VnMoney
10/12/2017 11:45

Góp tiền với chị gái, tôi thành đồng sở hữu 3 căn hộ trong 6 năm

Chị gái góp phần nhiều hơn nên tôi để chị đứng tên và hưởng tiền thuê hai căn nhà.

Hợp tác cùng chị gái nên chị Nguyễn Bình (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã mua được nhà và có phần góp chung trong 2 căn hộ khác. Dưới đây là kinh nghiệm của chị Bình:

Trước đây, gia đình tôi sống ở căn nhà bỏ trống của bố mẹ ở quận Đống Đa nhưng năm 2011, cơ quan tôi chuyển về quận Cầu Giấy, khá xa nơi ở hiện tại. Hai con tôi khi đó còn khá nhỏ (cháu gái 3 tuổi, cháu trai một tuổi). Chồng đi nước ngoài, bố mẹ chồng và bố mẹ tôi sống ở quê và ngoại ô Hà Nội nên tôi thấy rất bế tắc, không biết xoay xở làm sao lo cho hai cháu.

Lương của tôi khoảng 14 triệu một tháng, cuối năm có thêm khoản thưởng 30-40 triệu. Chồng tôi mới đi làm ở nước ngoài, thu nhập cao so với trong nước nhưng chi tiêu bên đó cũng đắt đỏ nên chưa tích lũy được nhiều.

Khi ấy, chị gái tôi đang làm kinh doanh khá thuận lợi. Chị bảo, tôi cứ tìm dự án nào thích hợp gần cơ quan, bỏ tiền tiết kiệm để mua một căn, chị sẽ hỗ trợ phần còn thiếu.

Cuối năm đó, tôi tìm được một căn chung cư rộng 103 m2 ở quận Cầu Giấy có giá là 2,3 tỷ đồng. Tôi đề nghị với chị gái cùng góp vốn và đồng sở hữu căn nhà. Tuy nhiên, chị bảo: "Chị em là phải tin nhau, em cứ đứng tên nhà". Dù là chị em thân thiết hơn 30 năm nhưng tôi vẫn quá bất ngờ vì sự tin tưởng của chị.

Góp tiền với chị gái, tôi thành đồng sở hữu 3 căn hộ trong 6 năm - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Hai vợ chồng tôi gom góp và đi vay mượn người quen để đóng trả góp. Tới hạn nộp từng đợt, tôi và chị gái chia đôi số tiền phải nộp. Có lần tôi chưa "xoay" kịp tiền, chị lại đóng dùm tôi luôn. Tới ngày nhận nhà, tổng số tiền tôi đã nộp là một tỷ, còn chị gái góp phần nhiều hơn là 1,3 tỷ đồng.

Chuyển vào nhà mới ở, hai vợ chồng tôi đều biết ơn chị vì đã giúp tôi có được một nơi ở tiện lợi, vừa lo được cho con, vừa đảm bảo công việc cơ quan. Hai vợ chồng nhịn ăn nhịn mặc, chồng hạn chế về Việt Nam để tiết kiệm tiền vé máy bay, quà cáp. Cứ dành dụm được một khoản, chúng tôi lại gửi trả cho chị.

Tới năm 2014, tôi thấy một dự án bán nhà ở quận Bắc Từ Liêm có những căn nhỏ tầm 60 m2. Khi ấy, khu vực này còn chưa phát triển sầm uất như bây giờ nhưng các tòa văn phòng quanh đó cũng đã khá nhiều. Tôi dự đoán nhà sẽ có thể lên giá nên bàn với chị chung tiền mua tiếp.

Cách thức góp vốn vẫn như cũ (mỗi người 50%) nhưng chị gái tôi đứng tên nhà. Căn hộ 60 m2 có tổng số tiền là 1,5 tỷ đồng. Tôi và chồng chi tiêu tằn tiện và vay người quen những khoản nhỏ dễ trả 10-20 triệu đồng để trả góp.

Khi nhà hoàn thành, chúng tôi mua sắm nội thất đầy đủ, cho người Hàn Quốc thuê được 11 triệu đồng một tháng. Tôi để chị hưởng hết phần tiền thuê này bởi vẫn còn nợ chị tiền mua căn nhà đang ở và biết ơn chị đã hỗ trợ mình. Lúc chúng tôi mua, nhà có giá 25 triệu đồng một m2, hiện tại, giá tầm 29 triệu.

Mỗi tháng tôi để dành được khoảng 5-7 triệu, còn ông xã gom góp để dành được 300-400 triệu mỗi năm. Tới đầu năm 2017, vợ chồng tôi đã hoàn thành được việc trả nợ cho căn thứ hai và chỉ còn nợ chị một ít tiền mua căn thứ nhất.

