Khởi công xây dựng cầu Bạch Đằng 2, dự án quan trọng kết nối Tân Uyên với Đồng Nai và làm gia tăng giá trị bất động sản cho cả khu vực.
Vì sao Tân Uyên tiềm năng?
Thị xã Tân Uyên hiện đang sở hữu hệ thống hạ tầng khá đồng bộ, giao thông kết nối tốt với các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Về kinh tế, những năm gần đây Tân Uyên luôn tăng trưởng ở mức hai con số với hơn 1.205 doanh nghiệp trong nước, tổng vốn đăng ký hơn 13.300 tỉ đồng và 598 doanh nghiệp nước ngoài, tổng vốn đăng ký hơn 4 tỉ USD, đang hoạt động.
Sau thời gian tập trung đầu tư, Tân Uyên đã trở thành một đô thị sầm uất, các khu công nghiệp trở thành điểm đến của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước như Nam Tân Uyên, Nam Tân Uyên mở rộng, Uyên Hưng, Phú Chánh, Sóng Thần 3, Đất Cuốc... Đây là cơ sở để Tân Uyên đặt mục tiêu lên thành phố vào năm 2023, mở ra triển vọng tươi sáng cho lĩnh vực bất động sản.
Bình Dương hiện có 2,4 triệu dân; quy mô kinh tế lớn thứ 3 cả nước với GRDP năm 2021 đạt 408.861 tỉ đồng, chỉ sau TPHCM và Hà Nội. Dân số Bình Dương tập trung đông nhất tại thành phố Thuận An với 617.587 người. Gần đây Tân Uyên bất ngờ vượt lên với số dân tương đương thành phố Dĩ An, lần lượt đạt 416.408 người và 491.051 người, trong khi thành phố Thủ Dầu Một chỉ có 341.830 người. Đây cũng là tứ giác phát triển, đóng góp lớn vào thành tựu của tỉnh Bình Dương và thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cũng như dân cư đến sinh sống. Phần lớn cơ sở hạ tầng quan trọng và các "đại gia" đều tập trung phát triển ở khu vực tứ giác này như Gouco Land, Tokyu, Aeon Mall, Vingroup, VSIP, Mapletree, Central Retail…
Không gian sống hiện đại của khu đô thị 5F Capella.
Điều đáng nói, trong khi kinh tế và dân số phát triển mạnh thì các đô thị lớn của Bình Dương lại đang khan hiếm quỹ đất phát triển dự án nhà ở, nhất là phân khúc đất nền và nhà liền thổ. Quan sát cho thấy, nhu cầu mua đất tự xây nhà hay mua nhà xây sẵn tại đây rất lớn. Một phần nguyên nhân do thói quen của người dân; một phần khác do biên độ tăng giá đất nền, nhà phố cao hơn so với căn hộ nên thu hút nhiều nhà đầu tư. Mặt bằng giá nhà, đất vì thế cũng liên tục lập đỉnh mới.
Chẳng hạn, tại các dự án Uni Mall Center, Hana Garden Mall, BenCat City Zone, Bình Dương Avenue City, Victory City… mặt bằng giá đã tăng 20-30% chỉ sau từ 6 tháng đến 1 năm được công bố ra thị trường. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định tăng trưởng của thị trường đất nền/nhà phố xây sẵn tại Bình Dương là dựa trên nhu cầu thật khi hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, kinh tế phát triển và thu nhập người dân ngày càng cao. Đặc biệt, biên độ tăng giá tốt hơn ở những khu vực đang phát triển nhiều khu công nghiệp và hoàn thiện hạ tầng như Tân Uyên, Phú Giáo…
Đất nền vẫn là "khẩu vị" của nhà đầu tư
Theo báo cáo tổng kết thị trường bất động sản 2021 vừa được DKRA công bố, nguồn cung phân khúc đất nền tại TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An giảm đến 47% so với năm 2020. Dự báo năm 2022 phân khúc đất nền sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư, sức cầu tiếp tục tăng trưởng tốt. Trong khi đó, nguồn cung đất nền vẫn tiếp tục khan hiếm, chủ yếu là các dự án nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ về hạ tầng và tiện ích.
Dự báo của DKRA khá trùng hợp với những gì đang diễn ra tại thị trường bất động sản Bình Dương, đặc biệt là tại Tân Uyên. Khảo sát cho thấy hiện nay chỉ một số ít doanh nghiệp đang làm thủ tục pháp lý dự án tại đây nhưng khó có thể đưa sản phẩm ra thị trường ngay trong năm 2022. Đây cũng chính là "điểm nghẽn" đã kéo dài khá lâu khiến thị trường thiếu hụt nguồn cung, càng khiến giá đất tăng mạnh.
Khu công nghiệp phát triển dày đặc, mang lại lợi thế cho bất động sản Tân Uyên.
Một điểm đáng chú ý đối với bất động sản Bình Dương nói chung là thanh khoản cũng như biên độ tăng giá cao nhất là ở xung quanh các khu công nghiệp và các dự án hạ tầng đang triển khai. Tân Uyên đang trở thành điểm nóng đầu tư bất động sản bởi hội tụ tất cả những yếu tố này. Cụ thể, bên cạnh các khu công nghiệp nói trên, trên địa bàn Tân Uyên còn đang xây dựng một loạt dự án giao thông lớn như đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một, đại lộ Nam Tân Uyên, Vành đai 4, cầu Bạch Đằng 2… chính quyền còn dự kiến chi hơn 22.000 tỉ đồng (khoảng 1 tỉ USD) trong thời gian tới để nâng cấp diện mạo đô thị. Sự ra đời của KCN VSIP 3 hay các dự án của Vingroup sẽ tiếp tục cộng hưởng tạo nên sự phát triển hưng thịnh, chắp cánh cho Tân Uyên.
Theo giới kinh doanh bất động sản, khi Tân Uyên lên thành phố, giá nhà, đất sẽ bật tăng ít nhất gấp đôi như từng diễn ra với Thuận An hay Dĩ An, từ mức 17-20 triệu đồng/m2 nhảy lên 40 – 45 triệu đồng/m2. Gần đây nhất, việc thành lập thành phố Thủ Đức cũng đã khiến giá nhà, đất lập tức lập đỉnh mới, từ 40-50 triệu đồng/m2 tăng lên 80-100 triệu đồng/m2 ở các vị trí chiến lược. "Đây là lý do quan trọng giúp Tân Uyên đang trỗi dậy mạnh mẽ, thu hút dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản", giám đốc một sàn môi giới lớn khẳng định.
Trên thực tế, dù tiềm năng lớn nhưng giá nhà, đất tại Tân Uyên hiện nay chỉ mới bằng chưa đến một nửa so với Thuận An, Dĩ An nên nhiều nhà đầu tư đang dồn về tìm kiếm cơ hội. Điển hình tại khu đô thị 5F Capella tọa lạc trên đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một, liền kề KCN Nam Tân Uyên, vừa được Hệ thống 5F công bố, chỉ sau vài ngày đã phủ kín ưu tiên 3. Theo tìm hiểu, khách hàng mua sản phẩm 5F Capella trong đợt 1 chỉ phải đóng 498 triệu đồng kèm chương trình khuyến mãi hấp dẫn như tặng ngay 1.000 USD, chiết khấu 10% tổng giá trị. Chưa hết, khách hàng còn được hưởng cùng lúc 2 chương trình rút thăm may mắn trúng xe Toyota Camry, Honda SH, Honda Air Blade, Yamaha Sirius cùng hàng chục giải thưởng lớn khác.