VnMoney
07/06/2014 14:00

10 khách sạn nâng cấp tốn kém nhất thế giới

(NLĐO) - Những khách sạn xa xỉ luôn mang lại cảm giác đặc biệt cho những người khách lưu trú. Nhưng thậm chí ngay cả những khách sạn trang trọng bậc nhất cũng cần được được trùng tu, nâng cấp khi trở nên lỗi thời

Dưới đây là 10 khách sạn chi tiền mạnh nhất sau khi nâng cấp để trở nên “lung linh”, hấp dẫn du khách.

10. Khách sạn Gritti Palace, Venice (Ý)

Khách sạn xây dựng từ thế kỷ thứ 15 này không phải được đặt tên theo người chủ đầu tiên. Andrea Gritti là tên vị thẩm phán của thành phố Venice từng sống trong khách sạn vào thế kỷ 16. Cuối thế kỷ 19, khách sạn được một người chủ mới mua lại và đổi tên thành Grand Hotel. Nhưng mãi đến khi đổi chủ một lần nữa vào năm 1947 và có tên gọi như hiện tại, khách sạn mới trở nên nổi tiếng và trở thành biểu tượng của sự sang trọng.

Nguồn ảnh: hospitalitynet.org
Nguồn ảnh: hospitalitynet.org

Sau năm 1947, khách sạn Gritti từ một công trình lỗi thời trở thành điểm đến của nhiều nhà văn, họa sĩ và diễn viên điện ảnh được xem là những “biểu tượng văn hóa” như Hemingway, John Ruskin, Woody Allen…

Nhà thiết kế nội thất người Mỹ Chuck Chewning đã được giao nhiệm vụ cải tổ bên trong khách sạn và chính ông đã đưa khách sạn Gritti trở lại thời hoàng kim. Số tiền nâng cấp khách sạn năm 2012 tiêu tốn đến 52 triệu USD

9. Khách sạn Peninsula, Hồng Kông

Dù mang tên Peninsula, nghĩa là bán đảo, nhưng khách sạn sang trọng này không nằm trên mặt nước. Được khánh thành năm 1928 với khung cảnh nhìn ra bến cảng rất đẹp, phục vụ những người Anh chiếm đóng thành phố này làm tô giới hoặc những thương nhân giàu có, những nghệ sĩ giải trí.

Nguồn ảnh: internationaltravellermag.com
Nguồn ảnh: internationaltravellermag.com

Dự án nâng cấp khách sạn vừa được thực hiện vào năm 2013 với số tiền 60 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các dịch vụ công nghệ. Hiện nay, khách sạn sở hữu những căn phòng trang bị công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới với tivi kết nối internet không dây miễn phí, tivi 3D, âm thanh nổi, đầu đĩa Blu-ray, những máy tính bảng điều khiển ánh sáng và đóng mở rèm cửa.

8. Khách sạn Westin New York Grand Central, New York (Mỹ)

Khách sạn này đã đổi chủ và được nâng cấp năm 2012 với chi phí lên tới 75 triệu USD. Các căn phòng đều được sửa sang để mang phong cách của thương hiệu của tập đoàn khách sạn Westin (ông chủ mới của nơi này) như: rèm, chăn và gối đều mang tông màu beige hoặc nâu để tạo cảm giác ấm áp, dễ chịu khi khách nghỉ ngơi. Đồ nội thất, rèm cửa và thảm trong khách sạn cũng được thay mới hoàn toàn.

Nguồn ảnh: wilsonassociates.com
Nguồn ảnh: wilsonassociates.com

7. Khách sạn Loews Regency, Manhattan (Mỹ)

Chủ tịch của khách sạn Loews Regency- ông Jonathan Tisch- vốn là người trưởng thành từ chính khách sạn này. Do đó, việc thay đổi diện mạo và chất lượng phục vụ của khách sạn với ông mang dấu ấn ý thích cá nhân khá nhiều. Để thực hiện điều này, ông cho đóng cửa khách sạn trong suốt 1 năm.

Nguồn ảnh: thedesignsoc.com
Nguồn ảnh: thedesignsoc.com

Ông Tisch chú trọng duy trì “linh hồn” và quá khứ huy hoàng của khách sạn bởi nơi đây đã từng được các nhân vật quan trọng như Công nương Grace và hoàng tử Rainer của Công quốc Monaco, các diễn viên huyền thoại như Elizabeth Taylor và Richard Burton…chọn làm nơi nghỉ ngơi.

Chi phí nâng cấp khách sạn này lên tới 100 triệu USD và hoàn tất năm 2014.

6. Khách sạn El Encanto, Santa Barbara (Mỹ)

Được xem là “khu nghỉ mát sang trọng biệt lập”, khách sạn miền Nam bang California này đã mất đến 7 năm để hoàn tất quá trình nâng cấp trùng tu toàn bộ từ trên xuống dưới vào năm 2013. Suốt thời gian đó khách sạn đã đóng cửa không hoạt động, một điều có vẻ như vô lý nếu nhìn từ góc độ kinh doanh.

