VnMoney
01/03/2018 12:28

Ngoài Mercedes, các tỷ phú Trung Quốc đã đổ tiền vào đâu?

Nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như ôtô Volvo của Thuỵ Điển hay điện thoại Motorola hiện nằm dưới quyền "sinh sát" của các công ty Trung Quốc.

Mới đây, tỷ phú Li Shufu của hãng sản xuất ôtô Geely Trung Quốc gây chấn động với thương vụ 9 tỷ USD thâu tóm cổ phần hãng xe Đức Daimler - công ty mẹ của Mercedes Benz. Năm 2010, ông Li cũng chi 1,3 tỷ USD để giành thương hiệu ôtô danh tiếng Volvo của Thuỵ Điển từ tay Ford.

Trước ông Li, nhiều tỷ phú, lãnh đạo công ty Trung Quốc cũng từng thực hiện các thương vụ tỷ đô thâu tóm các thương hiệu có tiếng trên thế giới.

Ngoài Mercedes, các tỷ phú Trung Quốc đã đổ tiền vào đâu? - Ảnh 1.

Motorola - "cha đẻ" điện thoại di động - rơi vào tay người Trung Quốc vào năm 2014.

                                                                                                                                Ảnh: NDTV Gadgets.

Thâu tóm Motorola từ tay Google

Năm 2014, Yang Yuanqing - Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Lenovo - gây chú ý khi quyết định thâu tóm mảng di động của Motorola từ tay Google với giá 2,9 tỷ USD nhằm bước chân vào thị trường Mỹ.

Có trong tay công nghệ và thương hiệu của Motorola - thương hiệu điện thoại di động lừng lẫy một thời - Lenovo nhanh chóng tung ra các phiên bản di động kết hợp giữa hai thương hiệu nhưng không thành công. Từ năm 2016, Lenovo khai tử thương hiệu Motorola và tuyên bố tất cả smartphone do công ty sản xuất sẽ mang tên Lenovo.

Ông Yuanqing cũng đứng sau quyết định thâu tóm mảng kinh doanh máy tính của "gã khổng lồ" Mỹ IBM vào năm 2005 trong thương vụ trị giá 1,25 tỷ USD.

Ngoài Mercedes, các tỷ phú Trung Quốc đã đổ tiền vào đâu? - Ảnh 2.

Ingram Micro - Hãng bán buôn sản phẩm công nghệ lớn nhất hành tinh của Mỹ hiện thuộc sở hữu của Trung Quốc. Ảnh: International Business Times.

Chiếm hãng bán buôn sản phẩm công nghệ lớn nhất hành tinh

Năm 2016, tập đoàn HNA Group của tỷ phú Chen Feng khiến truyền thông thế giới tốn nhiều giấy mực khi chi 6 tỷ USD mua lại Ingram Micro - hãng bán buôn sản phẩm công nghệ lớn nhất hành tinh của Mỹ và có vị thế lớn trong ngành công nghiệp IT toàn cầu.

HNA Group cũng nắm trong tay cổ phần của ngân hàng Deutsche Bank của Đức và đế chế khách sạn Hilton Worldwide Holdings của Mỹ. Ông Feng đồng sáng lập HNA Group vào năm 2000 và phát triển trở thành đế chế kinh doanh đa ngành từ hàng không, bất động sản, dịch vụ tài chính, cho tới du lịch, vận tải…

Người giàu nhất Trung Quốc đổ tiền vào Ấn Độ

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Ma Huateng - nhà sáng lập, chủ tịch đế chế công nghệ khổng lồ Tencent - công ty có vốn hoá vượt 500 tỷ USD đầu tiên của Trung Quốc, cũng được biết đến với nhiều thương vụ lớn thâu tóm startup nước ngoài đình đám để mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng sự hiện diện cũng như tăng cường sức ảnh hưởng trên thị trường quốc tế.

Ngoài Mercedes, các tỷ phú Trung Quốc đã đổ tiền vào đâu? - Ảnh 3.

Tỷ phú Ma Huateng của Tencent. Ảnh: SCMP.

Thương vụ thâu tóm nổi bật của Tencent trong năm 2017 là khoản đầu tư 1,4 tỷ USD mua cổ phần của sàn thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ Flipkart và 1,1 tỷ USD vào startup gọi xe Ola của Ấn Độ nhằm cạnh tranh với Uber.

Ông chủ Alibaba không tiếc tiền đi thâu tóm

Trong vài năm qua, cùng với Ma Huateng, ông chủ tập đoàn Alibaba - Jack Ma, tỷ phú giàu thứ 2 Trung Quốc - cũng không ngừng tìm cách mở rộng đế chế từ thương mại điện tử, truyền thông, thanh toán trực tuyến, dịch vụ điện toán đám mây cho đến giải trí. Chỉ trong 3 năm từ 2015 đến 2017, tập đoàn này đã chi hơn 30 tỷ USD vào các thương vụ đầu tư.

Không chỉ bành chướng tại Trung Quốc, các “xúc tu” của Alibaba còn liên tục toả ra các thị trường khác trên thế giới, trong đó có Mỹ, châu Âu và cả các nước láng giềng châu Á.

Năm 2017 đánh dấu năm đầu tư ra nước ngoài mạnh nhất của tập đoàn tỷ phú Jack Ma với tổng mức vốn rót vào các startup ngoài Trung Quốc nhiều chưa từng thấy.

