là lúc nên chốt lời. Thị trường đang “nóng” hơn mức cần thiết”.

Sự phân hóa đang diễn ra sâu sắc không chỉ giữa các cổ phiếu, mà ngay cả trong giới đầu tư. Tuy nhiên, trong sự phân hóa ấy có sự nhất quán: tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, hoặc chốt lời, hoặc cắt lỗ, hoặc mua mới, cơ cấu danh mục... ít ai rút tiền ra. Tiền vẫn trong thị trường!

Tiền cũ, tiền mới

Đại diện ba công ty chứng khoán có mặt trong tốp 10 thị phần môi giới của sàn TP HCM cho biết một con số giống nhau: tiền của nhà đầu tư trong tài khoản hiện đã tăng 50% so với đầu năm.

Sự gia tăng đến từ ba nguồn: nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch mới, tiền mới hoàn toàn; chủ tài khoản cũ nộp tiền mới vào và kích hoạt tài khoản vốn bất động lâu nay; khách hàng hiện hữu đang giao dịch nộp thêm tiền vào tài khoản.

Chưa có bất cứ số liệu thống kê nào để biết trong số tiền mới bao nhiêu phần trăm là nhàn rỗi, bao nhiêu từ tiết kiệm chuyển qua. Nhưng điều dễ thấy đây hầu hết là tiền lỏng, không bị “vướng bận”, không phải tiền vay mượn, không chịu áp lực rút ra trừ khi thị trường lại âm vang tiếng gầm của con gấu.

Trong cơ cấu tiền vào chứng khoán, tiền cũ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó có tiền hỗ trợ giao dịch ký quỹ. Thông thường các công ty chứng khoán sử dụng tối đa vốn tự có cho dịch vụ margin. Tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao nhất theo quy định được áp dụng là 1:1. Nếu khách hàng có 1 đồng, họ có thể được công ty chứng khoán cho vay 1 đồng (đối với những cổ phiếu thanh khoản cao, cơ bản tốt). Những cổ phiếu ít an toàn hơn được yêu cầu ký quỹ tới 70-80%.

Do tiền vào chứng khoán tăng lên, lượng tiền phục vụ cho nghiệp vụ ký quỹ cũng phải tăng theo. Các công ty chứng khoán có vốn tự có thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu ký quỹ của khách hàng, phải tìm nguồn từ phía thứ ba. Ông L. cho biết tiền trong tài khoản chưa dùng đến, ông cho công ty chứng khoán mượn ngắn hạn với lãi suất 8,5%/năm. “Họ (công ty chứng khoán) đảm bảo khi tôi cần là trả ngay. Không phải họ không vay được ngân hàng để hỗ trợ khách hàng, nhưng vay của những người như tôi rẻ hơn” - ông nói.

Một số công ty chứng khoán đã và đang phải nhờ cậy đến ngân hàng, ký hợp đồng tay ba nhà đầu tư - tổ chức tín dụng - công ty chứng khoán để có nguồn cho dịch vụ ký quỹ. Song, tiền ngân hàng cho vay chứng khoán hiện khá hạn chế, một phần vì ngân hàng không muốn dính dáng đến rủi ro chứng khoán, phần khác là hạn mức cho vay mảng này còn lại thấp. Đa số hạn mức tín dụng chứng khoán đã được ngân hàng sử dụng để cho vay với tài sản đảm bảo là cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt cổ phiếu ngân hàng chưa niêm yết. Chỗ này có liên quan đến câu chuyện sở hữu chéo.

Trước đây khi không thể vay ngân hàng, công ty chứng khoán liên kết với một số công ty tài chính, bảo hiểm, quỹ... để tìm nguồn cho ký quỹ. Nay những đầu mối này không còn mạnh dạn hợp tác với công ty chứng khoán như trước. Có lẽ kinh nghiệm của những năm khủng hoảng, nhà đầu tư “cháy” tài khoản, bỏ của chạy lấy người... đã khiến quản trị rủi ro của các doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm, quản lý quỹ được cải thiện đáng kể.

Sự eo hẹp của nguồn vốn margin là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên một số “cơn co giật”, điều chỉnh mạnh của VN-Index, nhất là vào thời điểm cuối mỗi quí khi công ty chứng khoán bắt buộc phải hạ mức hỗ trợ ký quỹ nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định. Hiện tượng nói trên đã lặp lại vài lần từ năm ngoái đến nay kể cả tại những thời điểm thị trường không chịu tác động của bất cứ thông tin tiêu cực nào.

Cho dù phải chịu đựng sự “lồi lõm” của tiền ký quỹ, xu hướng phục hồi của chứng khoán có khả năng tiếp tục được khẳng định.

Theo Thành Nam (TBKTSG)
EVNSPC đóng điện, đưa vào vận hành loạt công trình trọng điểm

EVNSPC đóng điện, đưa vào vận hành loạt công trình trọng điểm

Doanh nghiệp 17:30

EVNSPC đã đóng điện thành công, đưa vào vận hành 08 công trình lưới điện trọng điểm, đáp ứng nhu cầu tăng phụ tải trên địa bàn

Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm

Văn hóa – Giải trí 17:29

Kỷ niệm 20 năm khai trương TTTM Vincom Center Bà Triệu - TTTM đầu tiên của hệ thống, Vincom tổ chức tháng sinh nhật "Đến Vincom - Chào Tôi Mới"

"Tòa tháp quốc tế" gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

"Tòa tháp quốc tế" gọi tên The Symphony bên sông Hàn, Đà Nẵng

Không gian sống 15:12

Những tòa tháp The Symphony thuộc tổ hợp semi-compound Sun Symphony Residence được gọi “tòa tháp quốc tế” bởi hội tụ loạt giá trị đẳng cấp, khác biệt hiếm có.

Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục, chiếm gần 30% khách quốc tế đến Việt Nam

Du lịch Khánh Hòa lập kỷ lục, chiếm gần 30% khách quốc tế đến Việt Nam

Dự án mới 15:11

Thu hút gần 30% tổng khách Quốc tế của cả nước với chi tiêu cao gấp 7 lần khách nội địa, Khánh Hòa cho thấy tương lai đầy rực rỡ của ngành dịch vụ không khói.

PNJ được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

PNJ được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 15:11

Nhờ đáp ứng tiêu chí chất lượng, đổi mới sáng tạo và năng lực tiên phong, PNJ đánh dấu cột mốc 9 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Yến Sào Khánh Hòa đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4 liên tiếp

Yến Sào Khánh Hòa đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 4 liên tiếp

Doanh nghiệp 15:10

Yến sào Khánh Hòa vinh dự là đơn vị sản xuất và kinh doanh yến sào duy nhất nhận Chứng nhận Thương hiệu Quốc gia với 5 dòng sản phẩm

Thọ Phát lần đầu đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Thọ Phát lần đầu đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Doanh nghiệp 14:02

Thọ Phát đã xuất sắc ghi tên mình vào danh sách Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024