Chỉ trong 6 tháng cuối năm 2012, tổng tài sản của SBS đã giảm 181 tỉ đồng
Ngày 26-2, đại hội cổ đông thường niên năm 2012 của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đã thông qua đề án tái cấu trúc, trong đó chủ yếu là tái cấu trúc nguồn vốn tự có, khôi phục vốn điều lệ…
Năm 2012, SBS kinh doanh thua lỗ hơn 1.700 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 251 tỉ đồng; trong 6 tháng cuối năm 2012, tổng tài sản của SBS tiếp tục giảm 181 tỉ đồng( từ 1.480 tỉ đồng xuống còn hơn 1.298 tỉ đồng). SBS cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là tái cấu trúc nguồn vốn tự có, khôi phục vốn điều lệ …nhằm sớm đưa công ty thoát khỏi tình trạng kiểm soát đặt biệt.
Chuyển đổi 500 tỉ đồng trái phiếu thành cổ phiếu
Để tiếp tục tồn tại, SBS cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là tái cấu trúc nguốn vốn tự có, khôi phục vốn điều lệ và bảo đảm vốn khả dụng ở mức tối thiểu nhằm sớm thoát ra tình trạng kiểm soát đặt biệt.
Theo đó, SBS sẽ chuyển đổi 500 tỉ đồng trái phiếu đã bán cho Sacombank thành cổ phiếu theo tỉ lệ 1:1 để tăng vốn điều lệ lên 1.766 tỉ đồng, giải thể SBS Camuchi để thu hồi 43,4 tỉ đồng. Sau đó, SBS sẽ chuyển đổi cổ phiếu theo tỉ lệ 7:1 để xóa lỗ lũy kế, đưa vốn điều lệ xuống còn 252 tỉ đồng, rồi phát hành thêm cổ phiếu theo tỉ lệ 1:1,5 để tăng vốn điều lệ lên 630 tỉ đồng.
Tuy nhiên, để thực hiện được các phương án trên, SBS còn phải chờ sự chấp thuận của các cơ quan quản lý, đặc biệt là trong 800 tỉ đồng trái phiếu mà Sacombank đã mua của SBS vào tháng 11- 2011 phải được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép Sacombank chuyển đổi 500 tỉ đồng thành cổ phiếu (vốn góp cổ phần).
Sacombank mua sai quy định
Tại đại hội cổ đông, ông Nguyễn Miên Tuấn, thành viên HĐQT Sacombank, cho biết: Theo kết luận của thanh tra NHNN ngày 16/01/2013, việc Sacombank mua trái phiếu chuyển đổi của SBS với thủ tục lắt léo (thông qua trung gian Công ty Đầu tư Mới) là vi phạm quy định. Thanh tra NHNN yêu cầu Sacombank thu hồi đầy đủ số tiền lãi và gốc của khoản đầu tư này. Sacombank đã làm việc với SBS và nhận thấy việc thu hồi đủ lãi và gốc của 800 tỉ đồng trài phiếu là rất khó. Mặt khác, để tái cấu trúc hoạt động, SBS đề nghị Sacombank đồng ý chuyển đổi 500 tỉ đồng trái phiếu thành cổ phiếu, đồng thời SBS sẽ chi trả cho Sacombank 300 tỉ đồng còn lại và số lãi 104 tỉ đồng.
Ông Tuấn còn cho biết thêm, Sacombnak đã có văn bản xin phép NHNN cho Sacombank chuyển đổi số tiền mua trái phiếu theo đề nghị của SBS. “Nếu được NHNN đồng ý thì HĐQT Sacombank sẽ thực hiện các thủ tục trình đại hội cổ đông Sacombank vào kỳ họp tháng 4-2013”, ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, không ít cổ đông SBS vẫn băn khoăn liệu phương án chuyển đổi trái phiếu thàng cổ phiếu của có thành công? Hiện tại, Sacombank đang sở hữu 10,98% vốn điều lệ SBS. Trong khi đó, theo quy định, một ngân hàng thương mại chỉ được góp vốn không quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác. Còn trường hợp ngân hàng thương mại muốn góp vốn vượt quy định thì phải xin phép NHNN. Thế nhưng, NHNN hiện chỉ mới có dự thảo cho phép các NH thương mại góp vốn vào công ty con, công ty liên kết với tỉ lệ trên 11% vốn điều lệ của công ty đó.
Bao giờ tái niêm yết?
Do số tiền thua lỗ của năm 2012 cao hơn số vốn điều lệ vốn điều lệ là 1.266 tỉ nên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa có quyết định hủy niêm yết cổ phiếu SBS từ ngày 25-3. Từ đó, nhiều cổ đông SBS thắc mắc bao giờ SBS mới tái niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán?
Trước vấn đề trên, ông Kiều Hữu Dũng, Chủ tịch HĐQT SBS, cho biết: Hiện nay, SBS phụ thuộc rất nhiều vào chữ nếu. Đó là, nếu đề án tái cấu trúc của SBS được cơ quan quản lý chấp thuận, nếu NHNN và các cổ đông Sacombank chấp thuận chuyển đổi tiền mua trái phiếu thành vốn cổ phần…thì trước mắt SBS phải tự vực dậy hoạt động và sau hai năm kinh doanh có lãi mới có thể tái niêm yết cổ phiếu.
“Tiền đâu SBS trả lại 300 tỉ đồng trài phiếu và 104 tiền lãi cho Sacombank?”, một cổ đông chất vấn lãnh đạo SBS. “Với việc giải thể SBS Campuchia đã thu về hàng chục tỉ đồng, cùng với số nợ dự kiến sẽ thu hồi được là 200-300 tỉ đồng… sẽ giải quyết xong số tiền mà SBS nợ Sacombank”, ông Kiều Hữu Dũng cho nói.