VnMoney
27/09/2018 14:01

Alibaba và Tencent bắt đầu cuộc đua dịch vụ gửi tiền ở Đông Nam Á

Trước đây người dân trong khu vực Đông Nam Á muốn gửi tiền giữa các nước thường phải dùng các dịch vụ truyền thống như Western Union hay Moneygram. Còn hiện nay thứ duy nhất họ cần là chuyển tiền vào ví điện tử.

Alibaba và Tencent hiện nay đang là 2 công ty công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc , không chỉ nhờ sản phẩm mạng xã hội hay dịch vụ thương mại điện tử mà còn ở năng lực hệ thống thanh toán của họ.

Người dân Trung Quốc đang sử dụng Alipay và WeChat Pay cho mọi nhu cầu của mình và cả 2 công ty này bắt đầu nghĩ đến việc đưa dịch vụ của mình ra ngoài Trung Quốc.

Thị trường gần nhất được nhắm đến là Đông Nam Á . Mới đây cả Alibaba và Tencent cùng mở dịch vụ chuyển tiền giá rẻ, cho phép công nhân Indonesia và Philippines ở Hong Kong có thể gửi tiền về nhà nhanh và rất dễ dùng.

Alibaba và Tencent bắt đầu cuộc đua dịch vụ gửi tiền ở Đông Nam Á - Ảnh 1.

Ví điện tử Alipay của Alibaba

Đông Nam Á đang có khoảng 600 triệu dân nhưng số lượng tài khoản ngân hàng mà người dân ở đây có lại rất ít. Đây trở thành cơ hội cho các dịch vụ chuyển tiền không cần tài khoản tại ngân hàng.

Dịch vụ tài chính Ant Financial của Alibaba đã gọi việc mở dịch vụ chuyển tiền từ Hong Kong là “xuất phát điểm quan trọng trong chiến lược thúc đầy việc thống nhất các dịch vụ tài chính trên toàn cầu”.

Với WeChat Pay, mọi chuyện có vẻ khó khăn hơn. Dịch vụ này đang phải nỗ lực hết mình để có người dùng bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc nhưng đại diện dịch vụ cho biết: “mọi thứ đều có tiềm năng”.

Nhưng khác với việc chuyển tiền qua lại giữa các ví điện tử, việc chuyển tiền giữa các nước lại khó khăn hơn nhiều vì các quy định pháp lý. Do vậy cả 2 công ty này đều phải làm việc với một công ty tài chính có tên EMQ có trụ sở tại Hong Kong. Công ty này được phép thực hiện chuyển tiền và là đối tác của nhiều ngân hàng ở Đông Nam Á.

Đối với người gửi tiền, họ chỉ cần chuyển tiền vào ví điện tử sau đó chọn chuyển về nước. Còn người nhận có thể tới bất kỳ đâu như ngân hàng hoặc điểm dịch vụ để nhận tiền. Cả Alibaba và Tencent đều đang miễn phí chuyển.

Cạnh tranh bằng giá

Ngoài việc đang miễn phí chuyển tiền, tỷ giá chuyển qua các dịch vụ của công ty Trung Quốc đang hấp dẫn hơn ngân hàng.

Khi chuyển tiền qua WeChat, 1 HKD đổi được 6,8 Peso còn khi dùng ngân hàng thì chỉ được 6,79 peso và người đổi tiền sẽ mất thêm 25 HKD tiền phí. Và đây là vấn đề với các công nhân Đông Nam Á tại Hong Kong.

Với các dịch vụ chuyển tiền truyền thống như Moneygram hay Western Union, phí chuyển tiền từ Hong Kong đi các nước dao động trong khoảng 15 HKD đến 200 HKD. Giá đắt được lý giải do các dịch vụ này đang sở hữu mạng lưới điểm giao dịch rộng khắp, bị kiểm soát bởi nhiều quy định pháp lý của các nước.

Các công ty công nghệ Trung Quốc chọn cách liên doanh với các hệ thống tài chính tại địa phương, ví dụ WeChat làm việc với chuỗi cửa hàng cầm đồ Cebuana và Palawan tại Philippines để có cơ sở cho người dùng đến nhận tiền. Còn Ant Finance đang làm việc với dịch vụ thanh toán di động của Philippines là Gcash.

Nhiều chuyên gia cho rằng mô hình hợp tác như vậy hoàn toàn có thể nhân rộng tại các nước khác.

Mục tiêu cuối cùng của các dịch vụ này vẫn là theo dõi được hoạt động của các khách hàng Trung Quốc, mở rộng danh sách các điểm chấp nhận dịch vụ ngoài lãnh thổ Trung Quốc và tăng hiệu quả từ các ví điện tử.

Riêng Ant Financial trong tháng 6 đã huy động được 14 tỉ USD cho hoạt động mở rộng ra quốc tế của mình.

Tại Việt Nam, mặc dù hoạt động liên quan đến tài chính của 2 công ty công nghệ lớn của Trung Quốc vấn chưa hiện diện rõ ràng nhưng Tencent cũng đã xuất hiện tại thị trường ở thị trường trong nước như một ví điện tử và có các trương trình kích cầu khách hàng.

Theo Tùng Linh (Bizlive)
Công ty EPS bảo đảm vận hành an toàn, hiệu quả nhà máy

Công ty EPS bảo đảm vận hành an toàn, hiệu quả nhà máy

Doanh nghiệp 11:20

Công ty EPS vừa ký kết gia hạn hợp đồng Dịch vụ quản lý vận hành Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4.

Điện lực TP HCM bảo mật thông tin khách hàng như thế nào ?

Điện lực TP HCM bảo mật thông tin khách hàng như thế nào ?

Doanh nghiệp 11:20

Cùng với xu thế cá nhân hóa dịch vụ khách hàng, điện lực thành phố đã và tiếp tục hoàn thiện những công cụ mang lại tiện ích tốt nhất để khách hàng trải nghiệm.

Hậu Giang, Bạc Liêu rộn ràng ngày Quỹ Nam Phương khánh thành 2 cây cầu mới

Hậu Giang, Bạc Liêu rộn ràng ngày Quỹ Nam Phương khánh thành 2 cây cầu mới

Hoạt động cộng đồng 10:56

Sau hơn 3 tháng xây dựng, 2 chiếc cầu mới mang tên Khang Đức và Khang Phú chính thức được Quỹ Nam Phương và chương trình Kiến Tạo Nhịp Cầu khánh thành.

Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Herbalife đồng hành Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất năm

Dinh dưỡng – Sức khỏe 14:45

Trở thành nhà tài trợ chính thức của các Đội tuyển bóng đá Quốc Gia Việt Nam từ năm 2021, Herbalife luôn đồng hành cùng các cầu thủ trên sân cỏ.

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Tầm nhìn “Borderless Future” - Tương lai không biên giới tại Unilever Việt Nam

Doanh nghiệp 14:00

Ngày 19-11, Unilever Việt Nam trở lại đường đua và dẫn đầu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Năng lượng tích cực của các creators trên TikTok

Văn hóa – Giải trí 10:00

Dù lĩnh vực theo đuổi khác nhau, nhưng creator (nhà sáng tạo) ứng viên của TikTok Awards Việt Nam 2024 đã truyền tải được nguồn năng lượng tích cực

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons

Văn hóa – Giải trí 22:38

Imagine Dragons tạo cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, xác nhận Việt Nam là điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM