VnMoney
05/01/2018 01:15

Nuôi ôtô thành gánh nợ với nhà tôi

Nghe bãi gửi xe báo sẽ tăng phí từ 1,2 lên 2,4 triệu/tháng, tôi đã nghĩ ngay tới việc bán ôtô vì nuôi nó tốn hơn nuôi con.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Bình Như, 43 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội, về lý do chị muốn bán ôtô khi thấy chi phí bỏ ra nuôi xe nhiều, mà khả năng phục vụ gia đình lại ít:

Vợ chồng tôi đều đi làm công ăn lương, tổng thu nhập tầm 22 triệu. Nhờ ăn dè hà tiện, ở đầu tuổi 40, chúng tôi đã sắm được một căn hộ tập thể hơn 50m2 khu Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội). Hai năm trước, khi dành dụm thêm được một khoản, chồng tôi quyết mua ôtô, dù tôi không đồng tình. Anh thuyết phục tôi rằng cả hai vợ chồng đều đi làm xa, gia đình lại hay về quê (cách Hà Nội 60 km) nên có xe sẽ rất tiện, lại an toàn.

Nuôi ôtô thành gánh nợ với nhà tôi - Ảnh 1.

Cuối cùng, chồng tôi đã mua một chiếc xe 4 chỗ giá gần 600 triệu. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ phải vay thêm gần 100 triệu, mất khoản tiền lãi gửi tiết kiệm mỗi tháng và không còn món nào dự phòng khi có việc phát sinh.

Quả thật từ hồi có ôtô, chồng tôi tỏ ra tự tin hẳn, mỗi lần về quê anh đều rất hãnh diện. Nhưng cũng từ ngày có xe, gia đình tôi lại phải tằn tiện hơn. Đang tốn 300.000 đồng tiền gửi 2 xe máy, chúng tôi mất thêm 1,2 triệu ở bãi giữ ôtô. Phí đăng kiểm, bảo trì xe tốn 6 triệu đồng một năm, chưa kể tiền bảo hiểm, xăng xe...

Lúc mới mua ôtô, chồng tôi còn vài lần chở gia đình đi lên phố hay cùng vài cặp vợ chồng bạn thân, họ hàng đi chơi xa cuối tuần. Nhưng sau mấy lần đi vào đường một chiều hay mắc lỗi bị phạt, rồi chật vật tìm nơi đỗ, tốn tiền gửi, chồng tôi cho xe nằm nguyên ở bãi giữ và chỉ 1-2 tuần mới đi một lần, chủ yếu là khi về quê.

Chồng tôi lương 14 triệu/tháng. Từ ngày có xe, anh chỉ đưa cho tôi 2 triệu thay vì 6 triệu như trước kia. Khoản đó tôi mang gửi tiết kiệm để phòng bất trắc, còn lại chi hết lương 8 triệu của mình để đóng tiền học cho hai con và lo ăn uống cho cả nhà. Khoản 12 triệu của chồng, trừ chi tiêu cá nhân, đóng tiền điện, nước, internet hay mua quà cáp về quê thì anh ấy phải lo nuôi xe: Trả góp hằng tháng, gửi xe, tiền xăng, sửa chữa, nộp phạt...

Nhiều bạn bè, họ hàng thấy nhà tôi có xe thì nghĩ là kinh tế khá giả nhưng thực tế, chúng tôi phải dè sẻn, chi ly từng món. Vợ chồng con cái ít khi dám ăn hàng quán. Suốt hai năm nay, nhà tôi cũng không dám sắm thêm đồ đạc gì, dù bản thân tôi rất muốn đổi chiếc tủ lạnh đã dùng 7 năm, thỉnh thoảng lại dở chứng không điều chỉnh được nhiệt độ.

Tôi và chồng đi làm đều cách nhà không dưới 10km nhưng ngày ngày vẫn dùng xe máy. Nhiều bạn bè tôi thắc mắc là sao có ôtô mà không đi khi quãng đường di chuyển mỗi ngày xa như vậy. Tôi nói đi xe máy cho tiện tạt ngang, tạt dọc nhưng thực chất là sợ tốn thêm tiền xăng và khoản một triệu gửi xe ở cơ quan nữa.

Nửa tháng trước, sau khi nghe thông báo phí giữ xe sẽ tăng lên gấp đôi, thành 2,4 triệu, tôi đốc thúc chồng bán xe nhưng anh vẫn chưa chịu. Nếu phải trả phí này, tổng cộng cái xe sẽ ngốn đến gần 20% thu nhập của gia đình mỗi tháng. Cả tuần sau đó, chồng tôi đi lùng khắp khu vực lân cận để tìm nơi gửi xe rẻ hơn. Cuối cùng, anh đưa xe sang gửi một khu khác, giá 1,3 triệu nhưng không có mái che và phải đi xa hơn. Vấn đề là, chúng tôi cũng không biết được liệu chỗ này vài bữa nữa họ có tăng giá cao hơn không. Thêm nữa, vừa hai hôm trước, khi đi thăm người nhà nằm viện khu gần Hồ Gươm, vợ chồng tôi suýt cãi nhau sau khi phải trả tới 150 nghìn đồng tiền gửi xe.