Cùng lúc này, chị tôi lại đề nghị mua chung một căn hộ 70 m2 giá 1,7 tỷ ở quận Hai Bà Trưng. Đó không phải chung cư cao cấp nhưng lại rất gần khu mua sắm, vui chơi nhiều tiện ích. Bởi vậy, chỉ mới gần một năm, dù nhà chưa hoàn thành nhưng giá đã tăng từ 25 triệu lên 27 triệu một m2. Tôi đề nghị chị gái bán sang tay luôn để đỡ gánh nặng nợ nần nhưng chị bảo nếu đợt nào tôi chưa có tiền, chị sẽ lấy phần tiền thuê căn thứ hai sang trả nợ giùm. Tôi nói chị đứng tên căn hộ này luôn, coi như phần góp của tôi là để chị vay mua nhà. Nếu sau này chị bán, chia lại cho tôi phần đã đóng là được. Còn nếu nhà cho thuê, chị cũng sẽ nhận phần tiền thuê luôn.

Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là tới ngày nhận căn nhà thứ 3, nhiều lúc tôi thấy như mơ vì mới chỉ sau 6 năm mà đã có nhà riêng lại có chung phần góp trong 2 căn khác.

Tôi biết nhiều gia đình bất hòa vì chuyện chung tiền làm ăn, mua nhà nên càng thấy may mắn hơn vì chị em tôi đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.

Tôi nghĩ, nếu muốn quan hệ bền vững, phải sống biết điều, nhận của ai cái gì thì cũng phải biết đền ơn. Dù chị gái tôi giàu có nhưng tôi luôn cố gắng để trả nợ sớm nhất có thể, để chị hưởng phần lợi xứng đáng.

Về trường hợp người thân cùng nhau mua bất động sản, luật sư Kiều Anh Vũ (Đoàn Luật sư TP HCM) tư vấn:

Nhiều người vì quen thân, tin tưởng nên đã góp tiền mua chung nhà đất. Việc thỏa thuận mua chung bất động sản là thỏa thuận dân sự và được pháp luật thừa nhận. Luật Đất đai 2013 quy định: "Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận. Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện".

Việc góp tiền mua chung nhà đất tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ xảy ra tranh chấp. Rủi ro thường thấy là nhiều người mua chung nhưng chỉ để một người đứng tên, lại không có thỏa thuận rõ ràng. Bởi vậy, người mua chung không đứng tên trên giấy chứng nhận có thể không thực hiện được quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung do bị người đứng tên trên giấy chứng nhận cản trở.

Cũng có trường hợp mặc dù được xác định là chủ sở hữu chung, cùng có tên trên giấy chứng nhận nhưng họ lại không thống nhất được việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung nên cũng dẫn đến tranh chấp, thưa kiện.

Để hạn chế rủi ro và phòng ngừa tranh chấp trong việc góp tiền mua chung nhà đất, điều quan trọng nhất là các bên phải có sự thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản. Bạn cần thỏa thuận rõ phần đóng góp, tỷ lệ sở hữu của mỗi bên; ghi tên các bên vào giấy chứng nhận (nếu chỉ để một người đại diện thì phải có văn bản thỏa thuận về việc này); thỏa thuận các vấn đề về quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung.


Theo VnExpress
TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

TP HCM vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Ngân hàng 14:55

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán trên tuyến metro, đánh dấu việc hiện đại hóa giao thông công cộng, đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt.

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Điều bất ngờ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:20

CT UAV mang đến Triễn lãm mẫu Prototype tỷ lệ 1/6 của dòng máy bay không người lái chở người CT-2W1, được thiết kế và phát triển bởi LAB của CT UAV (CT Group).

Cú bắt tay 500 triệu USD  phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Cú bắt tay 500 triệu USD phát triển năng lượng mặt trời áp mái

Sản xuất - Kinh doanh 14:19

Thỏa thuận được ký kết giữa CT Solar Homes (thành viên CT Group) và các doanh nghiệp quốc tế: Novaren ASIA, Novasia Energy, Groupe Duval, Ukko Renewable, SAPI.

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

CT Semiconductor: Tự chủ công nghệ trong ngành bán dẫn là vô cùng quan trọng

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CT Semiconductor gây chú ý khi không những giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến mà còn nêu bật tinh thần vươn lên làm chủ công nghệ.

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tín chỉ Carbon cho các đơn vị Quốc phòng – Điểm mới tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sản xuất - Kinh doanh 14:18

CCTPA giới thiệu 6 loại sản phẩm Tín chỉ Carbon (TCCB) đa dạng cho các đơn vị Quốc phòng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Quốc phòng Việt Nam.

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Khách hàng dùng TPBank Mastercard GO, trải nghiệm metro miễn phí ngay từ lúc này

Ngân hàng 11:35

Khách hàng chạm thẻ thanh toán quốc tế TPBank Mastercard GO tại cổng soát vé ở các nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 để thanh toán không tiền mặt tiện lợi

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Gieo triệu mầm cây Unilever phủ xanh ngôi nhà chung Việt Nam

Doanh nghiệp 20:00

Mỗi năm, tại Việt Nam, hàng triệu mầm cây được trồng mới để nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn và giảm tác hại biến đổi khí hậu.