VnMoney
28/07/2020 16:20

Lựa chọn kinh doanh “Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao” của Techcombank dưới góc nhìn tài chính

Techcombank được đánh giá là một ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản và nền tảng vốn mạnh mẽ, khả năng sinh lời ổn định. Sự thành công của Techcombank có sự đóng góp quan trọng từ lựa chọn kinh doanh mang tên “Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao”.

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank với đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) ở mức Ba3 giữa lúc thị trường gặp nhiều thách thức do tác động của Covid-19.

Tổ chức này cũng giữ nguyên mức tiền gửi nội tệ dài hạn và nhà phát hành nội, ngoại tệ dài hạn của Techcombank ở Ba3, mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất ngang trần tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.

Theo Moody's, mức đánh giá tín dụng cơ bản Ba3 phản ánh khả năng sinh lời vững chắc, chất lượng tài sản ổn định và nền tảng vốn mạnh mẽ của Techcombank.

Lợi nhuận cao đến từ đa dạng hóa nguồn thu

Trong báo cáo xếp hạng tín nhiệm, Moody's cho biết tỉ suất sinh lời trên tài sản hữu hình của Techcombank ở mức 2,6% trong quý I, cao nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam mà đơn vị này thực hiện đánh giá.

Nếu loại bỏ ảnh hưởng của chi phí dự phòng rủi ro, tỉ lệ doanh thu trước dự phòng trên tài sản hữu hình của Techcombank đạt 4,0% trong quý I-2020, tăng từ mức 3,4% của quý I-2019 do được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh của thu nhập từ lãi (tăng gần 23% so với cùng kỳ), phí ròng và thu nhập từ hoa hồng (tăng 73%).

Theo tổ chức xếp hạng này, thu nhập từ phí đóng góp tới 14% tổng doanh thu của Techcombank trong quý I-2020, thông qua hoạt động bán bảo hiểm (bancassurance) và kinh doanh trái phiếu, bao gồm cả tư vấn phát hành trái phiếu cho khách hàng doanh nghiệp lớn và phân phối trái phiếu doanh nghiệp dưới hình thức quản lý tài sản cho khách hàng thu nhập cao.

Lựa chọn kinh doanh “Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao” của Techcombank dưới góc nhìn tài chính - Ảnh 1.

"Techcombank tăng trưởng ổn định trên thị trường vốn nợ nhờ việc hỗ trợ các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu, đáp ứng nhu cầu tài chính dài hạn của họ và sau đó phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nhỏ lẻ có giá trị tài sản ròng cao", Moody’s đánh giá.

Theo lãnh đạo Techcombank, trong 3 tháng đầu năm, tăng trưởng doanh thu lõi của Techcombank đạt 29%, cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của ngành và gấp hơn ba lần so với ngân hàng có vốn nhà nước.

Có được con số doanh thu và lợi nhuận này là do ngân hàng thực hiện đa dạng hóa nguồn thu, trọng tâm là những thu nhập ngoài lãi, từ các loại phí chủ chốt như từ thẻ, bảo hiểm, hay là về phát hành trái phiếu cùng những dịch vụ ngân hàng giao dịch nói chung cho các doanh nghiệp.

Giải thích thêm về dịch vụ của Techcombank, ông Phùng Quang Hưng, Giám đốc điều hành Techcombank, cho hay ngân hàng tập trung vào chất lượng dịch vụ, những hoạt động giao dịch cơ bản hằng ngày của khách hàng để tạo sự tiện lợi cho khách hàng.

"Nhờ vậy, chúng tôi tạo ra cơ sở khách hàng mà trong ngân hàng gọi là có tính kết dính và tạo ra CASA cao. Tỉ lệ CASA đó giúp cho NIM và chi phí huy động vốn của Techcombank được tối ưu", ông Hưng chia sẻ.

Tăng trưởng lợi nhuận bền vững trong 5 năm qua dựa trên việc đa dạng hóa nguồn thu là minh chứng tốt nhất cho sự thành công của Techcombank khi luôn kiên định đi theo định hướng "Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao".

Năm 2020, trong bối cảnh các nhà băng khác để ngỏ khả năng sụt giảm lợi nhuận trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì Techcombank vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 13.000 tỉ đồng, tăng nhẹ so với năm trước. Với kế hoạch này, ngân hàng đang tiếp tục hướng tới vị trí "á quân" lợi nhuận trên toàn hệ thống, chỉ sau Vietcombank và đứng đầu trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

Lựa chọn kinh doanh “Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao” của Techcombank dưới góc nhìn tài chính - Ảnh 2.