Nguồn ảnh: mrandmrssmith.com
Nguồn ảnh: mrandmrssmith.com

Ban đầu tập đoàn khách sạn Orient Express- đơn vị sở hữu khách sạn El Encanto ước tính công tác trùng tu để nâng khách sạn thành một điểm đến hạng sang chỉ cần kinh phí khoảng 20 triệu USD, nhưng rồi họ nhanh chóng nhìn ra thêm nhiều thứ cũng cần phải cải tạo sao cho khách sạn vừa biểu tượng cho tinh thần của những thập niên trước, vừa mang nét hiện đại của thế kỷ 21. Chi phí nâng cấp cuối cùng bị đội lên 134 triệu USD.

5. Khách sạn Le Lutetia, Paris (Pháp)

Bắt đầu từ năm nay, khách sạn Le Lutelia tại Paris (Pháp) sẽ bước vào quá trình trùng tu dài 3 năm và dự kiến mở cửa trở lại vào năm 2017. Chi phí dự trù khoảng 137 triệu USD.

Những vị khách quen thuộc của không gian mang tính biểu tượng này đang rất trông đợi những sự thay đổi và xem việc nâng cấp khách sạn là một ý tưởng tuyệt vời.

Nguồn ảnh: bullytravel.com
Nguồn ảnh: bullytravel.com

Khách sạn từng là nơi nghỉ ngơi thư giãn của những nhà văn nổi tiếng như James Joyce, Antoine de Saint-Exupéry, André Gide cùng nhiều nhân vật nổi tiếng khác như danh họa Pablo Picasso hay tướng Charles de Gaulle. Được xây theo lối kiến trúc Art-Deco thanh lịch, quyến rũ, khách sạn Le Lutetia cũng có bề dày lịch sử khi từng bị sĩ quan Đức chiếm dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

4. Khu khách sạn Vancouver Habitat (Canada)

Khu khách sạn này tọa lạc trong khu dân cư phía đông thành phố Vancouver và nằm trong số những khách sạn toàn phòng đơn lâu đời nhất. Những năm gần đây, khu khách sạn này còn được trưng dụng làm nơi cư trú cho những người nghèo, trong khi khu vực lân cận là hình ảnh của một “khu đèn đỏ” vì là nơi ở của những người sống bằng trợ cấp thất nghiệp, gái mại dâm và những người nghiện ma túy.

Nguồn ảnh: Metronews.ca
Nguồn ảnh: Metronews.ca

Số tiền 144 triệu USD để nâng cấp khu khách sạn này được Chính quyền thành phố Vancouver chi trả để thực hiện các công tác trùng tu cần thiết nhất, bao gồm việc dỡ bỏ các ống dẫn, mái ngói bằng amiăng, nâng cấp hệ thống sưởi và hệ thống ống nước, nhà bếp và tăng không gian sinh hoạt. Mọi việc sẽ hoàn tất vào năm 2016.

3. Khách sạn MGM Grand, Las Vegas (Mỹ)

Las Vegas luôn được biết đến như kinh đô của sự hào nhoáng, quyến rũ và khách sạn này được xem như một trong những biểu tượng cho sự xa xỉ ở đây. Khách sạn đã trải qua 11 tháng trùng tu toàn bộ 4,200 phòng và các khu vực hạng sang của tòa nhà chính, tiêu tốn hết 160 triệu USD.

Nguồn ảnh: pitchengine.com
Nguồn ảnh: pitchengine.com

Tuy nhiên, con số 160 triệu này chưa bao gồm chi phí xây thêm nhà hàng chi nhánh của Hakkasan Quảng Đông ở London kết hợp với một hộp đêm 5 tầng, một CLB hài kịch và nâng cấp triệt để hệ thống sòng bạc.

2. Khách sạn The Savoy, London (Anh)

Được trùng tu kịp lúc phục vụ mùa Thế vận hội 2010 với chi phí hơn 260 triệu USD, khách sạn The Savoy mất 2 năm để nâng cấp và là một trong những khách sạn lớn nhất London hiện nay.

Được biết đến như thiên đường giải trí mang phong cách hoàng gia, khách sạn nổi tiếng bên dòng sông Thames này đã tu sửa toàn bộ phòng ốc, trong đó có 58 phòng hạng sang có khung cảnh nhìn ra bờ sông. Ngoài ra, khách sạn còn được xây thêm một phòng hai giường cao cấp rộng 310 m2, rộng hơn cả nhà riêng của rất nhiều người, với tên gọi Royal Suite (phòng hoàng gia).

Nguồn ảnh: Reuters

Nguồn ảnh: Reuters

 

1. Khách sạn Hyatt Regency, New Orleans (Mỹ)

Siêu bão Katrina tàn phá nặng nề cả bang New Orleans (Mỹ) năm 2005 đã khiến khách sạn Hyatt Regency “ngốn” kinh phí tu sửa cao ngất ngưởng lên tới 275 triệu USD và đóng cửa xây dựng lại trong vòng 6 năm.

Nguồn ảnh: via architectsandartisans.com
Nguồn ảnh: via architectsandartisans.com

Trong quá trình xây mới, khách sạn cũng có nhiều đổi khác so với trước đây. Ngoài việc thay thế hàng trăm cửa sổ bị bão thổi tung, khách sạn cũng được bổ sung thêm nhiều phòng mới, nâng tổng số phòng hiện tại lên thành 1200 phòng.

Ban giám đốc khách sạn cũng cho xây phòng họp và khu triển lãm rộng gấp đôi so với trước đây, đồng thời trang hoàng lại lối ra vào với những bậc thang xoắn ốc và chính giữa là một đèn chùm lộng lẫy.

Ngân Thương (theo The Richest)

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.