Tôi biết chồng cũng xót ruột nhưng anh nói rằng mình đã sống ở Hà Nội lâu năm, đã mua ôtô mà giờ bán đi, mỗi lần về quê thuê taxi thì thể nào cũng bị họ hàng hỏi han, soi mói. Nhưng với tình trạng này, tôi thấy thực sự phí tiền cho ôtô khi tốn tiền để giữ nó ở một chỗ và cả tháng mới đi đôi lần.

Theo doanh nhân, luật sư Phạm Thành Long, nếu xác định xe là phương tiện đi lại thì khoản "nuôi xe" chiếm khoảng 10% chi phí sinh hoạt gia đình là phù hợp. Đi ôtô có nhiều ưu điểm về sự tiện nghi và an toàn nhưng nếu không có xe riêng bạn có thể lựa chọn các phương án khác như đi xe chung, taxi...

Ông Long cho rằng, nếu gia đình có thu nhập trên 50 triệu/tháng thì nuôi một chiếc ôtô là bình thường nhưng nếu thu nhập thấp hơn thì việc sở hữu ôtô là chưa hợp lý. Khi đó, tốt hơn là nên dùng tiền tiết kiệm đầu tư vào việc khác để sinh lời thay vì mua xe. Khi thu nhập trên dưới 20 triệu mà mua ôtô thì chiếc xe có thể là gánh nặng và gây mất cân đối các khoản thu chi trong gia đình.

Theo ông, việc tăng giá giữ xe ôtô như hiện nay không tác động quá lớn tới chi phí nuôi xe hằng tháng của các gia đình đã sắm ôtô. Tuy nhiên, nó sẽ như "giọt nước tràn ly" khiến nhiều người có thu nhập không cao, vốn đã phải chật vật duy trì xe, sẽ phải cân nhắc việc bán xe hay cân đối lại thu chi.

Chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân, gia đình Bội Lê (TP HCM) cho rằng, để cân nhắc việc gia đình có nên mua hay duy trì một chiếc ôtô hay không, nên áp dụng phương pháp 6 cái lọ.

Bạn hãy chia thu nhập ra thành 6 khoản, có thể theo tỷ lệ: Tự do tài chính: 10%, tiết kiệm dài hạn: 10%, giáo dục đào tạo: 10%, nhu cầu thiết yếu: 55%, hưởng thụ: 10%, giúp đỡ người khác 5%. Theo ông, nếu đưa khoản chi cho ôtô vào một trong 6 cái lọ trên mà tỷ lệ giữa các lọ vẫn hợp lý, kế hoạch tài chính tương lai vẫn khả thi thì không có vấn đề gì cần lo lắng.

Ông cho rằng, khó đưa ra một con số chung về mức thu nhập nào thì nên có ôtô hay không vì mỗi gia đình có nhu cầu khác nhau. Chẳng hạn, có gia đình coi việc sử dụng xe nằm trong nhóm nhu cầu thiết yếu nhưng cũng có thể bạn xem đó là một cách hưởng thụ. Vì thế việc chi tiêu cho nó thế nào sẽ tùy theo cả quan niệm sống và cân đối các khoản chứ không chỉ căn cứ vào thu nhập.

Theo vnexpress.net
Săn vàng trúng lớn, 100% nhận ưu đãi khủng từ NAPAS và Highlands

Săn vàng trúng lớn, 100% nhận ưu đãi khủng từ NAPAS và Highlands

Ngân hàng 17:31

Tết này, ghé Highland nhận ngay lì xì “khủng” từ NAPAS với chương trình "Săn Vàng Highlands - 100% Trúng Lì Xì".

Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt

Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt

Ngân hàng 17:30

Mô hình kinh doanh hệ sinh thái như 1 giải pháp toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng và mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho cổ đông, đối tác kinh doanh

AEON mở cửa xuyên Tết, nhiều ưu đãi hấp dẫn

AEON mở cửa xuyên Tết, nhiều ưu đãi hấp dẫn

Tiêu dùng 16:14

Từ ngày 24-1-2025 (25 tháng Chạp) đến 2-2-2025 (Mùng 5 Tết), hệ thống Trung tâm Bách hóa Tổng hợp & Siêu thị AEON toàn quốc sẽ tăng giờ hoạt động.

Thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Thị trường 16:04

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại cửa hàng, showroom năm 2025

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu

Thị trường 16:04

Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 8 thông báo mời thầu gói thuê dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khách hàng doanh nghiệp năm 2025

ACB tiếp tục gia tăng thị phần, duy trì các chỉ số hiệu quả

ACB tiếp tục gia tăng thị phần, duy trì các chỉ số hiệu quả

Ngân hàng 15:37

Năm 2024, ACB tập trung thực hiện chiến lược gia tăng quy mô và thị phần, tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng mạnh trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần

iTVC “Tết đủ đầy cùng Onebank” chạm đến cảm xúc hàng triệu người xem

iTVC “Tết đủ đầy cùng Onebank” chạm đến cảm xúc hàng triệu người xem

Ngân hàng 15:36

Vẫn là những chủ đề quen thuộc về ngày Tết nhưng iTVC của Nam A Bank đã truyền tải câu chuyện mới mẻ chạm đến cảm xúc người xem.