Các chỉ tiêu tài chính của Techcombank (Nguồn: Moody's)

Rủi ro thấp nhờ cấu trúc vững vàng của nguồn vốn và tài sản

Moody's nhận định Techcombank sở hữu cấu trúc nguồn vốn vững chắc, trong khi các rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay được đảm bảo bởi các tài sản có tính thanh khoản cao.

Báo cáo của Moody’s cho biết Techcombank có tỉ lệ Vốn chủ sở hữu hữu hình/Tài sản có rủi ro (tỉ lệ TCE) cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được tổ chức này đánh giá. Ngân hàng cũng không có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019, qua đó giúp tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu.

Tính đến cuối năm 2019, tỉ lệ TCE của Techcombank theo Basel II đạt 13,8%, tăng từ mức 13,4% vào cuối năm trước. Trước đó, trong năm 2018, tăng trưởng vốn nội bộ của Techcombank cũng đạt 17% vượt xa mức tăng trưởng 11% của tài sản có rủi ro.

Tuy nhiên, Moody's dự báo tỉ lệ TCE của Techcombank sẽ ở mức thấp hơn trong hai năm tới do xu hướng tăng trưởng của hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng này.

Lựa chọn kinh doanh “Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao” của Techcombank dưới góc nhìn tài chính - Ảnh 3.

Một số chỉ tiêu an toàn vốn của Techcombank (Nguồn: Moody's)

Tại thời điểm cuối tháng 3-2020, tiền gửi khách hàng chiếm 60% tài sản Techcombank, trong khi nguồn huy động từ thị trường chiếm 21%. Phần lớn nguồn huy động từ thị trường của Techcombank đến từ tiền gửi và vay trên thị trường liên ngân hàng (chiếm 78%).

Số liệu của Moody's cho thấy đến cuối quý I-2020, tổng tiền gửi của Techcombank tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và chủ yếu đến từ các khách hàng nhỏ lẻ (đóng góp 77%). Phần lớn tiền gửi của ngân hàng là các khoản tiền gửi có kỳ hạn, mặc dù tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi chi phí thấp vẫn tăng đều đặn từ mức 15% vào cuối năm 2013 lên 31% vào cuối tháng 3-2020.

Lựa chọn kinh doanh “Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao” của Techcombank dưới góc nhìn tài chính - Ảnh 4.

Cấu trúc quỹ thị trường của Techcombank tính đến ngày 31-3-2020 (Nguồn: Moody's)

Đến cuối quý I, tài sản thanh khoản của ngân hàng ở mức 35% tổng tài sản có, tương đương cuối năm 2019. Trong đó, các loại tài sản thanh khoản chất lượng cao như tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và trái phiếu chính phủ chiếm 11%.

Các tài sản thanh khoản khác nằm dưới dạng tiền gửi, cho vay trên thị liên ngân hàng và chứng khoán đầu tư được phát hành bởi các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trong nước.

Cùng thời điểm, các khoản cho vay có vấn đề của Techcombank chiếm 2,1% tổng dư nợ đã điều chỉnh, thấp hơn mức 2,3% vào cuối năm 2019. Theo định nghĩa của Moody’s, các khoản vay có vấn đề bao gồm nợ xấu (NPL) , nợ cần chú ý và trái phiếu do VAMC phát hành.

Dư nợ có vấn đề của Techcombank đã giảm 6% trong quý I-2020 do ngân hàng thực hiện xóa 693 tỉ đồng nợ xấu.

Lựa chọn kinh doanh “Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao” của Techcombank dưới góc nhìn tài chính - Ảnh 5.

Cấu trúc nợ xấu của Techcombank trong thời gian gần đây (Nguồn: Moody's)

Rủi ro liên quan đến bất động sản được hóa giải như thế nào?

Mặc dù đánh giá cao về chất lượng tài sản và sức khỏe nguồn vốn, tuy nhiên Moody’s cho rằng Techcombank cũng cần lưu ý đến các rủi ro liên quan đến lĩnh vực bất động sản, do tính chất chu kỳ của ngành nghề này.

Theo Moody’s, sự bùng nổ của Techcombank tại mảng vay bất động sản trong những năm qua được thể hiện qua quy mô dư nợ liên quan đến lĩnh vực này tăng 4 lần trong năm 2019, chiếm 22% danh mục vay từ mức 8% vào cuối năm 2018.

Để giảm thiểu rủi ro này, ngân hàng đã tập trung cung cấp các khoản vay ngắn hạn và tài trợ vốn lưu động cho khách hàng doanh nghiệp. Trong danh mục cho vay bán lẻ của Techcombank, tỉ trọng cho vay mua nhà chiếm tới 81%.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên 2020, giải đáp thắc mắc của cổ đông liên quan đến rủi ro trong lĩnh vực bất động sản, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết, bất động sản là lĩnh vực từ 5 năm trước đã được ngân hàng xác định ưu tiên vì lĩnh vực này có những lợi thế và có phát triển nhanh trong những năm vừa qua. Đây cũng là lĩnh vực mà ngân hàng có thể tập trung phát triển, kiểm soát tốt rủi ro.