Tiếp nối khoản đầu tư 1,1 tỷ USD thâu tóm cổ phần trang thương mại điện tử Lazada của Rocket Internet vào tháng 8/2016, tháng 4/2017, Alibaba tiếp tục rót 1 tỷ USD nâng tỷ lệ sở hữu tại Lazada từ 51% lên 83%.

Ngoài Mercedes, các tỷ phú Trung Quốc đã đổ tiền vào đâu? - Ảnh 4.

Ông chủ tập đoàn Alibaba Jack Ma. Ảnh: Fortune.

Tháng 8 cùng năm, tập đoàn này tiếp tục dẫn đầu một vòng gọi vốn trị giá 1,1 tỷ USD rót vào Tokopedia – sàn thương mại điện tử được mệnh danh là “Taobao của Indonesia”.

Thương vụ đầu tư vào Tokopedia sẽ giúp Alibaba mở rộng thị phần tại Indonesia và lập liên minh thương mại điện tử Tokopedia và Lazada ở Đông Nam Á, đáp ứng gần như mọi nhu cầu của người mua sắm trực tuyến với hàng hoá từ các thương hiệu nổi tiếng cho tới tiểu thương.

Đổ tiền vào bóng đá

Không chỉ thâu tóm các nhãn hàng, các tỷ phú Trung Quốc cũng không ngại bỏ ra hàng tỷ USD để mua cổ phần của nhiều câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng. Năm 2016, tập đoàn Suning Holdings Group của tỷ phú Zhang Jindong chi 289 triệu USD để nắm 69% cổ phần của câu lạc bộ Inter Milan của Italy. Cùng năm, đối thủ của Inter Milan là AC Milan cũng rơi vào tay một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc trong thương vụ trị giá gần 800 triệu USD.

Theo tờ Telegraph, việc phát triển thông qua thâu tóm các công ty khác tiềm ẩn nhiều khó khăn và thách thức với tỷ lệ thất bại lên tới 60%.

Tuy nhiên, với mục tiêu mở rộng thị trường và sản phẩm, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, các công ty Trung Quốc có tham vọng xây dựng một chuỗi các thương hiệu toàn cầu. Tờ báo Anh cũng nhận định các công ty Trung Quốc hiện nay được trang bị tốt hơn so với thế hệ trước, có khả năng quản lý những quy trình phức tạp hậu thâu tóm, sáp nhập.

Theo Phương Anh (zing.vn)
Liên tiếp các chuyến tàu cập bến Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đầu năm 2025

Liên tiếp các chuyến tàu cập bến Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đầu năm 2025

Điểm đến hấp dẫn 11:19

Đây là những tín hiệu lạc quan cho thấy đóng góp quan trọng của du lịch tàu biển trong cơ cấu phát triển ngành du lịch Quảng Ninh.

Dân văn phòng tất bật sắm Tết và tranh thủ săn thưởng mỗi ngày cùng Trà Xanh Không Độ

Dân văn phòng tất bật sắm Tết và tranh thủ săn thưởng mỗi ngày cùng Trà Xanh Không Độ

Tiêu dùng 11:18

Tranh thủ giờ nghỉ trưa, Khánh Vân (NVVP) đi xem quà Tết vì buổi tối thường tan làm lúc 20h, cô khó có thể mua sắm thoải mái, kịp giờ cửa hàng mở cửa.

Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 ngàn tỉ, tăng 20,3% so với cùng kỳ

Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 ngàn tỉ, tăng 20,3% so với cùng kỳ

Ngân hàng 11:18

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục.

Công ty CP Phân bón Bình Điền: Chung sức nông dân ra đồng, chung lòng gìn giữ thanh âm dân tộc

Công ty CP Phân bón Bình Điền: Chung sức nông dân ra đồng, chung lòng gìn giữ thanh âm dân tộc

Sản xuất - Kinh doanh 11:17

Bông Lúa Vàng 2024 chính thức tìm ra quán quân, đánh dấu 31 năm Phân bón Bình Điền đồng hành chắp cánh tài năng Cải lương - món ăn tinh thần của người nông dân.

Hiểu lầm mà hầu hết người cao tuổi gặp phải khi có vấn đề về rối loạn bài tiết

Hiểu lầm mà hầu hết người cao tuổi gặp phải khi có vấn đề về rối loạn bài tiết

Thị trường 11:00

Vì hiểu lầm hoặc e ngại, không ít người gặp vấn đề rối loạn bài tiết đã lựa chọn sai sản phẩm thấm hút gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Đừng để bẫy trực tuyến đánh lừa nhà bán hàng dịp Tết!

Đừng để bẫy trực tuyến đánh lừa nhà bán hàng dịp Tết!

Thị trường 10:00

Cận Tết là dịp các đối tượng lừa đảo hoạt động mạnh trên không gian mạng, không chừa nhóm đối tượng nào, trong đó có các nhà bán hàng.

“Chiến lược” sắm Tết thông minh

“Chiến lược” sắm Tết thông minh

Thị trường 09:34

Những ngày giáp Tết bộn bề và tiền nong rủng rỉnh do thưởng, lương tháng 13 rất dễ khiến người tiêu dùng tiêu hoang.