"Tôi cho rằng sự lựa chọn của Techcombank là hợp lý. Nhìn vào kết quả kinh doanh những năm qua, có thể thấy hiệu quả chiến lược này", ông Hồ Hùng Anh chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Hùng Anh, tất cả khách hàng mà Techcombank lựa chọn đều là khách hàng lớn có uy tín hàng đầu trên thị trường, có thu nhập và khả năng trả nợ tốt.

"Techcombank luôn đi theo định hướng "Rủi ro thấp - Lợi nhuận cao" nên luôn lựa chọn khách hàng tốt. Thay vì làm việc với 10 khách hàng thì chúng tôi chỉ chọn làm việc với 3 khách hàng tốt nhất", ông Hùng Anh giải thích.

Lấy ví dụ về lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, Chủ tịch Techcombank cho biết Sun Group và Vingroup hiện nay chiếm khoảng 70% thị phần, nên ngân hàng chọn là khách hàng chính.

"Tôi không nghĩ ngân hàng cần phát triển thêm 5-10 khách hàng để có thêm 5%-10% thị phần. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào những khách hàng lớn chiếm thị phần chi phối, và tập trung đem lại cho họ giải pháp toàn diện trên nền tảng công nghệ ", ông nói.

Đối với lo ngại về nguy cơ thị trường bất động sản đóng băng, ông Hùng Anh nhấn mạnh, Techcombank luôn chuẩn bị những kịch bản thị trường khác nhau. Đồng thời, các hệ số an toàn theo Basel II của ngân hàng đều rất cao so với mặt bằng chung.

"Cổ đông hoàn toàn có thể yên tâm khi hệ số CAR của chúng ta hiện tại lên tới 16%. Techcombank là một trong những ngân hàng có tỉ lệ an toàn vốn cao nhất thị trường", Chủ tịch Hồ Hùng Anh nhấn mạnh.

Bích Ngọc
từ khóa :

Viết bình luận

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sản phẩm 14:37

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Sắp khai mạc triển lãm ngành giấy, bao bì, điện, năng lượng, tự động hóa

Sắp khai mạc triển lãm ngành giấy, bao bì, điện, năng lượng, tự động hóa

Thị trường 14:36

Từ ngày 8-5 đến 10-5, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo tỉnh Bình Dương sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế Giấy và Bao bì Việt Nam - VPPE 2024 và Triển lãm Quốc tế ngành Điện, Năng lượng, Máy móc thiết bị công nghiệp, Tự động hóa Việt Nam lần 3 - EMA Vietnam 2024.

Ban Biên tập Báo Người Lao Động chúc mừng Kỷ niệm 67 năm thành lập BIDV

Ban Biên tập Báo Người Lao Động chúc mừng Kỷ niệm 67 năm thành lập BIDV

Thông tin nhanh 14:11

Nhân Kỷ niệm 67 năm thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, Ban Biên tập Báo Người Lao Động trân trọng gửi lời chúc mừng đến Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên BIDV lời chúc thành công và phát triển bền vững.

LOTTE Mart triển khai loạt chương trình khuyến mại lớn mừng lễ 30-4 và 1-5

LOTTE Mart triển khai loạt chương trình khuyến mại lớn mừng lễ 30-4 và 1-5

Khuyến mại 14:11

Đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân nhân dịp lễ 30-4 và 1-5, hệ thống siêu thị LOTTE Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Đại tiệc Lễ to - Không lo về giá” áp dụng cho nhiều ngành hàng, giảm giá lên đến 50%.

2.700 cây lim được trồng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho Việt Nam thêm xanh

2.700 cây lim được trồng tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho Việt Nam thêm xanh

Doanh nghiệp 13:33

2.700 cây xanh được gieo trồng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc thông qua chương trình trồng cây "TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh".

Đạo diễn Đức Đỗ: “Thiên nhiên Hồ Tràm cho tôi chất liệu để thực hiện Charm Fantasea 2024”

Đạo diễn Đức Đỗ: “Thiên nhiên Hồ Tràm cho tôi chất liệu để thực hiện Charm Fantasea 2024”

Nhịp sống 10:00

Là đạo diễn sân khấu cho nhiều sự kiện hoành tráng, sôi động nhưng Đức Đỗ tự nhận mình là người sống lowkey (lối sống giản dị, trầm tĩnh). Những chương trình do anh đạo diễn không đơn thuần làm mãn nhãn người xem mà còn luôn ẩn chứa thông điệp sâu sắc.